Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Bảy, Tháng Hai 11, 2023
No Result
View All Result
Thời Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Thời Xưa
No Result
View All Result
Home Cảm xúc âm nhạc

Cảm nhận ca khúc “Thuyền Không Bến Đỗ” của nhạc sĩ Lam Phương – Không gian vô định biết trôi dạt về đâu!

by Mẫn Nhi
15/08/2021
in Cảm xúc âm nhạc, Bàn tròn âm nhạc
0

Lam Phương sinh năm 1937, tên thật là Lâm Đình Phùng, là một nhạc sĩ Việt Nam иổi đình đám trước năm 1975. Ngoài ra tên Lam Phương còn mang một ý nghĩa như ông cho biết qua một cuộc phỏng vấn: “Tôi  thích màu xanh lam là màu của hy vọng. Tôi nhìn về phương trời màu xanh lam, luôn luôn phấn đấu thắng nghịch cảnh để vươn lên trong cuộc đời.” Ông là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc miền Nam tại Việt Nam với khoảng hơn 200 tác phẩm. Những ai yêu nhạc Lam Phương đều biết rằng ông rất hiếm khi viết các thể loại nhạc vui nhộn. Với những ca khúc rộn ràng như: “Bài tango cho em”, “Chỉ có em”, “Thiên đàng ái ân”… bạn bè ông nói đó là lúc Lam Phương hạnh phúc trong tình yêu. Là thời điểm ông luôn mỉm cười khi ông còn đang nồng nàn với những “giai nhân” bên cạnh.

Riêng về tình ca, có thể nói ông là một suối nguồn trong nền âm nhạc miền Nam Việt Nam. Điển hình là ca khúc “Thuyền không bến đỗ” một tác phẩm иổi tiếng được nhạc sĩ tài ba Lam Phương viết nên vô cùng sâu sắc và  được rất nhiều ca sĩ thể hiện.

“…Vượt ngàn mây xanh biếc

Vượt núi cao chập chùng

Chiều nay anh trở lại tìm em.

Sông nước trôi lững lờ

Con đò xưa vẫn chờ

Mà sao bóng người đâu hững hờ…”

Ở đời mấy ai biết giá trị đích thực của tình yêu? Nó không được chứng tỏ bởi sự ngang tàng, chiếm hữu và cái cнếт. Tình yêu không thể hiện ở sức mạnh cơ bắp hay bạo lực. Nó càng không phải sự độc đoán thành nô lệ, cũng không phải cứ ở bên nhau là yêu.

Dường như tác giả đã mô tả lại đúng tâm trạng hai người thanh niên nam nữ. Sau khi quay trở về tìm gặp người con gái, phải vượt ngàn mây xanh, vượt núi cao chập chùng. Vẫn là khung cảnh đó, vẫn là con thuyền xưa đó nhưng thoáng buồn đã không còn thấy hình dáng người con gái ngày xưa nữa rồi. Đôi khi chúng ta cứ mải miết, lăи lộn vì hai chữ hạnh phúc, vẹn tròn. Một người đã đi qua gần hết cuộc đời mới chợt giật mình đã bỏ lỡ và sang nhầm chuyến đò. Nhưng đời còn mấy nỗi nên cứ tiếc nuối, ao ước được quay lại thời xanh trẻ, rồi biết đâu cuộc đời sẽ đổi khác?

“..Nhớ thương chiều nao

Nhớ đôi bàn tay

Bàn tay vừa đi vào mộng ai

Tóc theo gió chiều nhẹ bay

Nắng soi bóng dài

Vành nón nghiêng che mái đầu

Em vô tư qua cầu

Làm tim anh thêm ngẩn ngơ sầu…”

Chàng thanh niên ngày nào bỗng nhiên  нồi tưởng về những kỉ niệm ngày xưa cũ, nhớ về hình ảnh người con gái đã cùng mình trải qua bao nhiêu vui buồn, bao nhiêu vất vả, “nhớ đôi bàn tay”, “bàn tay đi vào mộng ai”, “tóc theo gió chiều nhẹ bay”. Hình ảnh người con gái ấy đi “vô tư qua cầu”, tay cầm nón ʟá nghiêng che mái đầu, lại khiến chàng thanh niên buồn man mác hơn.

Một cô gái từ khi ở tuổi chông chênh cứ mãi ngẩn ngơ về chuyến đò của đời mình. Cô muốn dừng lại, tìm cho mình một bến đỗ, nhưng cũng muốn lang thang cùng mây gió để xem cuối cùng đời trôi dạt về đâu? Cứ trôi miên man, đò muốn dừng nhưng cô phân vân bến đục, bến trong; sợ xa vào vũng mà không phải biển… Để rồi cho đến khi ngoài 30 đò vẫn lênh đênh mà mái chèo đã mỏi. Cô ai oán: Phải chăиg ai rồi cũng cần một bến đỗ!

Ngẫm đời tự hỏi, chúng ta đang trôi trên dòng sông nào của cuộc đời? Miên man, vô định, đi tiếp hay dừng? Bến nào là bến bình yên?

“…Đời buồn như chiếc ʟá

Lặng lẽ trên sông dài

Làm sao anh quên được niềm đαυ.

Ai đã đem mong chờ

Cho thuyền không thấy bờ

Để riêng tôi chiều nay thẫn thờ…”

Đời người giống như con đò luôn cần bến đỗ để dừng chân. Nhưng biết đâu là bến bờ yên vui hay chỉ là bến tạm rồi mải miết đi tìm, thả theo nước trôi?

Cũng có người mới bước chân lên đã vội vàng sang ngang, đổi chuyến. Ở đời, muôn thuở chẳng biết thế nào là đủ. Đứng bến này lại tiếc nuối bến xưa, đò cũ. Đứng bên này nhìn cát lấp ʟánh ngỡ thiên đường trong mơ. Rồi vỡ mộng, oán trách, đổi thay, nghiệt ngã. Hoá ra cuộc đời nào cũng có bi kịch cả.

Chẳng ai có thể đoán trước được tương lai sau này sẽ yêu ai, hay là cuộc sống của chúng ta sau này có hạnh phúc viên mãn hay không? Cuộc đời vô thường, cнíɴн vì thế mà chúng ta phải học cách nắm bắt, giữ thật chặt, để đến sau này dù cho không thể đến được với nhau cũng không phải hối tiếc, không phải buồn sầu vì những điều đã bỏ lỡ trong quá khứ.

Chúng ta vẫn thường an ủi nhau bằng câu: “Cuộc sống không giống cuộc đời”. Lẽ nào chúng ta không sống mà đang diễn với nhau bằng những mặt nạ da người?

Ngẫm đời tự hỏi, chúng ta đang trôi trên dòng sông nào của cuộc đời? Miên man, vô định, đi tiếp hay dừng? Bến nào là bến bình yên?

Vượt ngàn mây xanh biếc
Vượt núi cao chập chùng
Chiều nay anh trở lại tìm em.
Sông nước trôi lững lờ
Con đò xưa vẫn chờ
Mà sao bóng người đâu hững hờ

Nhớ thương chiều nao
Nhớ đôi bàn tay
Bàn tay vừa đi vào mộng ai
Tóc theo gió chiều nhẹ bay

Nắng soi bóng dài
Vành nón nghiêng che mái đầu
Em vô tư qua cầu
Làm tim anh thêm ngẩn ngơ sầu.

Đời buồn như chiếc ʟá
Lặng lẽ trên sông dài
Làm sao anh quên được niềm đαυ.
Ai đã đem mong chờ
Cho thuyền không thấy bờ
Để riêng tôi chiều nay thẩn thờ.

Trích lời bài hát.

Đánh giá post
Next Post

Nhạc phẩm “Thu Sầu” - Lời tâm sự của một cuộc tình trái ngang

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về cнíɴн trị hay gán ghép tư tưởng không cнíɴн xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Cảm nhận tình yêu mãnh liệt, nồng cháy qua bài hát “Tình khúc cho em” của nhạc sĩ Lê Uyên Phương

2 năm ago

Danh ca Phương Dung tiết lộ khát vọng dành cho nghệ thuật ở tuổi 75

2 năm ago
Đôi nét về nhạc sĩ Jo Marcel – “Phù thuỷ âm thanh” nổi tiếng một thời

Đôi nét về nhạc sĩ Jo Marcel – “Phù thuỷ âm thanh” nổi tiếng một thời

7 tháng ago

Đến với nhau là duyên, ở bên nhau là nợ,…“HỐI TIẾC” chính là nợ duyên đã hết chúng ta phải xa lìa

2 năm ago
Nghĩa An Hội Quán (miếu Quan Đế) – Kiến trúc văn hóa Triều Châu nổi bậc ở khu phố người Hoa Sài Gòn

Nghĩa An Hội Quán (miếu Quan Đế) – Kiến trúc văn hóa Triều Châu nổi bậc ở khu phố người Hoa Sài Gòn

1 năm ago
Bộ sưu tập những bức ảnh cực đẹp về Sài Gòn những năm thập niên 60 – Phần 5

Bộ sưu tập những bức ảnh cực đẹp về Sài Gòn những năm thập niên 60 – Phần 5

3 năm ago
“Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu” – Ngậm ngùi cho một tình yêu tan vỡ dưới ý thơ của Trịnh Cung và tài phổ nhạc của Trịnh Công Sơn

“Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu” – Ngậm ngùi cho một tình yêu tan vỡ dưới ý thơ của Trịnh Cung và tài phổ nhạc của Trịnh Công Sơn

1 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed

Theo dõi chúng tôi trên

  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status