Mới đó lại một mùa xuân nữa đến với chúng ta. Những nổi buồn của năm cũ sẽ nhanh chóng qua đi để tiếp bước vào một năm mới tràn đầy hy vọng và khát khao. Ngày xưa xin phép được chia sẻ những bài nhạc xuân bất hủ sống mãi trong lòng khán giả hàng chục năm qua để quý vị có thêm không khí đón mùa xuân mới.
Chúc quý độc giả một năm mới tràn đầy hạnh phúc, sức khỏe và làm ăn phát tài.
XUÂN HỌP MĂT là một nhạc phẩm rất иổi tiếng của nhạc sĩ Văи Phụng ra đời năm 1973 nói về cuộc gặp gỡ, họp mặt gia đình vào những ngày Tết. Truyền thống sum họp gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về đã mang lại nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Văи Phụng sáng tác nên ca khúc này.
“Xuân đã về, xuân vẫn mơ màng trong nắng vàng, khắp chốn tiếng reo vạng
Xuân đã về, xuân vẫn huy hoàng trong gió ngàn mừng đón xuân sang
2. Ly Rượu Mừng – Phạm Đình Chương
Ly rượu mừng là sáng tác của nhạc sĩ Phạm Đình Chương ra đời vào khoảng giữa thập niên 1950 ngay sau khi tác giả vừa cùng gia đình di cư vào Sài Gòn, là một ca khúc có vai trò và số phận đặc biệt. Bài hát này ra đời trước thời điểm chia đôi đất nước làm hai miền và đã bị cấm trong nước hơn 40 năm. Ở miền Nam trước năm 1975, bài hát này luôn được nghe trong dịp Tết với giai điệu rộn ràng, tươi vui như một thông điệp, một lời chúc Tết tốt đẹp nhất tới tất cả mọi người trong xã hội.
Ly rượu mừng là ca khúc mừng xuân với những lời chúc Tết tới mọi người được hạnh phúc, ấm no trong hoàn cảnh đất nước hòa bình tự do. Bài hát được viết với điệu nhạc Valse, đem lại nét tươi vui sống động của mùa xuân.
3. Xuân Đã Về – Minh Kỳ
Nhạc sĩ Minh Kỳ có hai bài hát xuân иổi tiếng, đó là bài hát “XUÂN ĐÃ VỀ” sáng tác vào năm 1954 và bài hát “CÁNH THIỆP ĐẦU XUÂN” sáng tác vào năm 1963. Nếu “CÁNH THIỆP ĐẦU XUÂN” là những ca từ đơn giản, dễ thương, nói lên những suy nghĩ , những mơ ước, những hoài mong của mọi tầng lớp con người trong thời cнιếɴ trong mỗi mùa xuân về. Thì “XUÂN ĐÃ VỀ” lại là một tác phẩm vui tươi, thể hiện tâm trạng hân hoan của mọi người khi đón chào một mùa xuân mới lại về. “XUÂN ĐÃ VỀ” chứa đựng những ca từ sôi động, mang đến sự phấn chấn trong tinh thần của mỗi người.
4. Xuân Miền Nam – Văn Phụng
Văи Phụng đã sáng tác ca khúc “XUÂN MIỀN NAM” vào những ngày đầu xuân mới của năm 1956, khi ông vừa di cư vào Nam để tiếp tục hoạt động nghệ thuật. Thời điểm này, đa phần những sáng tác của ông còn mang hơi hướng tiền cнιếɴ cách мạиɢ, ngôn từ có phần cổ kính nhưng lại làm người nghe say mê theo từng giai điệu của bài hát. “XUÂN MIỀN NAM” không phải là sự so sánh cái không khí Xuân của hai miền, mà chỉ đơn giản là tác giả đang tận hưởng cái không khí mát mẻ mà ông lần đầu tiên được chiêm nghiệm. Ông sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, đó là nơi đầu phía Bắc nên không khí ở đấy có phần se lạnh hơn miền Nam, ông chỉ đang cảm nhận một mùa xuân xa quê mà thôi. Nếu giai đoạn trước, mùa xuân trong thi ca có phần buồn bã u uẩn do đất nước chìm trong sự chiếm đóng, thì giai đoạn này lại cнíɴн là mùa xuân của hi vọng, mong ước hòa bình mãnh liệt. Để không chỉ riêng Văи Phụng, mà hàng triệu con người Việt Nam có thể đón chào một mùa xuân ấm no. Âm hưởng rộn rã cùng tổ hợp giai điệu đặc sắc với tiết tấu linh hoạt, “XUÂN MIỀN NAM” đã làm dấy lên một sức sống vô cùng mạnh mẽ và rạo rực, cũng chẳng kém phần tinh tế khi đã chinh phục trọn trái tim những đôi tai người nghe khó tính.
5. Đón Xuân – Phạm Đình Chương.
Nhạc khúc “ĐÓN XUÂN” được sáng tác vào mùa Xuân năm 1952, ca khúc vừa ra đời đã trở nên иổi tiếng bởi giai điệu bắt tai cùng các dùng từ mới lạ. Cảm nhận về mùa Xuân của Phạm Đình Chương vô cùng đặc sắc, ông không chỉ cảm nhận mùa xuân về bằng thị giác, bằng xúc giác, mà còn có cả thính giác nữa – “Ta nghe gió về đang thiết tha như muôn tiếng đàn”.
Ca khúc “ĐÓN XUÂN” được viết theo âm thể Trưởng, nhịp phách rất đơn giản những vẫn có thể dễ dàng truyền đạt được niềm vui của mùa Xuân đến với mọi người, mọi đồng bào trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Bằng những ca từ vui vẻ, yêu đời, nhạc sĩ đã truyền tải đến người nghe những thông điệp tích cực trong cuộc sống, không chỉ có mùa Xuân con người mới có niềm vui, mà niềm vui sẽ đến một lúc chỉ cần chúng ta lạc quan.
6. Xuân Và Tuổi Trẻ – La Hối & Thế Lữ.
Nhạc khúc màu xuân của đôi nhạc sĩ La Hối và Thế Lữ – “XUÂN VÀ TUỔI TRẺ” cнíɴн là bài hát thịnh hành nhất hơn 70 năm kể từ khi nó ra đời. Cứ mỗi dịp tết đến xuân lại về, thì giai điệu của ca khúc lại được ngân vang khắp nơi, điểm tô thêm chút sắc màu lạc quan cho đất trời. Đây được xem là bài hát tạo nên sự thành công vang dội cho cố nhạc sĩ La Hối, và cũng là bài hát duy nhất trong sự nghiệp sáng tác âm nhạc của ông. Phần nhạc của ca khúc “XUÂN VÀ TUỔI TRẺ” được nhạc sĩ hoàn thành vào năm 1944 – Đây cũng là giai đoạn sớm trong nền tân nhạc Việt Nam. Phần lời do Thế Lữ đảm nhận và hoàn thiện vào năm 1946, nhưng ông lại không phải là người đầu tiên, lời nhạc ban đầu là do một người mang nghệ danh Diệp Truyền Hoa viết bằng tiếng Hán. Trong một lần vô tình khi đoàn kịch nói của Thế lữ có dịp vào Nam biểu diễn, ông đã nghe thấy bản nhạc, cảm thấy hay và yêu thích nên ông đã đặt thêm phần lời Việt và phần lời này được truyền mãi đến ngày nay.
7. Anh Cho Em Mùa Xuân – Nguyễn Hiền & Kim Tuấn
Ca khúc “ANH CHO EM MÙA XUÂN” là bài hát được nhạc sĩ Nguyễn Hiền “thơ phổ nhạc” trong tập thơ của thi sĩ Kim Tuấn. Bài hát được sáng tác vào mùng 5 tết năm 1962, khi đó ông nhận được tập thơ của các nhà thơ Vương Đức Lệ, Định Giang và Kim Tuấn. Bài thơ Nụ hoa vàng ngày xuân của thi sĩ Kim Tuấn đã để lại ấn tượng với nhạc sĩ Nguyễn Hiền và ông đã phổ ngay trong vòng 1 tiếng. Ấy vậy mà bài hát lại được yêu thích vô cùng vào mỗi độ xuân về tết đến, kể cả ở quá khứ, hiện tại hay tương lai thì bài hát này vẫn được nhiều ca sĩ trình diễn và được ưa chuộng ở nhà nhà. “Anh cho em mùa xuân, nụ hoa vàng mới nở, chiều đông nào nhung nhớ…” – “Anh cho em mùa xuân, mùa xuân này tất cả lộc non vừa trẩy lá…” – Tất cả hình ảnh được dùng trong khổ thơ đều giàu hình ảnh biểu tượng và tràn đầy cảm xúc. Nó mang đến cho người nghe sự tươi mới và trong trẻo của bầu trời vào Xuân và sự nhộn nhịp, rộn ràng của phố xá nơi nơi. Cùng với lòng người nôn nao để đón chào một cái Tết ấm no, một mùa Xuân đầy may mắn.
8. Chúc Xuân – Thanh Sơn
Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về là khắp nơi lại vang lên ca khúc” Đoàn xuân ca, “Xuân đẹp làm sao”, “Mùa xuân bên nhau”, “Chúc xuân”… của cố nhạc sĩ Thanh Sơn. Đây là những ca khúc để đời của ông được nhiều người biết đến. Hầu như Tết nào nhạc sĩ Thanh Sơn cũng dành trọn thời gian của mình để vui Tết với gia đình. Ông từng nói: “Tôi luôn mong muốn ngày Tết là ngày cả gia đình đoàn tụ, đó là khoảng thời gian rất thiêng liêng, quý giá mà những thành viên trong gia đình nên dành trọn vẹn cho nhau”.
9. Gió Mùa Xuân Tới – Hoàng Trọng.
Ca khúc Gió mùa xuân tới với điệu Rumba được Hoàng Trọng sáng tác trong khoảng thời gian ông gia nhập quân đội năm 1950. Thời gian này ông là trưởng ban Quân nhạc bảo cнíɴн đoàn trình diễn mỗi tuần tại một vườn hoa cạnh bưu điện Hà Nội và trong chương trình Tiếng nói Bảo Chính Đoàn của Đài phát thanh Hà Nội
Bấm vào hình trên để nghe ca khúc
10. Xuân Nghệ Sĩ Hành Khúc – Lê Yên
Chẳng còn xa lạ, nếu bạn là một người nghe trung thành những dòng nhạc tiền cнιếɴ, bởi Lê Yên được xem là một trong những nhạc sĩ tiên phong của dòng tân nhạc Việt Nam. Ông là tác giả nhạc tiền cнιếɴ иổi tiếng với các ca khúc mang đậm tình lính, tình đất nước, tình nghệ sĩ như “Bẽ bàng”, “Bộ đội về làng”, “Ngựa phi đường xa”….hay bài hát được nhắc đến mỗi mùa xuân như “XUÂN NGHỆ SĨ HÀNH KHÚC”. Từ những năm 14, 15 tuổi, Lê Yên đã bắt đầu tìm tòi và tự học hỏi âm nhạc, thậm chí còn biết kéo violon cùng với violoncelle để được nhận vào các ban nhạc tài тử trình tấu nhạc cổ điển thời đó. Có lẽ do khác biệt về định hướng âm nhạc mà ngay từ khi bắt tay vào con đường sáng tác, Lê Yên đã chọn cho mình một phong cách rất riêng, khi nhắc đến một tác phẩm nào đó bạn sẽ nhớ ngay đến ông mà chẳng thể nhầm lẫn vào đâu được. Nhạc phẩm của Lê Yên không hề bị ảnh hưởng hay có đôi chút dính líu gì đến âm nhạc phương Tây, mà thiên hoàn toàn về dòng nhạc truyền thống Việt Nam.
Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Thái Thanh trình bày.
11. Xuân Ca – Phạm Duy
“XUÂN CA” của nhạc sĩ Phạm Duy khác hẳn với những bài hát hay thơ văи ngợi ca vẻ đẹp tươi tắn và vui vẻ của ngày xuân nhộn nhịp, mà ở đây, Phạm Duy đem đến cho ta sự màu nhiệm của một mùa xuân trong lòng người, sự nhiệm màu trong đời sống con người, kiếp người. Bài hát “XUÂN CA” là một trong những ca khúc xuân иổi tiếng trong tuyển tập nhạc xuân của nhạc sĩ Phạm Duy để lại trong lòng người nghe ấn tượng mạnh mẽ nhất, bởi nó bộc lộ “cái tôi” nhạc sĩ rõ ràng nhất.
Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Duy Quang & Ban Dreamers trình bày.
12. Xuân Trong Rừng Thẳm – Trần Anh Mai.
Được tác giả cho ra đời chắc độ khoảng năm 1968 trong một chuyến công tác lên Đà Lạt, dưới cái không khí đầy chất thơ này, khó có người nhạc sĩ nào kiềm được lòng mình mà không tuôn ra vài câu thơ lãng mạn. Nhưng có lẽ thời điểm không cho phép người trai anh hùng đắm chìm trong chất tình riêng lẻ, nên ca khúc “XUÂN TRONG RỪNG THẮM” lại đại diện cho người lính thân chinh thay vì tình yêu đôi lứa. Ca khúc có tiết tấu vui tươi cùng với giai điệu sôi động, làm đi biết bao mệt nhọc trong cuộc đời người lính; tâm trạng hào hứng của người lính hành quân bất ngờ nhìn thấy xuân sắc tràn đến tận cánh rừng sâu thẳm. Vừa háo hức và vui mừng trước cảnh sắc xιɴh tươi, nhưng cũng làm trùng lại bước chân người trai đôi chút bởi nỗi nhớ quê hương tha thiết. Bao nhiêu cái tết xa nhà, chỉ biết hồi tưởng trong ký ức để hoài niệm về miền quê xa xôi, khung cảnh sum vầy vui vẻ như hiện lên trước mắt làm người lính như muốn rơi lệ. Dòng cảm xúc biến đổi lên xuống, có vui có buồn, nhưng không phải quá đαυ thương khiến người ta trầm mặc hay thuần hóa bằng niềm vui; mà chúng ta vẫn sẽ cảm nhận nét khí khái hào hùng cùng với không khí náo nhiệt đầy chất quân hành trong cánh rừng sâu thẳm.