4 đời Thái hậu vì ham mê quyền lực đã “góp phần” khiến triều đình nhà Lý ngày càng suy vong

Vào cuối năm 1009 khi Lý Công Uẩn lên ngôi đã mở ra triều đại nhà Lý, lấy hiệu là Lý Thái Tổ. Cho đến năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về thành Đại La, đổi tên thành Thăng Long và mở đầu cho một đất nước hưng thịnh. Tuy nhiên, không có gì là tồn tại mãi mãi khi đất nước ngày một suy tàn. Mà một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy vong ngay cả trước khi đất nước rơi vào tay nhà Trần lại chính là sự can thiệp của các thái hậu khiến vương triều.

Đất nước dưới triều nhà Lý vô cùng hưng thịnh. Vua Lý Thái Tổ sau khi lên ngôi rất xem trọng Phật giáo và ủng hộ tín ngưỡng này. Điều đó góp phần phát triển cho nền văn hóa sau này. Từ thời nhà Lý, các Văn Miếu, Quốc Tử Giám đã được xây dựng. Đồng thời vua cũng xem trọng việc tuyển chọn nhân tài cho đất nước bằng hình thức mở các khoa thi cử. Các triều đại về sau vẫn sử dụng hình thức này để tìm kiếm hiền tài cho đất nước.

Tượng đài vua Lý Thái Tổ

Sự phát triển hùng mạnh của đất nước cũng giúp vua chiêm phạt các nước lân bang, đem lại thêm nhiều đất đai cho đất nước. Tuy nhiên triều đại nhà Lý không tồn tại lâu dài mà dần trở nên suy yếu, một trong những nguyên nhân được nói đến là do thái hậu can thiệp quá nhiều về việc triều chính. Nhiều thái hậu của triều đình nhà Lý làm nhiếp chính, tạo dựng quyền lực cho mình và dòng họ, dần dà dẫn đến triều đình bị rơi vào tay nhà Trần.

Những thái hậu khiến nhà Lý suy vong

Linh Chiếu Hoàng Thái hậu

Sau khi vua Lý Thần Tông mất, Lý Anh Tông lên ngôi. Hoàng Thái hậu Linh Chiếu tư thông với người tình là Đỗ Anh Vũ, giúp ông lên được chức Phụ quốc Thái úy. Cậy quyền thế, Đỗ Anh Vũ càng làm càn. Thậm chí vì giữ vững quyền lực mà ông cả gan hãm hại cả trung thần. Trước tình hình này, các quan liêm chính trong triều đã ra sức phản lại Đỗ Anh Vũ và bắt ông vào ngục. Thế nhưng Linh Chiếu Hoàng Thái hậu đã giúp ông thoát ra khỏi ngục tối. Đồng thời còn quyết định để ông phục chức. Sau khi ra khỏi ngục và được nắm quyền hành trở lại, ông đã ra tay sát hại toàn bộ trung thần để đứng lên nắm quyền hành tuyệt đối.

Tài liệu “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” đã nhắc đến chuyện cầm quyền này bằng nhưng câu từ như sau: “Khi nhà vua mới lên ngôi, không cứ việc lớn hay nhỏ, đều do anh Vũ quyết định cả”. Phải nói rằng ông thao túng toàn bộ triều đình, tự do ra vào cung cấm như nhà của mình, tư thông với Linh Chiếu Hoàng Thái hậu,… Mọi người ai nấy đều sợ hãi, không dám chống lại.

Chiêu Linh Hoàng Thái Hậu

Thời vua Lý Anh Tông có đứa con trai được phong làm Thái Tử tên là Long Xưởng. Nhưng Thái tử ham chơi hư hỏng nên bị phế truất. Con thứ của vua là Long Trát được lên ngôi Thái Tử. Vì thế khi vua Lý Anh Tông tạ thế, Thái tử Long Trát mới 3 tuổi đã phải lên ngôi, lấy hiệu là Cao Tông. 

Tượng thờ vua Lý Cao Tông

Mẹ của Long Trát là Chiêu Linh Hoàng Thái hậu muốn con trai mình lên ngôi hoàng đế bèn cho mở tiệc mời các quan văn võ trong triều đến và nói rằng Long Trát còn nhỏ, chưa thể trị vì giang sơn. Bà nói các quan trong triều nên để Long Xưởng lên ngôi thì tốt hơn. Tuy nhiên, mọi người không ai đồng ý chuyện này, nhất là Thái úy Tô Hiến Thành. Mẹ của Long Xưởng biết Tô Hiến Thành là người có ảnh hưởng nhất đến với các quan trong triều nên đã dùng vàng bạc để mua chuộc. Thế nhưng ông chỉ một một lòng phò tá vua Cao Tông mà không nhận bất cứ sự mua chuộc nào của Chiêu Linh Hoàng Thái hậu.

Biết không thể mua chuộc được Tô Hiến Thành, Chiêu Linh Thái hậu bèn tạo âm mưu nhằm ly gián các quan trong triều để họ đứng về phía mình. Một đêm nọ, Hoàng Thái hậu gọi con trai mình là Long Xưởng vào cung tính kế chiếm lấy ngôi vua. Tô Hiến Thành biết tin ra tay kịp thời, ngăn không cho Long Xưởng vào cung. Cuối cùng âm mưu bị thất bại, Chiêu Linh Hoàng Thái hậu bị bắt và giam lỏng. Tuy nhiên bà đã thành công khi ly gian được các quan trong triều.

Chiêu Thiên Chí Lý Hoàng Thái hậu

Nếu Chiêu Linh Hoàng Thái hậu là mẹ của Long Xưởng thì Chiêu Thiên Chí Lý Hoàng Thái hậu là mẹ của Long Trát (Cao Tông Hoàng đế). Bà cũng được người đời nhắc đến vì là người ham mê quyền lực không kém gì Chiêu Linh Hoàng Thái hậu.

Phò tá vua Cao Tông lên ngôi và hỗ trợ vua cho đến sau này, Thái úy Tô Hiến Thành là người tận trung với vua. Đồng thời cũng là người có tầm nhìn xa trông rộng. Khi ông sắp qua đời, Chiêu Thiên Lý Hoàng Thái hậu đã đến gặp và hỏi ông rằng ngoài ông ra, vua có thể tin tưởng được ai. Ông nói rằng vua có thể tin tưởng Trần Trung Tá, ông ấy có thể thay mình phò tá vua. Mặc dù đã hỏi ý kiến của ông, nhưng khi Tô Hiến Thành mất, vì để củng cố quyền lực, Hoàng Thái hậu đã để em trai mình là Đỗ Di An lên thay. Tuy nhiên, em trai Hoàng Thái hậu là người bất tài, ăn chơi trát táng. Vì nghe lời Đỗ Di An, triều đình và đất nước ngày càng đi xuống, dân chúng oán than, khắp nơi loạn lạc.

Đàm Thái hậu

Năm 1210 (Năm Canh Ngọ), vua Lý Cao Tông qua đời, thái tử Lý Hạo Sảm lên ngôi, lấy hiệu là Huệ Tông, mẹ của Hoàng đế được gọi là Thái hậu. Tuy ngôi vua là của Lý Huệ Tông nhưng thực chất mẹ của ông (Đàm Thái hậu) lại là người can dự vào chính trị nhiều nhất. Thậm chí bà còn phong cho em trai mình là Đàm Dĩ Mông làm Thái sư, cả hai chị em ngồi nghe chuyện chính sự mà không màng đến con trai mình.

Đàm Dĩ Mông là người có học thức nhưng lại khá nhu nhược nên mọi chuyện đều để chị mình quyết định. Vì quá ham mê củng cố quyền lực, Đàm Thái hậu đã khiến triều đình ngày càng suy sụp, đất nước lầm than, nhiều thế lực nổi lên. Bất đắc dĩ triều đình nhà Lý muốn củng cố địa vị đành phải nhờ đến nhà Trần. Cuối cùng khi con gái của vua Lý Huệ Tông là Lý Chiêu Hoàng lên ngôi, cô đã nhường ngôi cho chồng mình là Trần Cảnh ngay sau khi chỉ 1 năm điều hành. Từ đó nhà Trần được thành lập.

Đánh giá post

Viết một bình luận