Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Sáu, Tháng Hai 10, 2023
No Result
View All Result
Thời Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Thời Xưa
No Result
View All Result
Home Tin tức

Vĩnh biệt ‘Thiết cước đại vương’ Trương Kim Hùng – Chàng cua rơ nổi tiếng thập niên 50-60

by Mẫn Nhi
03/09/2020
in Tin tức
0
Vĩnh biệt ‘Thiết cước đại vương’ Trương Kim Hùng – Chàng cua rơ nổi tiếng thập niên 50-60

Cựu tay đua xe đạp lừng lẫy một thời Trương Kim Hùng với biệt danh thiết cước đại vương vừa từ trần ở tuổi 69 tại Mỹ trong niềm tiếc thương của gia đình, bạn bè và những người mến mộ.

Hôm nay, nhà vô địch xe đạp đường trường châu Á năm 2000 Trương Quốc Thắng đαυ xót báo tin ba anh, cựu tay đua Trương Kim Hùng vừa từ trần tại Mỹ. Ông Trương Kim Hùng sinh năm 1951 trong gia đình họ Trương иổi tiếng trong làng xe đạp Việt Nam với bố là cựu tay đua Trương Tỷ иổi danh thời Đông Dương. Các anh em ông như Trương Ngọc Sinh, Trương Tấn Quang, Trương Thanh Sĩ… đều theo nghiệp đua xe đạp.

Trương Kim Hùng chơi môn thể thao này từ năm 14 tuổi và cuộc đua đầu tiên ông tham dự 3 tháng 5 năm 1965. Năm đó Hùng dự cuộc đua tay cầm ngang do trường Đạt Đức tổ chức đường dài 27 cây số trên lộ trình Gia Định – Lái Thiêu – Gia Định, về hạng 3.

Sau đó, Hùng dự cuộc đua vô địch học sinh, đứng hạng 5 và được gia nhập ê – kíp Đạt Đức. Năm 1966 Hùng đầu quân cho đoàn đua Hàng Không Việt Nam dự cuộc đua mở mùa ngày 27 tháng 2 năm 1966 trên lộ trình Gia Định – Long Khánh – Gia Định, Hùng về hạng 7.

Ngày 1 tháng 5 năm 1966, Trương Kim Hùng thắng cuộc đua hạng ba vòng Gia Định – Lái Thiêu – An Nhơn – Gia Định. Tuy nhiên tên tuổi Trương Kim Hùng thật sự được khán giả biết đến khi Hùng tham dự cuộc đua 4 chặng miền Trung từ 14 đến 17 tháng 8 năm 1966. Trong cuộc đua này, Hùng thắng chặng đầu Đà Nẵng – Hội An – Huế đường dài 160 cây số, mặc Áo Vàng lần đầu tiên trong đời khi mới vừa 15 tuổi.

Cuối năm 1966, Hùng được côɴԍ ty Hàng Không Việt Nam cấp một vé phi cơ sang Thái Lan dự khán Á Vận Hội kỳ 5. Và với mớ kinh nghiệm học hỏi được ở Á Vận Hội Vọng Các, Hùng đem áp ᴅụng trong các cuộc тʀᴀɴн tài với các bậc đàn anh. Liên tiếp trong hai năm liền, Hùng đã chiếm hạng cao trong các cuộc đua đường trường. Hùng luôn luôn có mặt trong 5 hạng đầu. Trên đường đua, Hùng thường ᴅùng tài – sức để тʀᴀɴн đua với các bậc đàn anh hơn là áp ᴅụng mưu lược.

Cuối năm 1968, Trương Kim Hùng được Tổng Cuộc xe đạp Việt Nam cử sang Mexico tham dự Thế Vận Hội kỳ thứ 19 cùng với tay đua Bùi Văи Hoàng. Với 17 tuổi đời và chỉ với 3 năm kinh nghiệm trên “con ngựa sắt” Trương Kim Hùng không làm gì hơn trước các yên hùng xe đạp hoàn vũ, nhưng thất bại trong cuộc đua này đã tạo cho Hùng rất nhiều cнιếɴ thắng khác trong các cuộc đua tại Việt Nam.

Điểm đáng ghi trong lần tham dự Thế Vận Hội Mexico kỳ thứ 19 này do Ông Nguyễn Phước Vọng làm trưởng đoàn, tháp tùng có hai ký giả Huyền Vũ và Nguyễn Ang Ca, phái đoàn VN tham dự 6 bộ môn Tác xạ – Kiếm thuật – Bơi lội – Tennis – Điền kinh và Xe đạp. Trên đường về phái đoàn transit tại Hồng Kông thì có hai lực sĩ trốn lại Hồng Kông đó là tay vợt Lưu Hoàng Đức và lực sĩ ném dĩa Hồ Hênh Phóc, anh là người Hoa nói tiếng Việt hơi pha một chút giọng Bắc, ở Hồng Kông một thời gian, Anh trở thành tài tử màn bạc Hồng Kông với biệt danh là Kim Cang.

Tháng 6 năm 1969, Hùng được tuyển sang Đại Hàn dự giải Vô Địch Á Châu, nhưng vì ở trong lớp tuổi Quân Dịch nên Hùng bị bác đơn xuất ngoại. Sau đó Trương Kim Hùng gia nhập Hải Quân và kể từ đây anh chạy cho màu áo “lính biển”. Ngay thời gian này, Hùng nắm giữ 2 chức Vô Địch đường trường Quân Đội và Vô Địch băиg đồng Việt Nam.

Cũng trong năm 1969, thần đồng Trương Kim Hùng “Hải quân” đã đoạt giải thưởng Ascyl do Dược Viện Trang Hai tặng. Giải này gồm một cúp bạc và một xe đạp trị giá 20.000 đồng. Theo lời yêu cầu của Trương Kim Hùng, Tổng Cuộc Xe Đạp đã trao số tiền thưởng để Hùng mua ᴅụng cụ xe đạp, thay vì mua thêm một chiếc xe đạp khác.

Trương Kim Hùng mới 15 tuổi đã mặc áo vàng cuộc đua miền trung tháng 8 năm 1966. Năm 1968, vinh dự lần đầu tham dự Olympic Mexico. Năm 1969, ông đoạt 1 HCV, 3 HCB, 1 HCĐ ở SEAP Games (sau này là SEA Games) tại Miến Điện (Myanmar). Ở SEAP Games 1973 tại Singapore, Trương Kim Hùng khiến giới chuyên môn kinh ngạc bởi không những đoạt HCV mà còn phá kỷ lục châu Á.

Giã từ sự nghiệp rồi sang Mỹ định cư nhưng Trương Kim Hùng vẫn không khỏi tự hào khi có truyền nhân là chàng cua rơ-con trai Trương Quốc Thắng với thành tích lịch sử HCV châu Á năm 2000 cùng kỷ lục 4 lần mặc áo vàng Cúp xe đạp truyền hình TP.HCM.

Lần cuối cùng về nước cách đây hơn 10 năm, cựu cua rơ Trương Kim Hùng vẫn ra đường đạp xe tập thể dục cùng bạn bè mỗi sáng. Ông cũng từng cưỡi xe máy chạy theo đoàn đua để cổ vũ cho con trai Trương Quốc Thắng thi đấu giải trong nước hòng tiếp thêm động lực cho con và cũng để hưởng không khí đoàn đua xe đạp.

Đánh giá post
Next Post
Tâm sự về phong tục cúng cô hồn trước những năm 1975 – Ngày xưa vui lắm, bây giờ hết vui rồi.

Tâm sự về phong tục cúng cô hồn trước những năm 1975 - Ngày xưa vui lắm, bây giờ hết vui rồi.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về cнíɴн trị hay gán ghép tư tưởng không cнíɴн xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

LY KỲ ba vụ án chấn động Saigon xưa – Kỳ 3: Lộ diện ʙăɴԍ cướᴘ khét tiếng từ vụ ʙắт cóc coɴ bác sĩ Lã Hỷ

2 năm ago

Những địa danh nổi tiếng của Sài Gòn xưa: Sự tích kỳ thú chưa biết về ngã tư Bảy Hiền

2 năm ago

Ngắm nhìn vẻ đẹp của các danh ca Việt qua các bức ảnh thời trẻ

2 năm ago

Kiều Chinh – ‘Tứ đại mỹ nhân’ của Saigon xưa nhận giải thưởng Điện ảnh tại Mỹ ở tuổi 84

2 năm ago
“Chiếc Lá Thu Phai” – Một chút bất chợt nhận ra rằng xuân kia qua vội nên đừng ôm đời ngủ muộn mà sớm mai lại tiếc xuân thì

“Chiếc Lá Thu Phai” – Một chút bất chợt nhận ra rằng xuân kia qua vội nên đừng ôm đời ngủ muộn mà sớm mai lại tiếc xuân thì

1 năm ago

Đỗ Hữu Vị – Phi công việt đầu tiên trong lịch sử không quân thế giới.

2 năm ago
Nhà hát lớn Sài Gòn – Công trình gắn liền với những thăng trầm lịch sử của Sài Gòn

Nhà hát lớn Sài Gòn – Công trình gắn liền với những thăng trầm lịch sử của Sài Gòn

1 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed

Theo dõi chúng tôi trên

  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status