Xe ngựa trở thành phương tiện giao thông phổ biến ở Sài Gòn từ thế kỷ 19, khi người Pháp nhập những chiếc xe ngựa bốn bánh có mái che, thường gọi là Malabar để phục vụ nhu cầu đi lại. Ảnh tư liệu.
Những chiếc xe ngựa bốn bánh ở trước Chợ Bến Thành năm 1921. Loại xe này mang kiểu dáng như xe song mã ở châu Âu, thường được dùng để phục vụ viên chức thuộc địa và gia đình, hoặc những người giàu có. Ảnh tư liệu
Xe ngựa bên ngoài nhà thờ Đức Bà đầu thế kỷ 20. Ảnh tư liệu.
Từ kiểu xe ngựa sang trọng của Pháp, người Việt đã tạo ra loại xe ngựa đơn giản hơn với hai bánh, được gọi là xe thổ mộ. Trong ảnh là bến xe thổ mộ bên chợ Bến Thành, khoảng năm 1938-1939. Ảnh tư liệu
Xe thổ mộ trên phố Rue Viénot (nay là đường Phan Bội Châu), Sài Gòn năm 1950. Đây là loại phương tiện đi lại bình dân mà hầu hết cư dân của Sài Gòn có thể sử dụng. Ảnh: Life
“Trạm xăng” dành cho những chú ngựa ở Sài Gòn năm 1950. Thập niên 1940-1950 là giai đoạn phát triển bùng nổ của xe thổ mộ. Khi đó, khu vực chợ Bến Thành luôn có hàng chục chiếc xe ngựa kiểu này. Ảnh: Carl Mydans
Bến xe thổ mộ cạnh chợ Bến Thành, Sài Gòn năm 1953. Ảnh tư liệu.
Xe thổ mộ bên ngoài hội quán Ôn Lăng, Sài Gòn năm 1954. Có người cho rằng, gọi như vậy là vì chiếc xe nhìn từ xa trông khum khum như… ngôi mộ. Ảnh tư liệu
Do móng ngựa bọc bằng sắt, những chiếc xe này tạo ra âm thanh “lọc cọc” đặc trưng khi chạy. Ảnh tư liệu.
Trên đường Bến Chương Dương, phía xa là cầu Mống, Sài Gòn năm 1959. Ảnh: Getty.
Xe ngựa phía trước ga Sài Gòn cũ, nay là khu vực công viên 23/9, năm 1959. Ảnh: Getty.
Xe thổ mộ trên Công trường Mê Linh, Sài Gòn năm 1965. Cho đến thập niên 1960, xe thổ mộ vẫn được sử dụng ở Sài Gòn, nhưng không còn thịnh hành như trước do sự phố biển của taxi, xe lam, xích lô máy… Ảnh: Bruce Baumler.
Xe thổ mộ chạy giữa đường phố Sài Gòn cùng các loại xe hơi, 1967. Ảnh tư liệu.
Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, xe thổ mộ ngày càng ít đất dụng võ. Ảnh tư liệu.
Ngày nay, hình ảnh những chiếc xe thổ mộ trên đường phố Sài Gòn chỉ còn là dĩ vãng. Mời quý vị cũng xem thêm một vài bức hình về chiếc xe Thổ Mộ huyền thoại một thời.
Đường Lê Văn Duyệt, nay là CMT8.
Xe thổ mộ ở Biên Hòa, thập niên 1920
- Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của người con gái Việt qua tà áo dài truyền thống cách đây 50-60 năm.
- Tìm hiểu về nỗi cơ cực của lính thú và sự lạc hậu của vũ khí triều đại nhà Nguyễn xưa
- Danh ca Thanh Thuý: Mọi người cứ ra đi hết, khiến sự đau buồn cứ chồng chất lên tôi.
- Đôi nét về La Thoại Tân (1937-2008)
- Hoài niệm về Sài Gòn: Tản mạn về xe lam xưa