Ngôi lăng mộ hoàng đế Thiệu Trị – Vẻ đẹp nguyên sơ bị lãng quên của di tích cố đô Huế

Vua Thiệu Trị tên thật là Nguyễn Phúc Dung – Ông là vị hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn nước Đại Nam, là người kế vị của vua Minh mạng từ năm 1841 đến khi qua đời. Trong suốt khoảng thời gian kế vị và trị vì, ông chỉ sử dụng duy nhất một niên hiệu là Thiệu Trị nên đến tận bây giờ, khi gọi ông đều gọi theo cái tên này.

Sử sách ghi chép lại với nhiều ca từ khen ngợi ông, mô tả Thiệu Trị là một vị hoàng đế thông minh và tận tụy trong việc chăm lo việc nước, uyên bác Nho học cùng yêu thích thơ ca. Khi Thiệu Trị lên ngôi, ông không đưa ra bất kỳ cải cách mới nào trong chính sách hành chính, kinh tế, giáo dục,….so với thời Minh Mạng. Tuy nhiên, khi tận dụng chính sách bành trướng đó lại khiến cho lãnh thổ nước Đại Nam trở nên rộng lớn nhất trong lịch sử.

Vua Thiệu Trị (1807 – 1847)

Vào thời điểm Thiệu Trị lên ngôi, phía đông nam của Chân Lạp đã bị Đại Nam đô hộ, mọi chuyện sẽ không có gì nếu quan quân Việt không quá hà khắc khiến cho lòng người Chân Lạp nổi dậy. Do đó, Thiệu Trị buộc phải rút quân khỏi Trấn Tây Thành, liên quân Xiêm La – Chân Lạp đuổi đánh đến biên giới Tây Nam, Thiệu Trị phái những bị tướng giỏi như Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn,…đem quân chống lại. Chiến đấu qua lại, để lại nhiều cảnh tan thương, đến năm 1845, Đại Nam và Xiêm La thỏa hiệp, cùng nhau ký kết hòa ước, cùng nhau chia quyền bảo hộ Chân Lạp. Đất nước tạm yên bình, nhưng cũng từ đó mà quá trình mở rộng lãnh thổ cũng đình chỉ và lãnh thổ Đại Nam cũng thu hẹp hơn so với thời Minh Mạng.

Sau đó, vua Thiệu Trị lại phải đối mặt với một nỗi lo khác là nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp. Đỉnh điểm là trân cử biển Đà Nẵng năm 1847, sau thất bại đó hoàng đế cùng quần thần rơi vào lo lắng nhưng lại chẳng thể tìm ra cách gì để ứng phó phù hợp. 10 năm sau cái chết của Thiệu Trị (1858) cũng chính là thời điểm Pháp nổ súng xâm lược Đại Nam, mở ra thời kỳ đô hộ.

Thiệu Trị qua đời vào ngày 27 tháng 9 năm Đinh Mùi, tức 4 tháng 11 năm 1847, lấy miếu hiệu là Hiến Tổ. – thụy hiệu của ông là Thiệu Thiên Long Vận Chí Thiện Thuần Hiếu Khoan Minh Duệ Đoán Văn Trị Vũ Công Thánh Triết Chương Hoàng đế. Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu. Lăng của ông là Xương Lăng, tọa lạc tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

Bậc lên lát đá, cặp rồng đá làm lan can

Lăng Thiệu Trị nằm dựa lưng vào núi Thuận Đạo, ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 8 km. Dù có nhiều điểm giống nhau, nhưng nếu so với những lăng tẩm của các vua tiền nhiệm thì lăng Thiệu Trị vẫn mang những nét đặc trưng riêng khi đây chính là ngôi lăng mộ duy nhất quy mặt về hướng Tây Bắc và lăng không hề có La thành bao quanh. Nếu ở ngôi lăng mộ của vua Gia Long, La thanh bằng gạch được thay thế bằng vô số những núi đồi tự nhiên, như một vành đai hùng tráng; thì ở ngôi lăng mộ của vua Thiệu Trị, La thành lại chính là những cánh đồng lúa bát ngát, những vườn rau xanh mướt, tạo nên quang cảnh yên bình và thanh thoát như chốn bồng lai.

Biết bản thân sắp “gần đất xa trời” nên trong lúc hấp hối, nhà vua đã dặn dò đứa con sắp nối ngôi của mình rằng: “Chỗ đất làm Sơn lăng nên chọn chỗ bãi cao chân núi cận tiện, để dân binh dễ làm công việc. Còn đường ngầm đưa quan tài đến huyệt, bắt đầu từ Hiếu lăng, nên bắt chước mà làm. Còn điện vũ liệu lượng mà xây cho kiêm ước, không nên làm nhiều đền đài, lao phí đến tài lực của binh dân”.

Vào ngày 11 tháng 2 năm 1848, vua Tự Đức đã cho đại thần Vũ Văn Giai đứng ra trông coi việc xây cất Xương Lăng. Cứ 10 ngày phải báo cáo tiến độ xây dựng một lần và vua cũng dặn Vũ Văn Giai bắt chước cách làm “toại đạo” (tức là đường hầm đưa quan tài nhà vua vào huyệt mộ) như của vua Minh Mạng, còn thờ phụng thì phải bắt chước quy chế của lăng Gia Long,…

Bên ngoài tàn tạ thế, bên trong thì phải chống đỡ khắp nới thế này.

Qúa trình xây cất diễn ra rất nhanh chóng, chỉ trong 3 tháng thi công thì công trình chủ yếu đã hoàn thành. Đến ngày 14/6/1848 thì vua Tự Đức đã tự mình tận nơi kiểm tra lần cuối. Sau 10 ngày thì thi hài của vua Thiệu Trị được đưa vào an táng tại điện Long An ở cung Bảo Định. Vua Tự Đức đã tự mình viết bài văn bia dài trên 2.500 chữ, cho khắc lên tấm bia “Thánh đức thần công”, dựng vào ngày 19 tháng 11 năm 1848 để ca ngợi công đức của vua cha.

Khi còn sống, vua Thiệu Trị đã đích thân tham khảo nghệ thuật kiến trúc lăng tẩm của hai vị vua tiền nhiệm là lăng Gia Long và lăng Minh Mạng, để đưa ra đồ án xây dựng ngôi nhà vĩnh cửu cho mình. Nếu so với lăng Gia Long thì lăng Thiệu Trị gần Kinh thành hơn, và nó cũng là sự dung hòa hai mô thức kiến trúc của hai lăng vua tiền nhiệm bằng cách thiết kế thành hai trục: trục lăng nằm bên phải và trục tẩm – khu vực điện thờ nằm bên trái.

Bi đình nhìn từ phía sau lai

Giá trị kiến trúc tổng thể của khu lăng mộ: 

Về tổng thế kiến trúc thì lăng Thiệu Trị chính là sự kết hợp và chọn lọc giữa hai mô kiến trúc: Lăng Gia Long và Lăng Minh Mạng. Xương Lăng giống với Thiên Thọ Lăng ở điểm, cả hai đều không có La thành, khu lăng mộ cùng với tẩm điện biệt lập nhưng song song nhau. Lại giống với Hiếu Lăng ở cách thức mai táng cùng phong cách xây dựng “Toại đạo”,…Lăng chỉ bao gồm hai khu vực: lăng và tẩm.

  • Khu lăng: Nằm ở bên phải, phía trước có hồ Nhuận Trạch thông với hồ điện ở trước khu tẩm qua một hệ thống cống ngầm và nối với hồ Ngưng Thúy ở trước Bửu thành, tạo thế “chi huyền thủy” chảy quanh co trong lăng. Kế đo là nghi môn bằng đồng đúc theo kiểu “long vân đồng trụ” dẫn vào Bái Đình. Hai hàng tượng đá ở sân là tiêu biểu của nghệ thuật tạc tượng đầu thế kỷ XIX ở Huế.
  • Bi Đình dạng phương đình là lầu Đức Hinh ngự trên một quả đồi thấp hình mai rùa. Đứng trên lầu Đức Hinh, phóng tầm mắt ra phía sau sẽ thấy một cảnh quan trác tuyệt. Hồ Ngưng Thúy như vầng trăng xẻ nửa án ngữ trước Bửu thành. Bên trên hồ có 3 chiếc cầu: Đông Hòa (phải), Chánh Trung (giữa) và Tây Định (trái), dẫn đến bậc tam cấp vào Bửu thành – nơi đặt thi hài của nhà vua. Xa hơn về phía phải của lăng có gác Hiển Quang – nơi nghỉ ngơi, suy tưởng của nhà vua ở cả cõi âm lẫn cõi dương.
Bi đình nhìn từ phía trước, lan can rồng đá vẫn còn nguyên

Chính giữa là điện Biểu Đức, nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu Từ Dụ. Trong chính điện, trên những cổ diêm ở bộ mái và ở cửa Hồng Trạch, có hơn 450 ô chữ chạm khắc các bài thơ có giá trị về văn học và giáo dục. Các công trình phụ thuộc như Tả, Hữu Phối Điện (trước), Tả, Hữu Tùng Viện (sau) quây quần chung quanh điện Biểu Đức càng tôn thêm vẻ cao quý của chính điện. Bên kia hồ điện, hòn Bàu Hồ làm bình phong cho khu vực điện thờ, rừng thông xanh mướt làm La thành cho khu vực lăng.

Bình phong lăng mộ ngay sau cổng vào khu mộ.

Lăng Thiệu Trị không có La thành nhưng lại tận dụng được dãy thiên nhiên xung quanh để tạo nên một khoảng La thành rộng lớn. Còn nếu xét về phong thủy, lăng Thiệu Trị nằm vào thế “sơn chỉ thủy giao”. Lăng quay mặt về hướng Tây Bắc, cách lăng khoảng 1 km về phía trước có đồi Vọng Cảnh, bên trái có núi Ngọc Trản chầu về trước lăng theo vị thế “tả long hữu hổ”. Ở đằng sau, ngoài ngọn núi Kim Ngọc ở xa, người xưa đã đắp một mô đất cao lớn làm “hậu chẩm” cho lăng. Trong phạm vi lăng có ba hồ bán nguyệt là hồ điện, hồ Nhuận Trạch, và hồ Ngưng Thúy cùng dòng khe từ hồ Thủy Tiên chảy ra bên phải, giao lưu với nhau bằng những đường cống xây ngầm dưới các lối đi.

Dù mang trong mình nhiều vẻ đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh giữa đời thực, nhưng trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, ngày nay lăng Thiệu Trị lại đồng rơi vào tình trạng xuống cấp nặng nề như bao ngôi lăng mộ khác. Tình trạng này, khiến cho lăng ngày càng ít khách thăm quan ghé thăm, vậy nên, tháng 3/2006, Bộ Văn hóa thông tin có quyết định trùng tu, tôn tạo Xương Lăng, tổng kinh phí đầu tư hơn 106 tỷ đổng.

Dưới đây còn nhiều hình ảnh về khu lăng mộ Thiệu trị mà thời Xưa tìm tòi cùng thu nhặt được muốn cùng bạn đọc chiêm nghiệm:

Bức Bình phong đơn giản ngay sau hồ Nhuận Trạch
Các bậc lối đi gạch vỡ nát và các hàng lan can rêu phong, cổng vào lăng mộ đơn giản
Các bức vách ngăn phòng ở của các bà phi – bằng dăm gỗ ép với đất sét, từ năm 1848 đến nay
Các cây cột giờ phải chống đỡ bằng gỗ thế này.
Cây cầu ở giữa là cầu Chánh Trung, dẫn thẳng tới Bửu Thành
Cây Trụ biểu bên trái Bi đình (hướng từ ngoài vào)
Cây Trụ biểu rêu phong vẫn đứng sừng sững, xung quanh là những dấu tích đổ nát và hoang phế
Chiếc vạc trước cửa Hồng Trạch Môn, đã bị vỡ một mảng lớn bên hông, và gẫy mất một tai.
Có ban thờ đặt trong Sùng Ân Điện, bên canh ban thờ vua Minh Mạng. Sinh vua Thiệu Trị được 3 ngày thì bà mất
Dấu tích cái nền của Lầu Đức Hinh xưa, và hai vườn hoa nhỏ phía trước
Điện Biểu Đức – điện thờ chính của vua Thiệu Trị. Đang trong quá trình trùng tu
Đoạn cuối Hồ Ngưng Thúy uốn cong, ôm lấy Bửu Thành. Đây là phần ở về phía tay phải Bửu Thành từ ngoài nhìn vào
Đoạn Hồ Ngưng Thúy nằm dọc giữa khu Lăng (bên trái) và khu Tẩm (bên phải), có nhiều sen mọc trong đoạn hồ này
Hàng tượng Voi ngựa hai bên Sân chầu – giống các lăng khác, cũng gồm 1 voi, 1 ngựa và 5 tượng quan văn võ
Cây Vạn tuế
Hồ Điện, nằm ngang hàng với Hồ Nhuận Trạch bên khu lăng.
Hồng Trạch Môn phía bên trong nhìn ra. Người đang đứng trong ô cửa, là vị nhân viên đang mời kẻ chụp ảnh đi ra
Khu lăng nhỏ của mẹ vua Thiệu Trị – vợ vua Minh Mạng. Bà tên Hồ Thị Hoa – tức là bà Tả Thiên Nhân Hoàng hậu
Khu vực lăng vua, nhìn từ phía con đường nhựa đi ngang qua
Lầu Đức Hinh xưa, đã sập đổ từ lâu
Mặt nền Lầu Đức Hinh, các tảng đá có lỗ chôn cột thì vẫn còn
Nghi Môn là cổng vào bằng đồng đúc hình rồng vờn mây (Long vân đồng trụ)
Nghi Môn, phía xa xa trên cao là Hồng Trạch Môn
Ngoài lớp tường thành hình tròn ở trên cao, dưới chân đồi còn một vòng bờ kè, ở lăng Thiệu Trị, dường như người ta xếp đá làm vòng bờ kè này chứ không xây gạch như lăng Minh Mạng
Ngôi mộ đá đơn giản. Mộ được bao quanh bởi một vòng tường gạch thấp, có bức tương phía sau làm Hậu án xây cũng đơn giản, nhưng trang trí khá đẹp.
Những nét trang trí trên Bình phong – từ năm 1902 đến nay
Quanh khu vực, còn có một số lăng mộ nhỏ của các thành viên trong gia đình vua Thiệu Trị
Sen trong Hồ Điện
Tả, Hữu phối điện ngay sau Hồng Trạch Môn, phía trước Điện Biểu Đức. Mái ngói 2 tòa điện này, có vẻ vẫn là ngói cũ ngày xưa.
Tả, Hữu tùng viện là nơi ăn ở, sinh hoạt của các bà phi, thái giám,… của nhà vua lên ở Xương Lăng lo việc thờ tự vua
Thang gỗ lên lầu trên của Hồng Trạch Môn
Toàn cảnh khu lăng mộ bà Từ Dũ nhìn từ phía Tẩm điện Xương Lăng
Trụ biểu bên phải, nhìn từ phía sau Bi đình
Từ bên này Hồ Điện trông sang Bình Phong
Từ dưới chân Bửu Thành nhìn ra phía Bi đình
Từ hồ Nhuận Trạch nhìn vào khu lăng.
Từ Nghi Môn nhìn vào Sân chầu và Bi đình
Từ Sân chầu nhìn về Bi đình – hai cây Trụ biểu vươn lên trời cao
Từ Sân chầu, lên một hàng bậc cấp, có hai con Nghê đồng hai bên Bi đình.
Xương Thọ Lăng, nhìn từ bờ hồ bán nguyệt trước lăng. Khu Xương Thọ Lăng mới hơn trăm năm, trông cũng hoang phế như toàn cảnh Xương Lăng.
5/5 - (2 bình chọn)

Viết một bình luận