Rồi Paris bắt đầu xuất hiện một số hiện tượng sân khấu nhạc Việt với mục đích bảo tồn văи hóa hứa hẹn sự trở lại mới mẻ của một Lam Phương từng trải. Dù qua bao nhiêu năm thì Ca khúc “Bài Tango cho em” vẫn được nhiều nghệ sĩ lựa chọn trình bày thành côɴԍ nhất.
Lời ca khúc “Bài Tango Cho Em”
Từ ngày có em về
Nhà mình tràn ánh trăng thề
Dòng nhạc tình đã tắt lâu
Tuôn trào ngọt ngào như dòng suối.
Anh yêu phút ban đầu
Đẹp nghiêng nghiêng dáng em sầu
Trong mắt em buồn về mau
Em ơi có khi nào lần gặp đây cho mai sau.
Nhịp bước em thêm lả lơi
Cung điệu buồn chơi vơi
Đôi tâm hồn riêng thế giới.
Mình dìu sát đi em
Để nghe làn hơi cháy trong tim nồng nàn
Tiếc thương chi trời rộng thênh thang
Vương vấn để rồi một đời cưu mang.
Giờ mình có nhau rồi
Đời đẹp vì tiếng em cười
Vượt ngàn trùng qua bể khơi
Dắt dìu cùng về căn nhà mới.
Ta xây vách chung tình
Nhiều chông gai có tay mình
Xin cảm ơn đời còn nhau
Ghi sâu phút ban đầu
Bằng bài tango cho em.
Với nhiều người yêu nhạc Việt trong và ngoài nước thì nhiều bài hát buồn, đẹp, ru lòng người của nhạc sĩ Lam Phương đến nay vẫn luôn được mọi người yêu thích, ngâm nga và hát mãi trên môi.
Sheet nhạc “Bài Tango Cho Em”
“Bài Tango cho em” là một bài hát có giai điệu rất vui tươi, rất nhộn nhịp, ca từ cũng rất lãng mạn, nhưng phải trải qua bao nhiêu buồn phiền trong cuộc sống mới khiến cho Lam Phương có cái nhìn thấu đáo về cuộc đời, về cuộc tình như thế.
Mười lăm năm ở Paris, đắm say trong mối tình với Cẩm Hường đã là nguồn cảm hứng cho nhiều ca khúc иổi tiếng, một lần nữa, đưa Lam Phương trở thành một trong những nhạc sĩ ăи khách bậc nhất ở hải ngoại và cả ở trong nước từ sau năm 1975. Ông đã viết hơn 100 ca khúc chỉ trong vòng 15 năm mà gần như bài hát nào cũng nhanh chóng được biết đến rộng rãi.
- Bản tình ca thời chinh chiến lãng mạn nhất của nhạc sĩ Hàn Châu
- Đôi nét về La Thoại Tân (1937-2008)
- Vi vu Sài Gòn những năm 1969 – 1970 để thấy được sự nhộn nhịp và tươi trẻ của thời xưa
- Vĩnh biệt ‘Thiết cước đại vương’ Trương Kim Hùng – Chàng cua rơ nổi tiếng thập niên 50-60
- Loạt ảnh hiếm hoi về bà Trần Lệ Xuân cùng với sự đổ nát tại Dinh Độc Lập ngày 27/2/1962