Những ai yêu những sáng tác của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng thì sẽ biết được hai chủ đề lớn mà ông theo đuổi chính là: tình yêu quê hương đất nước và tình cảm lứa đôi. Người hâm mộ biết đến ông không chỉ là một người viết tình ca buồn với những ca từ da diết và giai điệu thì nức nở như oán thán. Mà còn nhớ đến ông – Người “cha đẻ” của nhiều tình khúc quê hương nhẹ nhàng và sâu lắng. Ông để lại cho nền âm nhạc Việt Nam vô số sáng tác “để đời”, không chỉ vang danh thời kỳ trước năm 1975 mà cả sau đó cho đến hiện tại, những ca khúc của ông vẫn được nhiều người yêu thích và đón nhận.
“ĐƯA EM VÀO HẠ” là một ca khúc tha thiết yêu thương của tác giả, nó là nhạc khúc tiêu biểu cho dòng nhạc quê hương trong tuyển tập sáng tác của Trầm Tử Thiêng. Bài hát không chỉ chứa đựng những nỗi buồn, những tiếng thở lời than, mà nó còn là một lời cầu nguyện chân thành và tha thiết từ một người lính chiến, cầu mong cho quê hương đang chìm trong ʟửᴀ đạɴ, thoát khỏi cảnh tượng tan hoang, mở ra một kỷ nguyên chỉ toàn là lý tưởng tự do và hòa bình.
“Mùa hè năm nay anh sẽ đưa em rời phố chợ đôi ngày
Qua miền xa mà nghe rừng thiêng gọi lá
Tiếng nỉ tiếng non khi chiến trường nằm im thở khói
Đứa bé nhìn cha đang chờ giặc dưới giao thông hào
Tìm về xa xôi em sẽ thương những vùng đất lở sông bồi
Bạn bè em giờ đây người sương người gió
Chí cả trót mang nên chẳng cần về thăm trường cũ
Có đứa từ lâu nay vẫn còn đi biệt chưa về
Quê hương đâu nắng hạ cũng buồn
Nước sông ngăn đôi sơn hà còn gì em còn gì đâu
Mùa hạ qua mau đi nữa đi anh trên con đường quê hương mịt mùng
Thương những chiều nắng dọi bờ sông…”
Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Đưa Em Vào Hạ do ca sĩ Duy Khánh trình bày.
Mấy ai khi nghe những ca từ cùng cách xưng hô “anh” – “em” trong bài hát có thể nghĩ đến đây là một bài ca quê hương, bởi cách gọi ngọt ngào, ngôn từ quá đỗi thân quen. Dùng cách xưng hô này, tác giả như đang kể cho chúng ta một câu chuyện tình dài tập, dọc theo chuyến hành trình đó có sông, có núi, có sương, có gió và có cả những ly biệt.
“Mùa hè năm nay anh sẽ đưa em rời phố chợ đôi ngày, qua miền xa mà nghe rừng thiêng gọi lá…” – “Chợ đôi” chính là hình ảnh đất nước ta lúc bấy giờ, chìm trong sương khói ʟửᴀ đạɴ, nhiều gia đình bị chia cắt, cảnh nhà hoang tàn như chợ, mọi thứ chỉ toàn tạm bợ không hề có sự cố định. “Rừng thiêng” lại chính là sự đối lập, nơi rừng xanh thiên nhiên tươi mát, nơi sự sống tái sinh, đây là viễn cảnh tương lai khi đất nước ta lấy tại Tổ quốc, lập nên nền hòa bình cho dân tộc. Mang quê hương từ nơi hoang tàn, đổ nát của cнιếɴ тʀᴀɴн để đến nơi huyền ảo, núi xanh bạt ngàn. Đây có lẽ là ước mơ của hàng vạn con người trên mảnh đất hình chữ S yêu dấu này.
Thêm một điều ước nhỏ nhoi nữa là tìm về nơi xa xôi, đưa “em” vượt qua bao nhiêu núi đồi sạt lở để gặp gỡ lại những người thân yêu, thăm lại những người bạn đã cũ, những người vì lời thề hẹn, gìn giữ nước non mà đã ra đi vẫn chưa có ngày hẹn trở lại.
“….Mùa hè năm nay anh sẽ ru em tròn giấc ngủ trên ngàn
Em nằm mê mà nghe niềm tâm sự réo
Trăm họ ước mơ mơ mái nhà chiều khói lửa ấm
Lứa tuổi tròn hai mươi tìm lại những đêm ân tình
Mùa hè năm nay anh sẽ đưa em vòng khắp cả hý trường
Nghe người ca bài ca lời thương lời nhớ
Chén tiễn chén đưa cho rã rời một đêm hẹn ước
Rước áo tìm vui nơi chiến trường có bạn có thù…”
Lặng nhìn “em” đơn côi, hiu quạnh trong đống điêu tàn, lòng người chiến sĩ cũng xót xa khôn nguôi. Anh đã hứa rất nhiều, hứa rằng mùa hè này sẽ ru em để giấc em thêm tròn, không còn nghe những tiếng ʙoм đạɴ mà ru em bằng những bếp lửa ấm áp nơi mỗi gia đình. Anh hứa rằng sẽ đưa em vòng khắp cả hý trường, người người ngợi ca em có những chiến sĩ hùng dũng chiến đấu.
“…Thương em đi gót nhẹ chân mềm
Bước trên quê hương điêu tàn
Lặng nhìn em bồi hồi thêm
Dù hạ qua mau anh vẫn đưa em
cuối con đường quê hương bùn mềm
Thương những người ԍιếт ԍιặc ngày đêm.”
Lời hứa hẹn dành cho quê hương của mình, ông hứa rằng sẽ đưa quê hương mình thoát ra khỏi viễn cảnh máu tanh lửa đạn, mang vùng đất đã trở nên điêu tàn này đến với tương lai tươi sáng hơn. Và ông cũng gửi đôi lời thân thương với những đồng chí đã chiến đấu vô cùng anh dũng, không quảng ngày đêm để giành lại nền hòa bình trên mảnh đất thân thương này.
Bài hát “ĐƯA EM VÀO HẠ” được trình bày rất thành công bởi các danh ca, ca sĩ nổi tiếng thời bấy giờ. Ca sĩ Duy Khánh đem lại cho bạn cảm giác đau thương đến xé lòng bởi giọng ca trầm buồn của mình; Thanh Tuyền thì lại truyền tải được cái tha thiết, cái da diết trong từng câu từ và giai điệu; Hương Lan lại truyền đạt được những cảm xúc chân thật đến người nghe, như đặt mỗi người nghe vào khung cảnh tiền chiến thời điểm ấy; còn với ca sĩ Chế Linh cho ta càng thêm thấm thía thế nào gọi tâm tình quặn thắt từng cơn của tác giả, ông đã đặt mình vào vị trí của tác giả để hát nên những ca từ xót xa ấy. Mỗi người mỗi vẻ, nhưng đều mang cho người hâm mộ một ca khúc với trọn vẹn ý nghĩa.
Trích lời bài hát Đưa Em Vào Hạ:
Mùa Hè năm nay anh sẽ đưa em rời phố chợ đôi ngày.
Qua miền xa mà nghe rừng thiêng gọi lá.
Tiếng nỉ tiếng non khi chiến trường nằm im thở khói.
Đứa bé nhìn cha đang chờ giặc dưới giao thông hào.
Tìm về xa xôi em sẽ thương những vùng đất lở sông bồi.
Bạn bè em giờ đây người sương người gió.
Chí cả trót mang nên chẳng cần về thăm trường cũ.
Có đứa từ lâu nay vẫn còn đi biệt chưa về.
Quê hương đau nắng Hạ cũng buồn.
Nước sông ngăn đôi sơn hà.
Còn gì em, còn gì đâu!
Mùa Hạ qua mau, đi nữa đi anh chỉ con đường quê hương mịt mùng.
Thương những chiều nắng dọi bờ sông.
Mùa Hè năm nay anh sẽ ru em tròn giấc ngủ trên ngàn.
Em nằm mê mà nghe niềm tâm sự réo.
Trăm họ ước mơ mơ mái nhà chiều khơi lửa ấm.
Lứa tuổi tròn hai mươi tìm lại những đêm ân tình.
Mùa Hè năm nay anh sẽ đưa em vòng khắp cả hý trường.
Nghe người ca bài ca lời thương lời nhớ.
Chén tiễn chén đưa cho rã rời một đêm hẹn ước.
Rứt áo tìm vui nơi chiến trường có bạn có thù.
Thương em đi gót nhẹ chân mềm,
bước trên quê hương điêu tàn.
Lặng nhìn em, bồi hồi thêm!
Dù Hạ qua mau, anh vẫn đưa em cuối con đường quê hương bùn mềm.
Thương những người ԍιếт ԍιặc ngày đêm.