Từ xa xưa, chữ Nôm đã bắt đầu được hình thành và phát triển từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20. Chữ Nôm được tạo ra dựa trên cơ sở của chữ Hán, người ta vận dụng các phương pháp tạo chữ hình thanh, hội ý, giả tá của chữ Hán để dùng biểu đạt những từ thuần việt, kết hợp với chữ Hán với mục đích biểu đạt từ Hán Việt và tạo ra một bộ chữ viết phổ thông mới cho tiếng Việt vào thời điểm đó. Vào khoảng thời gian từ thế kỷ 10, chữ Nôm là công cụ thuần túy duy nhất Việt Nam ghi chép lịch sử, phong tục, văn hóa dân tộc.
Thời đó, chữ Nôm thường được dùng để ghi chép tên người, địa danh và sau đó dần dần được phổ cập tiến vào sinh hoạt văn hóa của quốc gia. Chữ Nôm giữ một vai trò có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền văn học Việt Nam, nó là công cụ xây dựng nền văn học cổ truyền đã trải dài qua nhiều thập kỷ. Nếu phải buộc so sánh giữa chữ Nôm với chữ Hán thì nhìn tổng quan chữ Nôm thường có nhiều nét hơn, phức tạp, khó viết hơn chữ Hán nên sẽ khó đọc, khó nhớ hơn chữ Hán nhiều. Để có thể đọc viết được chữ Nôm đòi hỏi người đó phải có vốn hiểu biết cơ bản về chữ Hán trước vì do đa số chữ Nôm là những chữ phải ghép 2 chữ Hán lại với nhau. Hệ thống chữ Nôm cũng không có một sự gắn kết nhất định do chưa được chú ý và quan tâm toàn diện, người ta có thể dùng một chữ với nhiều cách đọc khác nhau hay ngược lại, nhiều chữ nhưng chỉ dùng chung một âm tiết.
Kể từ thời nhà Lê tính về sau, số lượng những tác phẩm bằng chữ Nôm đã tăng nhiều trong suốt khoảng thời gian từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Đỉnh cao nhất là các áng văn mang tính chất cảm hứng và chứa đựng nhiều phần tình cảm. Những sáng tác chữ Nôm rất phong phú và đa dạng như: truyện thơ lục bát, song thất lục bát, tuồng, chèo…Những tác phẩm văn học chữ Nôm đã biểu đạt đầy đủ tất cả tình cảm của dân tộc Việt Nam, lúc thì hào hùng, trang nghiêm, lúc thì bi đát, cảm tình.
Chữ Quốc ngữ
Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, các sĩ phu yêu nước, các nhà tri thức đã sớm bắt đầu thấy được sự hữu dụng của chữ viết này trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Các nhân tài như Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Quý Cáp và nhiều thế hệ kế tiếp đã nhìn thấy được rộng mở sáng lạng trong tương lai của chữ viết này. Trong giai đoạn cách mạng tháng tám năm 1945 cũng đã làm cho mọi người thấy rõ được lợi ích của thứ chữ này nên đã sử dụng nó để tiêu diệt giặc dốt và lấy nó làm một phương tiện phát huy học thuật, tư tưởng của nước Việt Nam ta. Bắt đầu từ lúc đó, chữ quốc ngữ và nền văn học quốc ngữ liên tục khẳng định chỗ đứng quan trọng của mình trong lòng dân tộc. Vào thời điểm khởi đầu của chữ quốc ngữ, các linh mục Dòng Tên ở nhiều quốc gia khác nhau đã cùng chung tay xây dựng nên chữ quốc ngữ trong những bước đi đầu tiên.
Nói về tinh thần đồng đội thì phải nói đến Inhaxio của Dòng rất cao, người này gục xuống thì người sau tiếp bước. Đáng kể nhất là người Avignon, khi ấy là lãnh địa Giáo hoàng với Alexandre de Rhodes mà người Pháp tự hào nhận bừa sau đó. Nói đến đây mà không nhắc đến công sức góp phần của người Việt Nam thì sẽ là một sự thiếu sót không nhỏ. Việc làm sáng tỏ thêm là rất cần thiết, người có công lớn, kẻ công nhỏ, không được quá tập trung đề cao một cá nhân nào đó mà lãng quên công sức của người khác. Chữ quốc ngữ được hình thành nên bởi một tập thể gồm nhiều giáo sĩ Dòng Tên cùng các giáo dân Đàng Trong chí Đàng Ngoài trong thời điểm năm 1615 đến năm 1659. Năm 1659, vào giai đoạn thành lập hai giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài cùng với việc bổ nhiệm hai Giám mục Pierre Lambert de la Motte và Francois Pallu kết hợp với sự xây dựng Hội Thừa sai Paris, Mission Etrangere de Paris, viết tắt là MEP, đã góp phần vào việc đưa chữ quốc ngữ ngày càng được hoàn thiện hơn. Tuy rằng trong suốt quá trình này, các linh mục Thừa sai và Dòng ông thánhInaxu có nhiều tranh cãi với nhau về vấn đề mục vụ nhưng lại cùng sử dụng chữ quốc ngữ với mục đích tải đạo.
Ở cuối thế kỷ 17, nhiều lá thư viết bằng chữ quốc ngữ còn được lưu giữ lại tại Archives MEP để minh chứng, bước sang thế kỷ 18, một hậu duệ của Dòng Tên là Philipphê Bỉnh thông qua các bản viết tay cho thấy, chữ quốc ngữ đã được hoàn thiện hơn. Nhìn chung các tác phẩm khác nhau từ cha Đắc Lộ đến thời của cha Philipphê Bỉnh, chữ quốc ngữ đã có nhiều sự thay đổi về cách ký âm. Đức cha Taberd vào năm 1838 đã cho ra mắt cuốn từ điển Annam – Latinh tại Serampore và cuốn Nam Việt Dương hiệp Tự vị. Cuốn từ điển Annam – Latinh của Bỉ Nhu Bá Đa Lộc đã được bắt đầu soạn thảo vào năm 1772 và hoàn chỉnh năm 1773. Đến cuối năm 1999, cuốn từ điển này đã được in ra và chụp lại tại Paris, Hồng Nhuệ đã chỉnh thành chữ quốc ngữ sau đó được in tại Thành phố Hồ Chí Minh bởi nhà Xuất bản Trẻ, nhân ngày kỷ niệm hai trăm năm.
Tính từ lúc người Pháp đặt nền cai trị tại Việt Nam ta, họ đã dần thấy được vai trò của quốc ngữ và mong muốn dùng nó với mục đích phục vụ cho công cuộc thống trị và loại bỏ ảnh hưởng Trung Quốc. Người Pháp đã sử dụng chữ viết lưu hành trong nội bộ Giáo Hội qua nhiều giai đoạn lịch sử thành một thứ chữ phổ biến trải dài ở khắp nơi. Về sau, chữ quốc ngữ ngày càng khẳng định được chỗ đứng vững chắc của mình. Những tác phẩm từ nhỏ đến lớn hầu như đều thấy sự xuất hiện của thứ chữ này, từ nền văn học hiện thực phê phán đến nền văn học xã hội chủ nghĩa ngày nay, chữ quốc ngữ đã đi được một chặng đường dài và xây dựng nên một nền văn chương quốc ngữ đồ sộ đến tận ngày nay.
Hãy biết trân trọng những thứ mình có đừng vì cái mới mà vứt bỏ cái cũ. Đối với chữ Nôm hay chữ Quốc ngữ thì cũng đều là những chữ viết quan trọng, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam ta ngày càng phát triển và vững mạnh được như bây giờ.
- Đôi chút cảm nhận về ca khúc Sao đêm và nhạc sĩ tài ba Lê Trọng Nguyễn
- “Chuyện Một Người Đi” – Lời tâm tình của người lính nhớ quê nhà, nhớ gia đình và nhớ người thân
- “Nghệ sĩ Ưu Tú” Út Bạch Lan: Từ một cô bé hát dạo vỉa hè đến “sầu nữ” cải lương nổi tiếng toàn miền Nam
- Tuyển tập những bức ảnh hiếm có về Thành Phố Vinh hơn 100 năm trước
- “Mất Nhau Mùa Đông” (Anh Bằng)