Lời nhạc phẩm trữ tình “Diễm Xưa” và sheet nhạc chuẩn nhất

Ca khúc “Diễm xưa” của Trịnh Công Sơn được sáng tác năm 1960, đây là một trong những sáng tác иổi tiếng nhất giữa kho tàng hàng trăm bản tình ca, làm say đắm lòng bao thế hệ khán giả mến mộ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Được biết ca khúc này được vị nhạc sĩ tài hoa lấy cảm hứng từ tình yêu lặng thầm dành cho “nàng thơ” Ngô Thị Bích Diễm, một nữ sinh trường Đồng Khánh (Huế) đã khiến trái tim ông lỗi nhịp thời son trẻ.

Lời ca khúc “Diễm Xưa” – Siêu phẩm nổi tiếng một thời

Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu

Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
Trên bước chân em âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa

Chiều nay còn mưa sao em không lại
Nhỡ mai trong cơn đau vùi
Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau
Bước chân em xin về mau

Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em nhớ những vết chim di
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Để người phiêu lãng quên mình lãng du

Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em biết bia đá không đau
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.

Sheet nhạc chuẩn nhất

Bấm vào video để nghe ca khúc “Diễm Xưa” do Khánh Ly trình bày

Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001), được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến. Hiện nay chưa có thống kê về số tác phẩm để lại của ông (ước đoán con số không dưới 600 ca khúc), phần lớn là tình ca. Tuy nhiên số ca khúc của ông được biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ không chuyên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Ông cũng là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 ông thủ vai chính trong phim Đất khổ. Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho công chúng xem 2 lần rồi không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do “có tính phản chiến” . Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu tại Việt Nam. Cuối cùng, một bản phim đã về tay nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996.

Cuối đời, ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12giờ45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ), hàng ngàn người đã đến viếng tang và “có thể nói, chưa có nhạc sĩ nào mất đi lại được công chúng thương tiếc như Trịnh Công Sơn”. Ông được an táng tại Nghĩa trang Gò Dưa, Bình Dương. Từ đó hàng năm giới hâm mộ đều lấy ngày này làm ngày tưởng niệm.

Đánh giá post

Viết một bình luận