Trong số các nhạc sĩ viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước và chủ đề về mẹ. Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ để lại trong ta những dấu ấn khó phai mờ. Những ca khúc nổi tiếng của ông viết về tình yêu quê hương và về mẹ có thể kể đến như: Bông Hồng Cài Áo, Chuyến Tàu Về Quê Ngoại, Bến Nước Tình Quê,…. Và một ca khúc để lại dấu ấn sâu sắc với khán giả đó là Bóng Mát.
Bài hát “Bóng Mát” viết về tình yêu, quê hương và lòng mẹ, nói về nỗi tiếc nuối về những ngày ấu thơ tươi đẹp nơi quê nhà yêu dấu đã qua. Nhạc sĩ cũng nhắc đến trong bài những hình tượng quê hương đặc trưng nhất, bình dị nhất, như là cây đa trường cũ, bóng tre xanh, ngõ trúc… vốn rất thân thuộc với nhiều người từng được lớn lên ở chốn đồng quê.
Còn đâu nữa! còn đâu nữa! tiếng hát ca dao ru tôi vào đời
Còn đâu nữa! còn đâu nữa! tiếng hót chim non cây đa trường cũ,
Với bóng tre xanh đong đưa nhịp võng,
Biết không em? biết không em?
Đã cho tôi bóng mát cuộc đời
Còn đâu nữa! còn đâu nữa! ngõ trúc trăng lên rong chơi hội làng
Còn đâu nữa! còn đâu nữa! tiếng sáo lang thang theo chim về núi,
Gió ngát hoa cau trong đêm dần tối,
Mãi đi hoang, mãi lang thang,
Lỡ quên di bóng mát cuộc đời
Ở đoạn đầu tiên, tình yêu gia đình, quê hương được nhắc đến với những ca từ mộc mạc nhất. Nỗi niềm nhớ thương, nuối tiếc dâng tràn trong lòng vì những ký ức cũ, những ký ức đến trong tuổi thơ tươi đẹp nhưng giờ đây nó chẳng thể nào quay lại nữa. Tiếng hát ca dao qua lời ru dịu dàng và ân cần của người mẹ từ thuở nằm nôi đã cho ta những ấm áp đầu tiên trong cuộc đời. Nhớ thương và quý trọng công lao của mẹ đã tần tảo, hy sinh cả đời cho con.
Còn đâu nữa tiếng hót thánh thót của những chú chim non, biết tìm đâu hình bóng cây đa trường cũ, bóng tre xanh đong đưa nhịp võng. Những ngày xưa ấy bên mái trường, bên gốc đa và bóng tre làng đã không còn nữa, ta luyến tiếc, vấn vương nhưng biết tìm đâu nữa. Rằng em biết không, tất cả những điều ấy đã nuôi dưỡng bản thân ta thành một con người hoàn chỉnh và cho ta bóng mát vào đời. Nhưng tuổi thơ êm đềm được bao bọc bởi những điều quen thuộc giờ đây chỉ còn lại trong nỗi nhớ. Khi đã qua rồi ta mới biết trân quý hơn những điều giản đơn đó, những điều đã mang đến bóng mát bình yên cho cuộc đời. Những lời hát “Còn đâu nữa” liên tục lặp lại để thấy niềm nuối tiếc to lớn khi nghĩ về những ngày tháng đầy tươi đẹp, nếu biết thế này thì khi ấy đã sống trân trọng hơn từng phút giây.
Ta cũng chẳng thể nào quên những đường xưa lối cũ, nơi “trăng lên rong chơi hội làng”. Ở chốn quê hương thanh bình, ánh trăng như là một người bạn thân nhất của con người, ánh trăng là nguồn sống vĩnh hằng mang đến những hy vọng chói sáng cho cuộc sống tràn đầy hạnh phúc. Khung cảnh lại thêm phần lãng mạn khi có những thanh âm trong trẻo của tiếng sáo và tiếng đàn chim ríu rít trên ngọn đồi. Từng làn gió ngát mùi hương của hoa cau còn mãi trong tâm trí khiến ta chìm đắm mà đôi lúc “lỡ quên đi bóng mát cuộc đời”. Hay phải chăng vì ta mãi chạy theo những điều xa hoa nơi phồn vinh kia mà quên đi những điều quý giá nhất ở nơi bóng mát quê nhà.
Hỡi! phố sầu và tiếng hắc đen, má gầy và nước mắt em,
Mái đình rêu xưa đổ nát với từng nấm mộ hoang.
Hỡi! cánh rừng đầy vết máu loang, lửa hồng và xác chết than,
Hãy trả lại tôi bóng mát của tuổi thơ ngày nào.
Thời điểm này, quê hương đã chịu nhiều mất mát đau thương, những ngày u ám tối tăm kéo dài. Trời xanh và bóng mát của tuổi thơ đã không còn nữa, thay vào đó là hình ảnh “phố sầu và tiếng hắc đen, má gầy và nước mắt em”. Phải chứng kiến mái đình rêu xưa đổ nát với từng nấm mộ hoang, cánh rừng đầy vết máu loang và từng ngọn lửa hồng thiêu đốt quê hương mình khiến lòng quặn đau, căm phẫn.
Từng bước chân nặng nề bơ vơ kiếm tìm lại bóng mát quê hương ngày xưa. Ta lạc lõng một mình giữa bóng tối và tiếng hát xanh xao. Chân sẽ không lạc lối khi tìm về với ánh mắt em, bởi lòng ta đong đầy yêu thương khi có em và trái tim ta không có hận thù. Ta ao ước em trở lại, đến bên ta lần cuối khi cánh chim xanh kia đã mỏi, để cho ta được chìm đắm vào ánh mắt em. Tình yêu tha thiết và cháy bỏng ấy có thể làm xoa dịu đi nỗi đau xưa, để giúp ta tìm lại bóng mát cuộc đời.
Người yêu hỡi! người yêu hỡi! dấu cũ chân chim bơ vơ một mình
Người yêu hỡi! người yêu hỡi! tiếng hát xanh xao đưa tôi vào tối,
Với mắt sao em chân không lạc lối,
bởi thương tôi, bởi thương em, bởi yêu em, nên ghét hận thù
Người yêu hỡi! người yêu hỡi! mỏi cánh chim xanh rung chân ngựa hồng
Người yêu hỡi! người yêu hỡi! hãy đến bên tôi, bên tôi lần cuối,
nước mắt em ngon thơm như dòng suối,
Hãy thương tôi, hãy yêu tôi, hãy cho tôi bóng mát cuộc đời.
“Bóng Mát” là một nhạc phẩm rất hay và sâu sắc, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã đưa ta về với những điều thân thuộc của quê hương, cho ta được cảm nhận niềm vui hạnh phúc và tự hào khi nghĩ về quê hương yêu dấu. Những kỉ niệm cũ thời thơ ấu là tài sản quý giá nhất của một tâm hồn để bước vào đời. Quá khứ ấy từng ngày nuôi dưỡng tâm hồn và hình thành nên cách sống của con người. Lớn lên, mỗi khi người ta gặp khó khăn, lạc lối thường sẽ nhìn lại những điều tuyệt vời ấy để có động lực bước tiếp trong cuộc sống.
Còn đâu nữa! còn đâu nữa! tiếng hát ca dao ru tôi vào đời
Còn đâu nữa! còn đâu nữa! tiếng hót chim non cây đa trường cũ,
với bóng tre xanh đong đưa nhịp võng,
biết không em? biết không em?
đã cho tôi bóng mát cuộc đời
Còn đâu nữa! còn đâu nữa! ngõ trúc trăng lên rong chơi hội làng
Còn đâu nữa! còn đâu nữa! tiếng sáo lang thang theo chim về núi,
gió ngát hoa cau trong đêm dần tối,
mãi đi hoang, maĩ lang thang,
lỡ quên di bóng mát cuộc đời
Hỡi! phố sầu và tiếng hắc đen (?) , má gầy và nước mắt em,
mái đình rêu xưa đổ nát với từng nấm mộ hoang.
Hỡi! cánh rừng đầy vết máu loang, lửa hồng và xác chết than,
hãy trả lại tôi bóng mát của tuổi thơ ngày nào.
Người yêu hỡi! người yêu hỡi! dấu cũ chân chim bơ vơ một mình
Người yêu hỡi! người yêu hỡi! tiếng hát xanh xao đưa tôi vào tối,
với mắt sao êm chân không lạc lối,
bởi thương tôi, bởi thương em, bởi yêu em, nên ghét hận thù
Người yêu hỡi! người yêu hỡi! mỏi cánh chim xanh rung chân ngựa hồng
Người yêu hỡi! người yêu hỡi! hãy đến bên tôi, bên tôi lần cuối,
nước mắt em ngon thơm như dòng suối,
hãy thương tôi, hãy yêu tôi, hãy cho tôi bóng mát cuộc đời
- “Hoa Tím Người Xưa” vẽ lại một câu chuyện tình buồn
- “Bay Đi Cánh Chim Biển” (Đức Huy) – Sự hụt hẫng khi đánh mất tình yêu của một chàng trai mang đầy hoài bão
- Hoài niệm về Sài Gòn xưa qua những tấm ảnh đẹp về gia đình của người Sài Gòn những năm 60-70
- Hồi ức về ẩm thực của Sài Gòn xưa: Món ăn ngon đã bị lãng quên chỉ còn trong dĩ vãng
- Cảm nhận nỗi buồn qua ca khúc “Quê em mùa nước lũ” – Tang thương cả một vùng quê nghèo.