Tìm hiểu về nỗi cơ cực của lính thú và sự lạc hậu của vũ khí triều đại nhà Nguyễn xưa

Đăng ngày 05/09/2024

Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Triều đại ấy đã tồn tại xuyên suốt hơn 143 năm từ năm 1802 đến năm 1945 và trải qua biết bao nhiêu đời vua chúa. Đất nước Việt Nam trong thời Pháp thuộc được Pháp chia thành 3 xứ để cai quản với 3 chế độ khác nhau. Ba xứ đó lần lượt là Bắc Kỳ (Tonkin), Nam Kỳ (Cochinchine) và Trung Kỳ (Annam). Trong đó lính thú của thời nhà Nguyễn có nhiệm vụ bảo vệ Hoàng gia, triều đình và những gì liên quan đến triều đình. May mắn thay, binh lính của triều Nguyễn thuộc thời cận đại nên được trang bị vũ khí hiện đại so với trước kia. Nhưng số lượng vũ khí của binh lính chỉ có hạn, thời gian luyện tập cũng không nhiều dẫn đến các tỉnh của đất nước bị Pháp chiếm lĩnh, lục tỉnh Nam Kỳ cũng bị chiếm đóng, trong đó có thành Gia Định (Sài Gòn ngày nay).Nguyễn Ngọc Chính's: Lính thú thời xưa (1): Lính triều Nguyễn

Tại xứ Trung Kỳ (Annam), lính thú của nhà Nguyễn có nhiệm vụ giữ gìn giang sơn của xứ Trung kỳ và bảo vệ triều đình khỏi những vấn đề từ bên ngoài. Để thực hiện điều đó, triều đình nhà Nguyễn đã cho xây dựng và đào tạo một số loại lính thú còn được gọi là “Lính Khố Vàng”. Về trang phục, thắt lưng của “Lính Khố Vàng” được làm bằng dây vải màu vàng. Nón đội trên đầu, phần chóp nón được làm bằng đồng thau. Các loại lính được kể đến sẽ là:

– “Lính kinh đô” sẽ bảo vệ Hoàng gia và kinh thành Huế

– “Lính Thượng Tứ” bao gồm lính kỵ binh và lính bộ binh

– “Lính Kỹ Thuật” sẽ lo về binh khí và súng thần công

Do những người lính này là lính cận đại nên được trang bị vũ khí là súng hỏa mai (hay còn gọi là súng điểu thương), tuy nhiên binh lính vẫn chủ yếu là sử dụng đao và kiếm. Súng hỏa mai thời đó vẫn là loại súng thô sơ, được tạo thành từ một ống kim loại, thuốc súng và đạn được nạp trên đầu và phải châm ngòi mới cho nó nổ được. Về loại súng hỏa mai này, cách sử dụng cũng như khả năng bắn của nó không nhanh. Sau này vì cuộc cách mạng công nghiệp khiến xe ngựa, nông trang bị thay đổi, súng hỏa mai cũng không ngoại lệ nên hầu như loại súng này cũng bị thay thế bởi súng trường sử dụng vỏ đạn kim loại có lực bắn mạnh và nhanh hơn.

Hình vũ khí trên cửu đỉnh triều Nguyễn - Báo An ninh thế giới
Vào thời vua Gia Long có xuất hiện thêm súng đại bác thần công với tên đầy đủ là “thần uy tướng công”. Người ta có thể gọi loại này bằng cái tên khác như “súng lớn” hoặc “pháo”, loại súng lớn có khả năng đưa viên đạn (pháo) ra tầm xa và lực phá hủy cao hơn súng hỏa mai. Về phần binh lính thời đó của triều đình thì đi chân đất, chưa có giày dép.

Để tuyển chọn binh lính cho triều đình, thanh niên trai tráng trong làng sẽ được xã, thôn ghi danh sách vào sổ (còn gọi là sổ đinh), sau đó chọn lựa kỹ càng theo kiểu chọn ra 3 người rồi lấy 1 người hoặc chọn 5 người rồi lấy 1 người,… và gửi danh sách lên cho quan huyện để chuyển người lên phủ. Người được tuyển chọn sẽ làm nhiệm vụ ở địa phương theo lệnh của quan phủ hoặc đưa vào triều đình để đào tạo thành binh lính triều đình, phục vụ cho Hoàng gia hoặc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Để nói về tâm tư cũng như số phận của lính thú, thời đó đã xuất hiện bài thơ để nói về những người lính thú đi trông coi biên ải nhưng không ai biết tác giả bài thơ đó là người nào. Bài thơ được truyền lại cho đến tận bây giờ với nội dung đầy đủ như sau:

“Ba năm trấn thủ lưu đồn

Ngày thì canh điếm tối dồn việc quan

Chém tre đẵn gỗ trên ngàn

Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai

Miệng ăn măng trúc măng mai

Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng

Nước giếng trong con cá vẫy vùng”.

Bài thơ ấy nói về nỗi buồn của những người lính thú (lính bảo vệ biên cương) khi phải rời xa quê hương, đi đến biên giới để trấn giữ trong thời gian 3 năm. Câu thơ “Ba năm trấn thủ lưu đồn / Ngày thì canh điếm tối dồn việc quan để nói về chuyện quân lính phải thực hiện “chế độ quân dịch” trong thời gian 3 năm. Thời đó gọi là “chế độ quân dịch”, ngày nay gọi là “nghĩa vụ quân sự”. Những người lính đó sau khi được tuyển chọn kỹ càng ngoài việc bảo vệ triều đình ra thì số còn lại được điều động đến các biên giới và căn cứ quan trọng để bảo vệ biên cương. Vậy nên mới nói trong khoảng thời gian đó chẳng biết có được yên thân sống sót trở về hay không khi mà bản thân phải chịu biết bao nhiêu tai ương, gian khổ rình rập. Trong khu rừng thiêng nước độc thì hùm beo, cá sấu đầy rẫy khắp mọi nơi, thậm chí rắn độc, muỗi mòng hay các hiểm họa khác có thể lấy mạng người lính bất cứ lúc nào.Trong khi đó, công việc canh gác, bảo vệ phải làm hằng ngày hằng đêm, ăn uống thì cực khổ, sức khỏe không ổn định, không chết vì bệnh cũng chết vì đói khát. Những nỗi khổ ấy ngoại trừ các anh em than vãn cùng nhau thì cũng chẳng thể nói cùng ai. Câu thơ cuối cùng “Nước giếng trong con cá vẫy vùng” để thể hiện về sự khát vọng tự do của người lính thú xa quê xưa.

Về phần quân đội dưới thời nhà Nguyễn. Tương truyền những vị vua ngày càng không quan tâm đến việc đào tạo, trang bị binh lính nhiều như trước nên quân đội của triều nhà Nguyễn ngày càng lạc hậu. Vấn đề ngân khố bị hạn chế cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc chuẩn bị quân sự bị sa sút. Dưới thời vua Gia Long hay Minh Mạng hầu như lấy cách tổ chức của quân đội phương Tây làm kiểu mẫu nên số lượng người cầm cờ giảm từ 40 xuống còn 2 người. Suy nghĩ của vua quan thời đó là quân chỉ cần tinh nhuệ, không cần số lượng. Sau này đến đời vua Tự Đức, tình hình quân sự không được cải thiện, hầu như vũ khí đều là cũ kỹ, thủy binh thì không được chăm chút, thậm chí còn chẳng có đủ khả năng để đánh đuổi hải tặc, bảo vệ bờ biển. Binh pháp không được cải tiến, mặc dù binh lính lấy số lượng như kiểu của người phương Tây nhưng binh pháp lại không được cải biên mà giảng dạy theo “Binh thư yếu lược” của Trần Hưng Đạo xưa. Cách dẫn quân, đánh trận không có sự cách tân mà lại theo hướng bảo thủ. Vì vậy cũng không có gì lấy làm lạ khi thành Gia Định dễ dàng bị rơi vào tay người Pháp. 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường phải nhường lại cho thực dân Pháp bởi lực lượng quân đội lớn mạnh và tân tiến. Quân Pháp nhân cơ hội đó chiếm luôn 3 tỉnh Nam Kỳ: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Vậy nên mới có chuyện lục tỉnh Nam Kỳ đã bị Pháp chiếm đóng.Nguyễn Ngọc Chính's: Lính thú thời xưa (1): Lính triều Nguyễn

Để nhận xét về tình hình quân sự của thời vua Tự Đức, nhà sử học Trần Trọng Kim đã có nhận xét như sau:

“Tuy bấy giờ nước ta có lĩnh võ sinh, có quan võ tiến sĩ, nhưng mà thời đại khác đi rồi, người ta đánh nhau bằng súng nạp hậu, bằng đạn trái phá chứ không bằng gươm bằng giáo như trước nữa. Mà quân lính của mình mỗi đội có 50 người thì chỉ có năm người cầm súng điểu thương cũ, phải châm ngòi mới bắn được, mà lại không luyện tập, cả năm chỉ có một lần tập bắn. Mỗi người lính chỉ được bắn có 6 phát đạn mà thôi, hễ ai bắn quá số ấy thì phạt.

Quân lính như thế, binh khí như thế, mà quan thì lại cho lính về phòng, mỗi đội chỉ để độ chừng 20 tên tại ngũ mà thôi. Vậy nên đến khi có sự, không lấy gì mà chống giữ được”.

Việc quan điểm về quân sự của vua quan không vượt qua được khuôn khổ phong kiến dẫn đến tất cả vấn đề của quân sự về cách đánh giặc, thao lược binh quyền hay vũ khí,… đã cách quá xa so với Pháp.

Tựu trung lại, việc tìm hiểu về lính thú thời xưa đã phần nào giúp ta hiểu rõ về những gian khổ cũng như cực nhọc mà họ đã trải qua. Có người còn phải để lại gia đình lại phía sau mà đi hành quân nơi biên giới theo lệnh của triều đình. Ngoài ra, qua việc này ta mới biết thêm về quân sự cũng như vũ khí của quân triều đình nhà Nguyễn xưa, việc không chịu cải cách quân binh mà chỉ chăm chăm giữ lại cái cũ khiến cho việc đào tạo quân đội bị kìm hãm dẫn đến đất nước bị xâm lược. Cũng phải nói thêm, triều đình nhà Nguyễn vào năm 1858 khi Pháp vào đánh chiếm thì Việt Nam không may đã bị thu phục, vậy nên vấn đề quân sự vốn đã lạc hậu lại càng lạc hậu hơn.