Bàn chuyện về bác sĩ Phan Huy Quát – Thủ tướng dưới thời chính quyền Sài Gòn VNCH

Bác sĩ Phan Huy Quát – Từng là Thủ tướng VNCH

Ông Phan Huy Quát, sinh năm 1908 tại Thạch Châu, Thạch Hà, Hà Tĩnh trong gia đình dòng họ Phan Huy giàu truyền thống khoa bảng ở xứ Nghệ, là con trai trưởng của Tiến sĩ Phan Huy Tùng – Lang trung Bộ hình triều Nguyễn. Từng là Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa giai đoạn từ ngày 16/2/1965 đến ngày 5/6/1965, đồng thời cũng là thành viên của “Đại Việt Quốc dân Đảng”.

Bộ trưởng Quốc Phòng Quốc gia Việt Nam – Phan Huy Quát trong buổi lễ tưởng người đã khuất Richard Nixon với Đại sứ Pháp Maurice Dejean – Thống đốc Bắc Kỳ năm 1953.
Bên trái bức hình là Trung tướng Rene Cogny, Tư lệnh Lực lượng Pháp ở Bắc Bộ – Bác sĩ Phan Huy Quát ở phía cùng bên phải. Ông Nixon khi đó là phó tổng thống Mỹ, đến Hà Nội ngày 1/11/1953. Ngày 3/11/1953, ông đến Chợ Ghềnh (Ninh Binh) cách Ninh Bình 10 km để dự lễ “mừng công” của Pháp trong Chiến dịch Mouette đánh vào Rịa và Nho Quan để chặn đứng trước cuộc tấn công của Đại đoàn 320 do tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy. Tại Chợ Ghềnh, Đại tá de Castrie, chỉ huy trận càn Mouette, lọt mắt xanh Nixon, vì thế hơn một tháng sau đó được cử làm Chỉ huy cứ điểm Điện Biên Phủ.
Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm tiến gắn huy chương lên cờ của trường Sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Sau lưng ông là Bộ trưởng Quốc phòng Phan Huy Quát. Hình chụp trên đường Nguyễn Huệ, phía xa là Tòa Đô Chánh năm 1953.

Ngoài ra, khi Quốc gia Việt Nam được thành lập (1948 – 1955), ông đảm nhiệm vị trí Tổng trưởng của các bộ Giáo dục (1949), Quốc phòng (1950 – 1954) trong chính phủ dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại. Nhưng sau đó, ông lui về hành nghề bác sĩ tại Sài Gòn với văn bằng Tiến sĩ ngành Y Khoa.

Từ trái qua: Trung tướng Nguyễn Văn Hinh, Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia VN – Thủ tướng Bửu Lộc – Bác sĩ Phan Huy Quát, Bộ trưởng Quốc phòng trong một cuộc bàn luận năm 1954.
Từ trái qua: Bác sĩ Phan Huy Quát – Bộ trưởng Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Văn Hinh, Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia VN, Thủ tướng Bửu Lộc.
Từ trái qua, hàng đầu: Tướng Nguyễn Văn Hinh Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia VN, Thủ tường Ngô Đình Diệm, Hoàng thân Bửu Lộc (cựu Thủ tướng, tiền nhiệm của Tổng thống Diệm), ông Phan Huy Quát Bộ trưởng Quốc Phòng.

Hết tướng Dương Văn Minh rồi đến Nguyễn Khánh lên nắm quyền sau cuộc Đảo chánh năm 1963 dưới thời kỳ quân quản của Việt Nam Cộng hòa nhưng tình hình chung của chính quyền luôn gặp nhiều xáo trộn và không đạt được sự ổn định. Dưới áp lực của Hội đồng Quân lục, tướng Nguyễn Khánh buông tay khỏi chính trường và chính phủ Dân sự được thành lập do Phan Huy Quát đứng đầu với cương vị Thủ tướng, Nguyễn Văn Thiệu đảm nhận chức vị Phó thủ tướng. Nội các gồm có Bộ trưởng Thông tin Linh Quang Viên, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Tiến Hỷ, Bộ trưởng Phủ thủ tướng Bùi Diễm, Bộ trưởng Ngoại giao Trần Văn Đỗ.

Bộ trưởng Quốc Phòng Phan Huy Quát của năm 1964
Thủ tướng Nam VN Nguyễn Khánh trưng lên cho mọi người thấy các bản sao chụp một bức thư mà ông cho rằng nó đã được thái tử Cam Bốt Sihanouk ký tên, theo ông Khánh, chứng tỏ sự đồng lỏa trong cuộc xâm lược của CS chống Nam VN. Ngồi bên trái ông Khánh là Ngoại trưởng Phan Huy Quát. Bức thư này đã được gửi cho người nhận là một chủ tịch nước – theo phỏng đoán là Chủ tịch HCM của Bắc VN.
Chỉ vài tháng sau đảo chánh 1-11-1963, tướng Nguyễn Khánh đã “lật đổ” tướng Dương Văn Minh để lên nắm quyền. Ảnh chụp năm 1964
Ngày 04 tháng 06 năm 1964 tại Washington, Hoa Kỳ trong văn phòng của Tổng thống Johnson, ông đã có cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Ngoại giao miền Nam Việt Nam – Phan Huy Quát. Sau cuộc họp, Bộ trưởng Ngoại giao nói với các phóng viên rằng tình hình ở miền Nam Việt Nam là “tốt.”
Ngày 03/06/1964, Washington, Hoa Kỳ – Bộ trưởng Ngoại giao Phan Huy Quát có buổi phát biểu trước Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia, ông cho biết trận chiến chống Cộng sản ở Việt Nam “là trận cuối cùng ở châu Á” và nếu thế giới tự do thua cuộc, rắc rối sẽ lan sang lục địa Mỹ. Ông cam kết rằng nhân dân Việt Nam quyết tâm chiến đấu chống lại Việt Cộng cho đến khi nào cần thiết. Hình ảnh của © Bettmann/CORBIS .

Ngày 25/5/1965, Phan Huy Quát quyết định cải tổ Nội các bằng việc thay thế một số Tổng trưởng, tuy nhiên quyết định này lại bị phe giáo dân Thiên Chúa giáo phản đối. Đến cả quốc trưởng Phan Khắc Sửu cũng không đồng tình nên sau cùng quyết định vẫn không được phê chuẩn. Sự bất đồng về quan điểm giữa Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát đã khiến tình hình dần rơi vào bế tắc, kéo dài sang tận tháng 6 vẫn không giải quyết được, trước tình hình đó, chính phủ hoàn toàn bị tê liệt.

Bác sĩ Phan Huy Quát đang phát biểu trước công chúng khi trở thành Thủ tướng năm 1965
Trước khi làm Thủ tướng, ông Phan Huy Quát có văn bằng tiến sĩ ngành y khoa. Ngày 31 tháng 3 năm 1965, do nhu cầu cấp bách giúp cứu chữa các nạn nhân vụ đánh bom Tòa Đại sứ Mỹ, BS Quát đã trở lại điều trị cho các nạn nhân. (UPI)
Đội quân danh dự đón Thủ tướng Phan Huy Quát ngày 21 tháng 4 năm 1965.
Thủ tướng Phan Huy Quát đến Qui Nhơn.
Thủ tướng Phan Huy Quát duyệt đội quân
Thủ tướng Phan Huy Quát thăm Qui Nhơn

Ngày 11/6, Phan Huy Quát lại tiến hành một cuộc triệu tập Hội đồng chính phủ với mục đích giải quyết vấn đề trước mắt, nhưng sau cùng vẫn không đạt thành thỏa thuận nên ông ra lệnh giải tán chính phủ và từ chức Thủ tướng. Sau 30/4/1975, ông và gia đình bị kẹt lại ở Việt Nam do không kịp lên máy bay Mỹ di tản. Cuối cùng lại không ra trình diện theo lệnh của chính quyền mới mà chấp nhận cuộc sống trốn tránh trong một thời gian ngắn, sau đó tìm cách tổ chức vượt biên. Trên đường vượt biên, ông bị phát hiện, bắt giữ cùng con trai út là Phan Huy Anh, bị tuyên án tù rồi mất tại nhà lao Chí Hòa vì bệnh viêm gan vào ngày 27 tháng 4 năm 1979.

Thủ tướng Phan Huy Quát và Quốc trưởng Phan Khắc Sửu trong cuộc bầu cử Hội đồng Tỉnh, Thị xã năm 1965.
Thủ tướng Nam VN Phan Huy Quát tiếp một phái đoàn thành viên giáo phái Hòa Hảo tại văn phòng của ông tại Sài Gòn năm 1965. Nhóm này cam kết ủng hộ ông Quát, người đã cáo buộc vị quốc trưởng Phan Khắc Sửu cản trở những nỗ lực để ổn định cuộc khủng hoảng chính trị. Ông Quát nói chính phủ của ông không tìm ra được giải pháp nào và đã mời các vị tướng đứng ra giàn xếp.
Ngày 29 tháng 3 năm 1965 – Đại sứ Maxwell D. Taylor (2R) thăm tàu ​​sân bay ‘Biển San hô’ ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Cùng ông Phan Huy Quát và kế đó là Tướng Nguyễn Chánh Thi – Tư lịnh Vùng 1 chiến thuật.

Cho đến nay, vì tư thù cá nhân cùng với sự hằn học chế độ mà nhiều người trong gia đình ông Phan Huy Quát vẫn căm tức về cái chết của ông. Bởi họ luôn mặc định rằng cái chết của ông Phan Huy Quát là do chính quyền Cộng sản Việt Nam gây nên, cản trở trong quá trình điều trị bệnh gan của ông nên Phan Huy Quát mới không qua khỏi. Trên thực tế, các cơ quan chức năng đã rất cố gắng viện trợ và tạo điều kiện cho gia đình chữa trị nhưng bệnh của ông tuyệt nhiên không thể chữa được.

Gia đình bác sĩ Phan Huy Quát – Ảnh chụp của Douglas Ross năm 1966
Bà Marion Ross với gia đình BS Phan Huy Quát

Sau đó, em trai ruột của ông là Phan Huy Lê (Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân và cũng là một trong những chuyên gia về lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam từ Khóa II đến khóa VI giai đoạn 1990 – 2015) đã cho ra mắt bộ “Lịch sử Việt Nam” dài 15 tập, có đề cập về bác sĩ Phan Huy Quát gây nên những tranh cãi gay gắt từ phía những người yêu nước chân chính. Ông bị cáo buộc vì để tình cảm riêng chi phối khi viết bộ sử này mà không theo sự thật lịch sử khi sử dụng các tên gọi mĩ mều như “Chế độ Sài Gòn”, “Quân đội Sài Gòn” để chỉ những kẻ bán nước, làm tay sai cho giặc trong giai đoạn lịch sử 1954 – 1975. Điều này càng làm người khác nghi ngờ về tính chân thực và sự khách quan trong cách nhìn nhận cũng như khả năng đánh giá lịch sử.

Giáo sư Phan Huy Lê (1934 – 2018), em trai ruột cùng cha khác mẹ với cựu Thủ tướng VNCH Phan Huy Quát
Hội nghị Liên đoàn Chống Cộng thế giới lần thứ hai tại Sài Gòn (từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 12 năm 1968)
Ảnh chụp trước thềm Dinh Độc Lập – Ông Phan Huy Quát đứng cạnh bà mặc áo dài nơi hàng đầu.
Bên tay phải Quốc trưởng Bảo Đại là Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm, Bộ trưởng QP Phan Huy Quát. Phía sau ông Tâm là Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh, Tham mưu trưởng quân đội Quốc gia VN.
Ông Phan Huy Quát Bộ trưởng Quốc phòng của chính phủ Quốc gia Việt Nam tại trường Võ bị Quốc Gia Đà Lạt
Tập san của Khối các Quốc gia chống Cộng – Số Tháng 1 & 2/1969
Đánh giá post

Viết một bình luận