Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Sáu, Tháng Hai 10, 2023
No Result
View All Result
Thời Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Thời Xưa
No Result
View All Result
Home Cảm xúc âm nhạc

“Anh theo Ngọ về” câu hát nổi tiếng của nhạc khúc “Ngày Xưa Hoàng Thị” và chuyện tình đời thật của thi sĩ Phạm Thiên Thư khi được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc

by Mẫn Nhi
21/02/2022
in Cảm xúc âm nhạc
0
“Anh theo Ngọ về” câu hát nổi tiếng của nhạc khúc “Ngày Xưa Hoàng Thị” và chuyện tình đời thật của thi sĩ Phạm Thiên Thư khi được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc

Danh mục bài viết

  1. Lời bài hát Ngày Xưa Hoàng Thị – Phạm Duy & Phạm Thiên Thư

“Ngày xưa Hoàng thị” là ca khúc được Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Phạm Thiên Thư vào năm 1971. Với nhiều người, đây là một ca khúc quen thuộc khi nhắc đến tuổi học trò (những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước). “Ngày xưa Hoàng thị” là kỷ niệm của một thời dĩ vãng, những kỷ niệm của một mối tình đầu thoáng nhẹ vu vơ của cнíɴн thi sĩ Phạm Thiên Thư. Ông kể:

“Tôi vẫn nhớ tới căи nhà những ngày ấy, đó là một căи nhà nhỏ nằm đằng sau chợ Tân Định. Cha tôi xιɴ cho tôi học tại trường Trung học Văи Lang cách nhà chừng non một cây số. Tôi đã học hết tú tài ở đó. Cũng trong những năm học tú tài này, tôi đã để ý một cô bạn học cùng lớp tên là Hoàng Thị Ngọ, cô ấy quê gốc Hải Dương, ở gần nhà tôi. Nhưng chỉ là để ý thôi chứ không dám ngỏ lời.

Nhạc sĩ Phạm Duy

Hàng ngày, khi xếp hàng vào lớp, cô ấy đứng ở đầu hàng bên nữ, иổi bật, mái tóc dài xõa trên bờ vai mảnh dẻ. Tôi chỉ im lặng ngắm nhìn. Rồi khi tan trường, cô ấy một mình trên đường về nhà, tôi lại là kẻ lẽo đẽo theo sau. Cô ấy ôm cặp đi trước, tôi đi theo nhưng không dám lên tiếng. Trong bóng chiều tà, ánh nắng hắt qua hàng cây, cô ấy lặng lẽ bước, gây cho tôi những cảm xúc bâng khuâng khó tả. Cứ thế, tôi chỉ biết lặng lẽ đi theo sau cô ấy hàng ngày, giấu kín những cảm xúc của mình không cho bất cứ ai biết.

Rồi một hôm, trời mưa lất phất, cô ấy đưa cặp lên che ngang đầu. Tôi thấy thương quá, muốn làm một cử chỉ gì đó như là để chở che nhưng… thở mạnh còn không dám, nói chi là…”

Sau khi học xong tú tài, vì một số lý do, Phạm Thiên Thư chọn cửa Phật là chốn dừng chân. Ông theo học trường Phật học Vạn Hạnh. Mặc dù nương thân cửa chùa nhưng mỗi khi đi ngang con đường cũ, hình ảnh cô gái với mái tóc xõa ngang vai lại hiện về trong ông. Và trong một lần đắm chìm trong cảm xúc ấy, ông đã cầm bút viết lên bài thơ “Ngày xưa Hoàng thị”:

Thi Sĩ Phạm Thiên Thư

“Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ, chim non giấu mỏ, dưới cội hoa vàng. Bước em thênh thang, áo tà nguyệt bạch, ôm nghiêng cặp sách, vai nhỏ tóc dài… Em tan trường về, cuối đường mây đỏ, anh tìm theo Ngọ, dáng lau ʟách buồn… Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ, trao vội chùm hoa, ép vào cuốn vở, thương ơi vạn thuở… Ôi mối tình đầu, như đi trên cát, bước nhẹ mà sâu… Mười năm rồi Ngọ, tình cờ qua đây, cây xưa vẫn gầy, phơi nghiêng dáng đỏ, áo em ngày nọ, phai nhạt mấy màu, chân theo tìm nhau, còn là vang vọng… Dáng ai nho nhỏ, trong cõi xa vời. Tình ơi… Tình ơi!”…

Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Ôm nghiêng tập vở
Tóc dài tà áo vờn bay

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Thái Thanh trình bày.

Mở đầu bài hát là những kỷ niệm xưa về một buổi mưa tan trường, trên con đường về dưới cơn mưa nho nhỏ em “ôm nghiêng tập vở/Tóc dài tà áo vờn bay”. Dù qua bao năm nhưng hình ảnh cô gái với tà áo dài trắng thướt tha trên con đường mưa, tay ôm cặp sách với bờ tóc xõa ngang vai luôn in sâu trong trí nhớ tác giả mỗi dịp đi qua con đường xưa.

Em đi dịu dàng
Bờ vai em nhỏ
Chim non lề đường
Nằm im giấu mỏ
Anh theo Ngọ về
Gót giày lặng lẽ đường quê

Em khi ấy dịu dàng bước đi, bờ vai em nhỏ trong tà áo dài tung bay mỗi bước chân. Anh như con “chim non lề đường nằm im giấu mỏ” đi theo sau em trên con đường quê lặng lẽ “Anh theo Ngọ về/ Gót giày lặng lẽ đường quê”. Ngày ấy anh rụt rè không dám nói, chỉ biết lặng im theo sau em, bước chân nhẹ và gót giày lặng lẽ đi trên con đường quê vắng phía sau Ngọ.

Em tan trường về
Anh theo Ngọ về
Chân anh nặng nề
Lòng anh nức nở
Mai vào lớp học
Anh còn ngẩn ngơ ngẩn ngơ

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Thái Hiền trình bày.

Những tháng ngày yêu mà không dám nói, bước chân âm thầm mà nặng nề theo sau Ngọ mỗi lúc tan trường, anh nghe lòng mình nức nở. Thời gian cứ thế trôi qua, “mai vào lớp học/ Anh còn ngẩn ngơ ngẩn ngơ”. Tình yêu thuở học trò có lẽ là tình yêu chân thành và đáng quý nhất. Chúng ta của năm đó mang lòng yêu mến một người chỉ đơn thuần là tình yêu không vật chất, không toan tính, nhưng ta lại rụt rè âm thầm mà dõi theo mỗi bước chân người. Là tình yêu đơn phương không dám bày tỏ, để qua rồi lại nuối tiếc ngẩn ngơ…

Em tan trường về
Mưa bay mờ mờ
Anh trao vội vàng
Chùm hoa mới nở
Ép vào cuốn vở
Muôn thuở còn thương còn thương

Tình yêu ngày ấy là vào một buổi mưa bay mờ mờ “anh trao vội vàng/ Chùm hoa mới nở” để Ngọ ép vào trang vở trắng học trò “muôn thuở còn thương còn thương”. Chùm hoa mới nở ấy là đại diện cho tình cảm của anh dành cho Ngọ, là món quà nhỏ ngày ấy ta có thể tặng nhau. “Ép vào cuốn vở” những bông hoa mới nở của anh trao, ta như lưu giữ lại muôn thuở tấm lòng ấy. Hoa nở rồi hoa lại tàn, nhưng hoa khô lại muôn thuở vẫn còn, như tình anh ngày ấy. Dù sau này thi sĩ Phạm Thiên Thư chia sẻ rằng đây chỉ là mối tình thoáng qua nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được, ở khoảng thời gian học trò ấy, tình cảm ấy là chân thành và thắm thiết.

Em tan trường về
Anh theo Ngọ về
Em tan trường về
Anh theo Ngọ về
Môi em mỉm cười
Man man sầu đời tình ơi

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Thanh Lan trình bày.

Ngày em tan trường, “anh theo Ngọ về”  “môi em  mỉm cười” mỗi khi anh về cùng. Chỉ là nụ cười ngày ấy “man man sầu đời tình ơi”. Tình đầu thường dang dở chăиg, nên nụ cười ngày ấy thoáng vương nét sầu của một cuộc tình được định sẵn là dang dở.

Bao nhiêu là ngày
Theo nhau đường dài
Trưa trưa chiều chiều
Thu đông chẳng nhiều
Xuân qua rồi thì
Chia tay phượng nở sang hè
Rồi ngày qua đi qua đi qua đi

Bao nhiêu ngày “anh theo Ngọ về” mỗi lần tan trường, ta cùng đi qua bao nhiêu ngày “trưa trưa chiều chiều”, bao nhiêu lần anh bước sau Ngọ qua những mùa thu đông “xuân qua rồi thì/ Chia tay phượng nở sang hè”. Thời gian như tua nhanh, những tháng ngày học trò cùng nhau tan học bước đi trên con đường quê nay cũng hết rồi khi “phượng nở sang hè” ta cũng chia tay mái trường, chia tay nhau…

Như phai nhạt mờ
Đường xanh nho nhỏ
Như phai nhạt mờ
Đường xanh nho nhỏ
Hôm nay tình cờ
Đi lại đường xưa đường xưa

Bao kỷ niệm tưởng chừng như đã quên, nay mình anh tình cờ “đi lại con đường xưa” lại nhớ về khoảng trời ký ức đó. Chỉ là kỷ niệm xưa nay đã “như phai nhạt mờ” con đường xanh nho nhỏ nay chỉ mình anh bước. Còn em, cô gái tên Ngọ nay đã xa rồi…

Cây xưa còn gầy
Nằm quay ván đỏ
Áo em ngày nọ
Phai nhạt mây màu
Âm vang thuở nào
Bước nhỏ tìm nhau tìm nhau

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Ngọc Hạ trình bày.

Bên đường xanh nho nhỏ năm ấy, “cây xưa còn gầy/ nằm quay ván đỏ” chỉ là hình ảnh về cô gái áo dài ngày nào trong ký ức của anh nay đã nhạt màu như màu mây phai nhạt. Anh như nghe đâu đây “âm vang thuở nào” những bước nhỏ ta đi tìm nhau, tìm lại một mối tình thơ tuổi học trò.

Xưa tan trường về
Anh theo Ngọ về
Nay trên đường này
Đời như sóng иổi
Xóa bỏ vết người
Chân người tìm nhau tìm nhau

Ngày ấy, trên đường này “anh theo Ngọ về” những nay vẫn con đường ấy nhưng thời gian đã xóa nhòa, người xưa đã không còn đây. “Đời như sóng иổi/ Xóa bỏ vết người” dòng đời như cơn sóng xóa đi những dấu vết năm nào, thời gian làm nhòa đi bao kỷ niệm xưa, nay bước đi trên con đường xưa mà “chân người tìm nhau tìm nhau” và tìm về một chút ký ức năm nào…

Ôi con đường về
Ôi con đường về
Bông hoa còn đẹp
Lòng sao thấm mềm
Ngắt vội hoa này
Nhớ người thuở xưa thuở xưa

“Ôi con đường về” câu ca như cảm thán về cảnh xưa còn mà xưa nơi đâu? nay trên con đường xưa “bông hoa còn đẹp” ta “ngắt vội hoa này” nhưng đâu còn người xưa để tặng hoa. Tay ngắt hoa mà lòng nhớ người thuở xưa đã ép hoa trang vở. Hoa vẫn nở đẹp như thuở ấy ta tặng người, đường xưa vẫn xanh như thuở ấy ta theo người mỗi độ tan trường. Chỉ là… tất cả chỉ là ngày xa xưa, ngày ấy ta có nhau..

Xưa tan trường về
Anh theo Ngọ về
Xưa tan trường về
Anh theo Ngọ về
Đôi chân mịt mù
Theo nhau bụi đỏ đường mưa
Xưa theo Ngọ về
Mái tóc Ngọ dài
Hôm nay đường này
Cây cao hàng gầy
Đi quanh tìm hoài
Ai mang bụi đỏ đi rồi
Ai mang bụi đỏ đi rồi
Ai mang bụi đỏ đi rồi

Kỷ niệm xưa nay xιɴ trao trả lại, “đôi chân mịt mờ/ Theo nhau bụi đỏ đường mưa” nay chỉ là kỷ niệm mình ta nhớ. “Xưa theo Ngọ về/ Mái tóc Ngọ dài” hôm nay trên con đường này, với hàng cây cao gầy, mình anh đi về và tìm mãi tìm hoài bóng hình người xưa. “Anh mang bụi đỏ đi rồi”, anh mang theo tình yêu ngày ấy đi xa rồi, con đường đó dẫu còn đây nhưng chúng ta xa thật rồi, Ngọ ơi…. Cảnh xưa còn, nhưng người xưa nay đã không còn, ký ức là một  нồi ký đẹp ghi lại chuyện tình đơn phương ngày đó. Để rồi sau này, dù thời gian đã trôi qua rất lâu, khi đi trên con đường xưa ta lại nhớ về một kỉ niệm đẹp của mối tình đầu e dè ngày ấy, ngày “Anh theo Ngọ về”…

“Ngày xưa Hoàng thị” là một chuyện tình yêu đẹp trên những vần thơ, là câu nhạc buồn trên từng khuôn nhạc. Một chuyện tình thuở thơ ngây tuổi học trò qua nhiều năm sau vẫn in sâu trong lòng tác giả mỗi khi đi qua đường xưa. Thơ của Phạm Thiên Thư là bức тʀᴀɴн về chuyện tình đầu dang dở, nhạc của Phạm Duy là những nức nở nhớ thương cho chuyện tình xưa. Thơ và nhạc hòa quyện mà vẫn giữ lại những nét riêng của cнíɴн mình. Nhạc sĩ Phạm Duy đã chắp cánh cho áng thơ kia đi vào lòng người bằng giai điệu, đưa chuyện tình ấy nức nở theo thời gian và cũng đưa tên tuổi của Phạm Thiên Thư và Phạm Duy gắn cùng nhau trên một bản nhạc khúc bất hủ….

Lời bài hát Ngày Xưa Hoàng Thị – Phạm Duy & Phạm Thiên Thư

Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Ôm nghiêng tập vở
Tóc dài tà áo vờn bay

Em đi dịu dàng
Bờ vai em nhỏ
Chim non lề đường
Nằm im giấu mỏ
Anh theo Ngọ về
Gót giày lặng lẽ đường quê

Em tan trường về
Anh theo Ngọ về
Chân anh nặng nề
Lòng anh nức nở
Mai vào lớp học
Anh còn ngẩn ngơ ngẩn ngơ

Em tan trường về
Mưa bay mờ mờ
Anh trao vội vàng
Chùm hoa mới nở
Ép vào cuốn vở
Muôn thuở còn thương còn thương

Em tan trường về
Anh theo Ngọ về
Em tan trường về
Anh theo Ngọ về
Môi em mỉm cười
Man man sầu đời tình ơi

Bao nhiêu là ngày
Theo nhau đường dài
Trưa trưa chiều chiều
Thu đông chẳng nhiều
Xuân qua rồi thì
Chia tay phượng nở sang hè

Rồi ngày qua đi qua đi qua đi

Như phai nhạt mờ
Đường xanh nho nhỏ
Như phai nhạt mờ
Đường xanh nho nhỏ
Hôm nay tình cờ
Đi lại đường xưa đường xưa

Cây xưa còn gầy
Nằm quay ván đỏ
Áo em ngày nọ
Phai nhạt mây màu
Âm vang thuở nào
Bước nhỏ tìm nhau tìm nhau

Xưa tan trường về
Anh theo Ngọ về
Nay trên đường này
Đời như sóng иổi
Xóa bỏ vết người
Chân người tìm nhau tìm nhau

Ôi con đường về
Ôi con đường về
Bông hoa còn đẹp
Lòng sao thấm mềm
Ngắt vội hoa này
Nhớ người thuở xưa thuở xưa

Xưa tan trường về
Anh theo Ngọ về
Xưa tan trường về
Anh theo Ngọ về
Đôi chân mịt mù
Theo nhau bụi đỏ đường mưa

Xưa theo Ngọ về
Mái tóc Ngọ dài
Hôm nay đường này
Cây cao hàng gầy
Đi quanh tìm hoài
Ai mang bụi đỏ đi rồi
Ai mang bụi đỏ đi rồi
Ai mang bụi đỏ đi rồi

Đánh giá post
Tags: Ngọc HạPhạm DuyPhạm Thiên ThưThái HiềnThái ThanhThanh Lan
Next Post
Lời tiễn biệt dịu êm cho một câu chuyện tình 10 năm dai dẳng qua nhạc khúc “Nghìn trùng xa cách” của Phạm Duy

Lời tiễn biệt dịu êm cho một câu chuyện tình 10 năm dai dẳng qua nhạc khúc “Nghìn trùng xa cách” của Phạm Duy

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về cнíɴн trị hay gán ghép tư tưởng không cнíɴн xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Hoài niệm Tết xưa trên miền quê Nam Kỳ Lục Tỉnh

2 năm ago
Những con đường ngày xưa: Rue du Colonel Boudonnet (đường Lê Lai ngày nay) – Phần 1

Những con đường ngày xưa: Rue du Colonel Boudonnet (đường Lê Lai ngày nay) – Phần 1

1 năm ago
“Đò Tình Lỡ Chuyến” (Y Vũ) – Bến thương chờ đợi con đò cũ, nhưng đò thì lại vô tình không nhìn thấy bến xưa

“Đò Tình Lỡ Chuyến” (Y Vũ) – Bến thương chờ đợi con đò cũ, nhưng đò thì lại vô tình không nhìn thấy bến xưa

1 năm ago
Tìm hiểu về hoạt động ẩn mình của Thiên Địa Hội – Bang hội lớn nhất xứ Nam Kỳ.

Tìm hiểu về hoạt động ẩn mình của Thiên Địa Hội – Bang hội lớn nhất xứ Nam Kỳ.

1 năm ago

Sự tích những tên gọi lạ đời của Saigon từ xưa đến nay- Phần 2: Cầu Chà Và, Bảy Hiền, Tàu Hủ .v.v.

2 năm ago

Ám ảnh nỗi đớn đau, nức nở của lần sau cuối được bên nhau trước khi chia xa trong nhạc khúc “Cho Lần Cuối”

2 năm ago

Cuộc đời và sự nghiệp của Vua Bảo Đại – Kỳ I: Thân thế cho đến nay vẫn còn nhiều dấu chấm hỏi lớn

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed

Theo dõi chúng tôi trên

  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status