Cùng điểm lại những trận lũ lụt kinh hoàng nhất trong lịch sử Việt Nam

Do tác động của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, ngập lụt, sạt lở, bão lũ diễn ra ngày càng phức tạp và khó lường. Đặc biệt, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các hình thái thời tiết cực đoan này nên thường xuyên phải gánh chịu hàng loạt cơn lũ dữ. Cùng nhìn lại những trận lũ lụt lịch sử kinh hoàng khiến người dân rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”.

Trận đại hồng thủy ở miền Trung tháng 11-1999

Diễn biến

Cơn bão số 9 hay bão Eve, đổ bộ vào khu vực Trung Trung Bộ ngày 20 tháng 10 năm 1999 gây ra mưa lớn ở Trung Bộ đi kèm gió mạnh, đã làm 15 người thiệt mạng. Ba ngày sau, xuất hiện một áp thấp nhiệt đới trên biển Đông và tiếp tục gây mưa lớn cho khu vực Trung Bộ. Một tuần lễ sau, ngày 1 tháng 11 năm 1999, một đợt gió mùa Đông Bắc mạnh tràn xuống Việt Nam, ban đầu ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ sau đó lan xuống các tỉnh Trung Bộ. Cùng lúc đó không khí lạnh gặp dải thấp xích đạo tác động đến miền Trung Việt Nam, kết hợp với các nhiễu động của đới gió đông trên cao hội tụ lại thành một hình thế thời tiết trút hàng loạt trận mưa xuống dải đất này.] Liền sau đó, ngày 5 tháng 11 một áp thấp nhiệt đới hình thành trong hệ thống thời tiết trên và tiếp tục mang mưa ẩm đến miền Trung. Áp thấp nhiệt đới đã đổ bộ và tan cùng ngày hôm đó trên đất liền Nam Trung Bộ.

Các tuyến đường trong nội đô thành phố Huế năm 1999 ngập nặng trong biển nước, người dân phải di tản đến nơi cao....
Các tuyến đường trong nội đô thành phố Huế năm 1999 ngập nặng trong biển nước, người dân phải di tản đến nơi cao….

Do ảnh hưởng của hệ thống thời tiết trên, từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 11 ở các tỉnh miền Trung đã xảy ra mưa lớn với lượng mưa từ 600–1000 mm. Mưa tại tỉnh Thừa Thiên – Huế với vũ lượng rất lớn; nhiều điểm tại tỉnh này mưa dồn dập khoảng 1.000 mm trong 1 ngày, trong đó nổi bật là tại thành phố Huế với lượng mưa 2 ngày đêm là 2.288 mm, và tổng lượng mưa ở Huế được xem là gần bằng tổng lượng mưa trung bình cả năm cộng lại.

Mưa lớn dồn dập đã gây ra một đợt lũ lụt diện rộng tại các tỉnh Trung Bộ, nhiều điểm đạt tới mức báo động 3 và trên báo động 3. Đặc biệt, trên một số sông đã đạt giá trị xấp xỉ hoặc vượt mức lũ lịch sử và được xem là lớn nhất trong vòng từ 70-100 năm qua. Đáng chú ý trong đó lũ trên sông Hương lên nhanh, biên độ lũ dao động tới mức 1 mét trong 1 giờ; đạt đỉnh ở mức 5,81 mét vào lúc 14 giờ (theo giờ Việt Nam) ngày 2 tháng 11 năm 1999. Trên nhiều sông đã xảy ra các trận lũ quét.

Một nguyên nhân gián tiếp dẫn đến đợt mưa lũ này là vào năm 1999 Việt Nam chịu tác động của hiện tượng La Niña. Ngay sau khi đợt El Niño kỷ lục 1997-1998 kết thúc, hiện tượng La Niña xuất hiện vào cuối năm đó và kéo dài từ năm 1998 đến năm 2001, trong đó giai đoạn 1998-2000 là cường độ trung bình và 2000-2001 với cường độ yếu. Ngoài gây ra các đợt rét đậm, rét hại kéo dài, La Nina cũng là tác nhân chính dẫn đến các trận bão dồn dập ở Nam Trung Bộ (cuối năm 1998), lũ lớn ở Trung Bộ (năm 1999) và Nam Bộ (năm 2000).

Kỷ lục lịch sử

Trong đợt mưa lũ này một lượng mưa ghi nhận được trong một ngày tại thành phố Huế là 1.384 mm, đây là một trị số lớn chưa từng thấy trong chuỗi số liệu 100 năm qua được ghi nhận ở Việt Nam. Đỉnh lũ của đợt lũ tháng 11 năm 1999 được xem là đỉnh lũ lớn nhất lịch sử trong vòng 70-100 năm qua ở một số sông, nhất là trên sông Hương. Mưa được xem là có cường suất lớn nhất trong hơn 100 năm qua, và cường độ mưa loại kỷ lục trên thế giới.

Thiệt hại

Trận lụt lịch sử miền Trung cuối năm 1999 được xem là trận lụt lớn nhất từ trước đến thời điểm đó xảy ra tại Việt Nam. Lũ lụt đã làm ngập trắng 10 tỉnh, thành phố của miền Trung, trong đó 20 huyện thị bị nhấn chìm. Mưa lũ khiến 595 người chết, 41.846 ngôi nhà bị cuốn trôi; 570 trường học bị cô lập và phá hủy, thiệt hại ước tính đạt 3.773 tỷ đồng (tương đương với 488 triệu USD vào thời điểm năm 1999). Đây được xem là thảm họa thiên nhiên đã gây ra hậu quả rất nặng nề và về lâu dài đối với các mặt xã hội, kinh tế, môi trường ở các tỉnh nơi lũ tác động.

Nhà cửa tan hoang sau trận đại hồng thủy
Nhà cửa tan hoang sau trận đại hồng thủy

Bão Niki tàn phá miền Bắc, 65 người chết và mất tích

Từ ngày 13 đến 19-8-1996, miền Bắc chịu ảnh hưởng chủ yếu của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Nam Định – Ninh Bình và nằm trong dải hội tụ nhiệt đới. Sáng 23-8, bão số 4 (Niki) vào Thanh Hoá, sau di chuyển theo hướng tây sang Lào và suy yếu dần.

Lũ đặc biệt lớn kéo dài nhiều ngày trên mức báo động 3 đã uy hiếp nghiêm trọng toàn bộ hệ thống đê đồng bằng Bắc Bộ. Hầu hết các đê bối, đê địa phương thuộc Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình đều bị tràn hoặc vỡ.

Đặc biệt, vỡ đê sông Gùa làm ngập 6 xã huyện Nam Thanh (nay là huyện Nam Sách và Thanh Hà, Hải Dương); phá đê Đức Long sông Hoàng Long ngày 15-8 làm ngập 2 xã; tràn đập Lạc Khoái sông Hoàng Long từ ngày 16-8.

Lũ đặc biệt lớn, nước dâng và bão số 4 làm chết và mất tích 61 người, bị thương 161 người; nhà, trường học, bệnh xá, bệnh viện đổ là 7465 cái; hư hại, ngập trên 172.876 cái; lúa và hoa màu bị ngập, hư hại 104.504 ha; thiệt hại lớn về công trình thủy lợi, giao thông, năng lượng…

Trận ngập lịch sử tại Hà Nội năm 2008

Năm 2008, người dân Hà nội được phen “hoảng hồn” khi đường phố, nhà cửa ngập chìm trong biển nước. Chưa bao giờ người dân thủ đô phải khốn khổ khi “sống chung với lũ”.

Theo TPO, đợt mưa lớn trái mùa năm 2008 tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã vượt qua mọi dự đoán và gây ra trận lụt lịch sử tại Hà Nội. Đợt mưa lớn này được đánh giá là có lượng mưa kỷ lục trong vòng 100 năm tại đây (tính đến năm 2018). “Tính đến chiều 1-11-2008, tổng lượng mưa ở khu vực Hà Nội phổ biến từ 350 –550 mm”, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương cho biết.

Thiệt hại do trận lụt gây ra là rất lớn, tại Hà Nội đã có 17 người thiệt mạng, tuyến đê sông Hồng bị sạt mái, gần 13.000 hộ dân ven đê ngập nhà cửa, các hồ chứa bị tràn nước. Tổng thiệt hại ước tính ít nhất là 3.000 tỷ đồng.

Năm 2010, Hà Tĩnh hứng trọn trận lũ lớn nhất lịch sử 100 năm

Người dân “rốn lũ” Hà Tĩnh dường như đã quen với những trận lũ, những cơn bão càn quét quê hương mình. Thế nhưng, trận lũ kinh hoàng chưa từng thấy trong lịch sử 100 năm qua tại Hương Khê đã khiến hàng ngàn hộ dân rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất” trước sự uy hiếp của cơn đại hồng thủy.

Như báo PLO đưa tin, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục xảy ra mưa lớn.

Đặc biệt, chiều 16-10-2010, một trận mưa xối xả trút xuống địa bàn tỉnh trong nhiều giờ liền, cộng với ảnh hưởng của việc xả lũ hồ Kẻ Gỗ khiến hầu hết các tuyến giao thông ngập sâu trong nước. Mưa lũ kéo về khiến người dân trở tay không kịp.

Trận lũ lụt đã làm 32 người chết và mất tích, hàng chục ngàn ngôi nhà bị ngập, giao thông tê liệt. Lũ lớn còn đe dọa sự an toàn của các đập thủy điện, làm hàng chục ngàn người phải đi sơ tán.

Miền Trung vật lộn với lũ dữ năm 2013

Ngày 15-10-2013, sau khi cơn bão Nari (bão số 11) quét qua các tỉnh miền Trung, hoàn lưu bão kết hợp không khí lạnh gây ra trận lũ lớn, bủa vây các tỉnh miền Trung gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam. Nhiều tuyến đường bị sạt lở, chia cắt; trong khi tại miền núi, nước ngập tới mái nhà, cô lập nhiều xã, huyện.

Tính đến thời điểm chiều 16-10, trên địa bàn huyện Hương Sơn đã có ít nhất 6 người chết do lũ cuốn trôi, trong đó có 2 em học sinh, hàng trăm nhà dân ngập chìm trong biển nước. Có 4 người đang bị mắc kẹt trong vùng lũ, phải trèo lên ngọn cây.

Mưa lớn kèm lốc xoáy còn làm 2 người chết ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Trong khi đó ở đập Sói Mực, huyện Bố Trạch nước lũ dâng cao cuốn trôi 2 cô giáo đang trên đường đi dạy học.

Trận lụt này mới diễn ra trong ngày đầu đã cướp đi sinh mạng, tài sản của nhiều người dân.

Mưa lũ lịch sử tàn phá Quảng Ninh tháng 7-2015

Theo VNN, tổng lượng mưa đo được tại một số điểm ở Quảng Ninh từ ngày 23 đến ngày 29-7-2015 đã vượt quá 1.500 mm.

Theo đánh giá, đây là trận mưa lớn nhất trong vòng 55 năm tại Quảng Ninh (tính đến năm 2015), phá vỡ hàng loạt kỷ lục.

Sau ba ngày mưa lũ, tổng thiệt hại về tài sản tại đây đã vượt quá con số 1.000 tỷ đồng, 23 người thiệt mạng và mất tích, gần 4000 nghìn ngôi nhà bị ngập lụt.

Đánh giá post

Viết một bình luận