Xuôi ngược những nẻo đường Sài Gòn xưa: Đại lộ mang tên vị phú hào giàu “thứ hai” của Nam Kỳ

Trong thời kỳ đầu quân Pháp đến chiếm đóng Việt Nam, trong dân gian có câu: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định” để nói về bốn người giàu có nhất Nam Kỳ buổi ấy. Căn cứ theo lời tương truyền ấy thì “nhì Phương” chính là ông Tổng đốc Phương (tên thật là Đỗ Hữu Phương, người gốc Minh Hương) – cũng là một trợ thủ đắc lực của quân Pháp. Trước nhà ông có một con rạch chảy qua, trên bờ của con rạch đó chính là con đường gọi là “Phố xếp” và con rạch đó cũng có tên là rạch “Phố xếp”, nhưng sau này được lấp lại tạo thành một đại lộ, đặt tên là đại lộ Tổng đốc Phương. Nhưng đến ngày 14 tháng 8 năm 1975, ngành chức năng đã đổi lại tên là Châu Văn Liêm.

Nhà ông Tổng đốc Phương trên đường Tổng Đốc Phương, nay là đường Châu Văn Liêm.
Những gánh hàng rong được bày bán trên đường Tổng đốc Phương của những năm thập niên 1920. Ngôi nhà giữa hình nằm tại góc ngã tư Đồng Khánh – Tổng Đốc Phương đến nay vẫn còn.
Bưu điện đầu tiên của Chợ Lớn, sau khi Chợ mới Bình Tây xây xong năm 1930 thì Bưu điện Chợ Lớn dời vào chỗ Chợ cũ còn nơi này được sửa chữa và dùng làm Sở Thuế trực thu (Contributions Directes) và sau đó là trụ sở Ty Thuế vụ quận 6, quận 7 và quận 8 thời trước năm 1975. Còn sau năm 1975 thì vị trí ngày nay là tòa nhà Ngân hàng Sài Gòn Công Thương SAIGONBANK. Ảnh chụp của những năm 1920 – 1929.
Những người dân đang bày hàng trên đường Tổng đốc Phương phía sau Chợ Cá như một khu chợ tự phát ở năm 1925, nơi này sau chính là đường Châu Văn Liêm.  Chỗ nhà 3 tầng gần giữa hình là ngã tư Đồng Khánh – Tổng Đốc Phương và sòng bạc Casino (nơi sau này là rạp Casino Chợ Lớn).
Chợ Cá phía trước Chợ Cũ, nằm ngay giữa đường Tổng Đốc Phương (nay là đường Châu Văn Liêm). Đây là hai trong số các ngôi chợ xưa nhất của Chợ Lớn, trước khi có Chợ Bình Tây tức Chợ Mới.
Tòa nhà trong hình chính là Bưu điện đầu tiên của Chợ Lớn, nằm tại góc đường Hồng Bàng – Châu Văn Liêm ngày nay. Chỗ chốt có người canh giữ, vị trí hai cây barie là nhà ga xe lửa Saigon – Mỹ Tho. Con đường có xe ngựa đang đi là đường Thuận Kiều. Ảnh chụp năm 1929.
Đường Tổng Đốc Phương, nay là Châu Văn Liêm, bên trái là năm 1950 – bên phải là năm 1968.
Người dân dạo chơi trên trục đường chính của Chợ Lớn, nơi ngã tư Đồng Khánh – Tổng Đốc Phương (nay là giao lộ Châu Văn Liêm – Trần Hưng Đạo). Ảnh chụp tháng 3 năm 1950.
Chiếc trực thăng ngang nhiên bay phía trên đường Tổng đốc Phương năm 1968
Góc Đồng Khánh – Tổng Đốc Phương

Vòng xoay giao lộ Khổng Tử – Tổng Đốc Phương (ngã 5 Chợ Lớn)
Ảnh chụp vòng xoay giao lộ Khổng Tử – Tổng Đốc Phương năm 1950. Nay là vòng xoay Hải Thượng Lãn Ông – Châu Văn Liêm, với tượng Phan Đình Phùng phía trước Bưu Điện Quận 5
Hình chụp từ ngã tư Đồng Khánh-Tổng Đốc Phương năm 1952
Ảnh bên trái là năm 1954, bên phải là năm 1969
Đường Tổng Đốc Phương năm 1954, thẳng phía trước là 3 tháp nước Chợ Lớn cạnh đường Thuận Kiều
Con đường Tổng đốc Phương đông xe vào một buổi sớm năm 1969
Tháng 8 năm 1959, đường Tổng Đốc Phương (Chợ Lớn) có chiều đi về, ngăn cách bởi hàng cây thông ngay ngắn. Phía bên trái của chiếc xe buýt là Nhà thuốc Đại Quang số 27 Tổng Đốc Phương.
Những bức ảnh ghép góc ngã tư Đồng Khánh – Tổng Đốc Phương của những năm thập niên 1950, 1960
Ngã tư Đồng Khánh-Tổng Đốc Phương
Đường ngang chính là Tổng Đốc Phương của những năm thập niên 1950. Rạp Casino sau này xây thành Khách sạn Phương Hoàng (Tòa nhà tại góc màu xanh lá cây)
Đường Tổng Đốc Phương năm 1961, bên phải ảnh chỗ phía sau xe đò là Rạp CASINO Chợ Lớn.
Ngã tư Đồng Khánh-Tổng Đốc Phương
Ngã tư Đồng Khánh – Tổng Đốc Phương của những năm thập niên 1960
Khách sạn Phượng Hoàng, góc Đồng Khánh – Tổng Đốc Phương (nay là góc Trần Hưng Đạo nối dài – Châu Văn Liêm). Ngày trước, vị trí này là rạp hát CASINO.
Ngã tư Đồng Khánh – Tổng Đốc Phương của năm 1965. Ở mép bên phải ảnh là một chút của mặt tiền rạp ciné CASINO Chợ Lớn.
Đường Tổng Đốc Phương của những năm thập niên 1960
Ngã tư Đồng Khánh – Tổng Đốc Phương
Ngã tư Đồng Khánh – Tổng Đốc Phương năm 1961
Rạp hát ĐẠI QUANG đường Tổng Đốc Phương (nay là Châu văn Liêm) năm 1961
Rạp hát CASINO tại ngã tư Đồng Khánh – Tổng Đốc Phương năm 1961. Xe đạp lớn đang từ Đồng Khánh rẽ vào Tổng Đốc Phương, các xe khác đang đi theo chiều của đường Đồng Khánh.
Bản đồ CHOLON 1966 có ghi chú thêm tên các cây cầu. Cầu Bình Tây nằm tại chỗ vòng tròn màu vàng. Hình vuông đỏ có số 183 là Chợ mới Bình Tây do ông Quách Đàm bỏ tiền xây dựng. Ô vuông lớn trên bản đồ có cạnh là 1 km, mỗi vạch trên cạnh ô vuông tương ứng 100 m trên thực địa.
Phía trước là vòng xoay ngã năm Khổng Tử với tượng đài Phan Đình Phùng ghi nhận năm 1966 – 1967. Đằng sau đó chính là Bưu điện Chợ Lớn
Góc Hồng Bàng – Châu văn Liêm bị ngập nước trong đợt mưa năm 1967
Rạp hát & Khách sạn Thủ Đô trên đường Tổng Đốc Phương năm 1967
Chợ Lớn năm 1967
Xa phía trước là ngã tư Nguyễn Trãi – Tổng Đốc Phương. Rạp Đại Quang nằm trong dãy nhà bên trái. Rạp Lê Ngọc nằm cạnh ngã tư này, nhìn thấy trong bóng tối phía sau cây cổ thụ phía bên phải.
Chiếc xe tăng di chuyển trực tiếp trên đường lớn, bên phải là rạp Đại Quang
Rạp Đại Quang ở số 63 – 65 đường Tổng đốc Phương. Năm 1967, rạp chiếu phim đang giới thiệu bộ “Thù nhà em phải trả”.
Một đoạn đường Tổng Đốc Phương được ghi lại năm 1968-1974, nay là đường Châu Văn Liêm
Đường Tổng Đốc Phương năm 1968
Một góc chụp khác năm 1974. Dòng xe hướng về Bưu Điện Quận 5
Canberra Hotel (Thanh Tuong Hotel) trên đường Tổng Đốc Phương, nơi tạm trú dành cho quân nhân Úc. Ngày nay là Khách sạn Trường Thành.
Giao lộ Hồng Bàng – Tổng Đốc Phương
Một chiếc xe tang đang dừng ở góc đường Hồng Bàng-Tổng Đốc Phương
Không ảnh một phần Khu vực Quận 5, Chợ Lớn năm 1968. Góc trên bên phải là Nhà thờ Cha Tam, nằm trên đường Học Lạc và ngay cuối đường Đồng Khánh.
Quân đội Nam Việt Nam trên đường phố Sài Gòn trong Chiến tranh Việt Nam ngày 10 tháng 5 năm 1968
Hình trắng đen thì chụp cận cãnh rạp Đại Quang đường Tổng Đốc Phương và đặt máy nằm ngang nên thấy cãnh vật theo chiều ngang nhiều hơn (như tấm pa-nô quãng cáo phim),thấy được chiếc ghế bố xếp đặt sau nòng pháo của xe tăng.
Hình màu chụp cùng chỗ với hình trên
Những hình ảnh góp nhặt của ngã tư Đồng Khánh-Tổng Đốc Phương năm 1968
Một trong những cửa hàng nằm ngày góc ngã tư
Tượng Phan Đình Phùng phía trước Bưu Điện Chợ Lớn năm 1970 và những tòa nhà trên đường Khổng Tử (góc Tổng Đốc Phương-Khổng Tử)
Đường Tổng đốc Phương năm 1970
Bên phải là rạp hát và khách sạn Thủ Đô, góc ngã tư Tổng Đốc Phương – Lão Tử
Mảng tường cao phía bên trái là mặt sau của Khách sạn Phương Hoàng nằm ngay góc ngã tư Đồng Khánh và đường Tổng đốc Phương.
Ngã tư Đồng Khánh – Tổng Đốc Phương năm 1973, nay là ngã tư Trần Hưng Đạo B – Châu Văn Liêm
Trong phiên họp thường lệ của Hội đồng đô thành sáng ngày 18-2-1974, các nghị viên đã nhất trí cao khi Hoàng Sa và Trường Sa được dùng để thay tên hai con đường trong Chợ Lớn. Đại lộ Tổng Đốc Phương được đổi tên là Hoàng Sa và đường Thuận Kiều được đổi tên là Trường Sa.
Ngã tư Tổng Đốc Phương – Đồng Khánh
Xe điện đang chạy trên đường Châu văn Liêm (đường Tổng đốc Phương ngày xưa) và sắp quẹo phải ra đường Trần Hưng Đạo.
Góc chụp từ khách sạn Trường Thành(Châu văn Liêm Q5) về hướng Thuận Kiều. Chính giữa là tượng đài Chiến sĩ Vô danh. Bên góc trái là khu vực ga xe lửa Mỹ Tho ngày xưa và Thủy cục Chợ Lớn với những bồn thủy áp. Bên phải có tòa nhà cổ lúc đó là ty Thuế vụ Quận 6. 7,8
Một con phố nhỏ nằm ở góc ngã tư Đồng Khánh – Tổng đốc Phương.
Ngay vị trí con phố này, ngày nay có tiệm mắt kính THẾ GIỚI và nhà hàng Ái Huê
Góc phố Đồng Khánh-Tổng Đốc Phương
Ngã tư Hồng Bàng-Tổng Đốc Phương (nay là Hùng Vương – Châu Văn Liêm). Đi về bên phải là đến Bưu điện Chợ Lớn. Đường bên trái là Thuận Kiều, góc dưới trái là khu ga xe lửa Saigon-Mỹ Tho ngày xưa
Đường Tổng đốc Phương
Ngã tư Đồng Khánh-Tổng Đốc Phương, nay là ngã tư Trần Hưng Đạo B-Châu Văn Liêm
Ngã tư Đồng Khánh – Tổng Đốc Phương ngày nay (Trần Hưng Đạo B và Châu văn Liêm)
Đánh giá post

Viết một bình luận