Vi vu Sài Gòn những năm 1969 – 1970 để thấy được sự nhộn nhịp và tươi trẻ của thời xưa

Nếu bỏ qua toàn cảnh của cuộc chiến tranh khốc liệt, Sài Gòn xưa luôn mang theo mình nét hoài cổ nhưng cũng phóng khoáng và hiện đại. Ở đây, không ca tụng hay phê phán bất kỳ ai cùng với bất kỳ điều gì, Thời Xưa chỉ muốn mang đến cho bạn đọc những hình ảnh gợi nhớ về một Sài Gòn ngày xưa đẹp và nhộn nhịp thế nào nếu đặt dưới góc nhìn của một Trung úy trong Lực lượng Không quân Hoa Kỳ – Leroy P. McCarty – Ông đã trải qua một năm từ tháng 3 năm 1969 đến tháng 3 năm 1970 tại miền Nam Việt Nam và cũng ghi nhận lại những khoảnh khắc tươi trẻ của Sài Gòn.

Tượng đài hai Thủy Quân Lục Chiến nơi Công trường Lam Sơn, trước tòa Hạ Nghị Viện
Một bãi giữ xe đặt trước tòa thương xá Passage EDEN
Rotary Club de Saigon tọa lạc ở số 134 đường Tự Do (trước năm 1954 thì đường có tên là Rue Cartinat, sau năm 1975 thì được đổi lại thành đường Đồng Khởi, Quận 1, TP HCM)
Continental Palace Hotel – Là một trong những khách sạn nổi tiếng tọa số 132 – 134 đường Tự Do xây dựng dưới thời Pháp thuộc, năm 1880 thì khánh thành. Trước nhà thờ Đức Bà trong khung ảnh là tòa nhà góc Tự Do – Gia Long.
Phía trước mặt là Đại lộ Lê Lợi được chụp từ khách sạn Caravelle – nguyên thủy của Khách sạn Caravelle vào thời Pháp thuộc là quán Grand Cafe de la Terrasse, một trong những quán cà phê đầu tiên và nổi tiếng của Sài Gòn từ cuối thế kỷ XIX. Công trình của hiện tại thì được khởi công xây dựng vào năm 1957 và đến Giáng sinh năm 1959 thì hoàn thành. Khách sạn Caravelle lúc bấy giờ là tòa nhà hiện đại và cao nhất Sài Gòn, giá một đêm là 17 Mỹ kim; lầu thứ 8 có quán Jerome có thang máy, máy lạnh, nước nóng, điện thoại.
hình ảnh bồn phun nước ở Công trường Lam Sơn – Một trong những cảnh đêm đẹp và cũng là một trong những nơi được người ta lựa chọn dạo bước mỗi trời đêm.
Một góc chợ cũ nằm trên đường Hàm Nghi và Pasteur.
Dãy nhà cao tầng ở tiền cảnh nằm trên đường Thái Lập Thành – nay là đường Đông Du. Giao lộ ngay chính giữa hình chính là ngã ba đường Nguyễn Văn Thinh và đường Phan Văn Đạt.
Tòa Đại sứ quán Anh quốc nằm ngay gốc đường Thống Nhất và đường Mạc Đĩnh Chi
Tòa Đại sứ quán Mỹ. Trước đó, tòa Đại sứ nằm ở số 39 đại lộ Hàm Nghi, nhưng sau vụ đánh bom năm 1965 thì chuyển đến một tòa nhà mới vào năm 1967 ở khu liên hợp Norodom tại số 4 Đại lộ Thống Nhứt (nay là Lê Duẩn) ở góc đường Thống Nhứt và Mạc Đĩnh Chi, gần nơi sông Bến Nghé đổ vào sông Sài Gòn. Đại sứ quán nằm cạnh đại sứ quán Pháp, đối diện đại sứ quán Anh, và nằm gần Dinh Độc Lập.
Một góc chụp khác của tòa Đại sứ Mỹ
Không khí chợ tết ở chợ Bến Thành
Triển lãm điêu khắc của Quân đội trên Công viên Đống Đa trước Tòa Đô Chánh Sài Gòn.
Nhà thờ Đức Bà – tên chính thức: Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.
Bưu điện Trung tâm Sài Gòn được xây dựng dưới thời Pháp thuộc năm 1886 – 1891 với phong cách châu Âu. Tòa nhà nằm cạnh nhà thờ Đức Bà ở Công xã Paris.
Dinh Độc Lập hay Hội trường Thống Nhất (trước đó có tên là Dinh Norodom) – từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa.
Hình ảnh sông Sài Gòn được nhìn từ hướng của khách sạn Caravelle – Tòa nhà BGI bên phải hình nằm tại góc Hai Bà Trưng và đường Thái Lập Thành (nay là góc Hai Bà Trưng – Đông Du). Mặt tiền có chữ BGI là trên đường Hai Bà Trưng.
Đường Tự Do (sau này chính là đường Đồng Khởi, Quận 1, TP.HCM) được chụp từ phòng của khách sạn Caravelle. Góc bên phải hình là Continental Palace Hotel.
Dãy những quầy sách cũ nằm trên đường Công Lý và đường Lê Lợi. Phía xa trong khung hình có một tòa nhà đang xây dựng chính là Ngân hàng Việt Nam Thương tín nằm ngay góc đường Hàm Nghi và đường Tôn Thất Đàm. Trước đó là tòa nhà Trụ sở Bộ Giao thông – Công chánh (dưới thời kỳ Pháp thuộc, tòa nhà còn có tên là Nha Công chánh Nam Kỳ). Phía bên phải khung hình có một tòa nhà trắng là tòa Giao thông – Ngân hàng ngay góc đường Hàm Nghi và đường Pasteur, cạnh đó là tòa Đại sứ quán Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan).
Nhà hàng Maxim’s nằm trên đường Tự Do – Thời điểm này, nhà hàng còn có thêm tên Việt khác là Mỹ Tâm.
Một chiếc không ảnh chụp công viên Lê Lợi cùng với tượng đài hai Thủy Quân Lục Chiến.
Công trường Lam Sơn với vườn hoa Lê Lợi.
Một ví dụ điển hình của tòa nhà căn hộ ngay góc đường Lê Lợi và Công Lý.
International House tọa lạc tại số 71 đường Nguyễn Huệ, Quận 1, Sài Gòn.
Nghĩa địa Gò Công Tương Tế Hội – Đây cũng là nơi an tán cụ Phan Châu Trinh, ngày nay đã được trùng tu xây dựng thành Nhà lưu niệm Phan Châu Trinh, số 9 đường Phan Thúc Duyện, quận Tân Bình.
Khán đài phụ của sân vận động Quân Đội và trụ đèn chiếu sáng, phía xa xa chính là Bệnh viện Dã Chiến 3 trên đường Võ Tánh (nay là đường Hoàng Văn Thụ, Quận Tân Bình).
Một con đường đất còn sơ sài ở vùng ven trung tâm thành phố Sài Gòn.
Một góc cảnh trong Thảo Cầm Viên
Một góc chụp đông đúc người di chuyển khác trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Những cô học trò mang áo dài trắng tập trung trong Thảo Cầm Viên, hình như đang có một buổi học ngoại khóa ở đây
Chùa Bà Thiên Hậu (Tuệ Thành Hội Quán) – là một ngôi miếu thờ Thiên Hậu Thánh mẫu hiện tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5. Do bên cạnh miếu có Hội quán Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán.
Đường Minh Mạng khúc Ngã sáu Chợ Lớn (hay còn gọi là Ngã sáu Minh Mạng và giờ là Ngã sáu Nguyễn Tri Phương). Bên phải là vườn hoa nhỏ góc Minh Mạng-Trần Hoàng Quân (nay là góc Ngô Gia Tự-Nguyễn Chí Thanh). Đi về bên trái là tới Đại học xá Minh Mạng, trường Trung Học Chu Văn An và nhà thờ Nữ Thánh Jeanne d’Arc.
Đền kỷ niệm trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn – Sau năm 1954 thì được đổi tên thành Đền Quốc tổ Hùng Vương, thờ các vị vua Hùng và một số nhân vật lịch sử như Lê Văn Duyệt, Trần Hưng Đạo….
Những Hướng đạo sinh Quân Đội (thuộc binh chủng Nhảy Dù)
Sân Golf Tân Sơn Nhất nằm cạnh đường băng sân bay Tân Sơn Nhất trên đường Tân Sơn (quận Gò Vấp), đất thuộc bộ Quốc phòng.
Chợ cũ nằm trên đường Hàm Nghi và đường Pasteur
Những con tàu đang cập bến ở Bến Bạch Đằng trên sông Sài Gòn
Hình ảnh phía bên trong của một ngôi chùa ở Chợ Lớn, mọi người đang chuẩn bị những vật phẩm cho công việc cúng kiến
Một buổi lễ đang trong quá trình chuẩn bị trong ngôi chùa ở Chợ Lớn
Ngã sáu Minh Mạng, nằm giữa vòng xoay là bệ cột có khắc: “Kỷ niệm Quốc khánh 1.11.1966”, phía trên đỉnh cột là bức tượng An Dương Vương tay cầm nỏ.
Hai cụ bà đang nói chuyện cùng nhau
Hai cô bé mỉm cười trước ống kính
Giao thông trên đường Võ Tánh (nay là đường Hoàng Văn Thụ) – Bên phải là đường Trương Minh Ký (sau này được đổi tên thành đường Lê Văn Sỹ). Bên trái là khu vực Lăng Cha Cả bị xe nhà binh che khuất.
Đường Nguyễn Trãi ở Chợ Lớn – Đối diện với cột điện sắt bên kia đường Nguyễn Trãi là đường Nguyễn Án. Phía sau cột điện sắt và đi xuyên qua phía dưới một ngôi nhà trong dãy nhà lầu cổ là một con hẻm có tên là Hẻm Giá (hẻm 720 Nguyễn Trãi). Năm 1905, lãnh tụ Tôn Trung Sơn, người lật đổ chế độ phong kiến Trung Hoa, đã từng đến con hẻm này.
Một bé gái đang đứng trong khuôn viên của Tuệ Thành Hội Quán ở Chợ Lớn
Một quán cafe nằm trong khuôn viên của sân Golf Tân Sơn Nhất
Những phần thịt bò được đóng gói sẵn trong quán Randy’s
Chợ cũ của Sài Gòn
Bảng quảng cáo của ngân hàng Chase Manhattan phía bên ngoài trụ sở MACV (Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam)
5/5 - (2 bình chọn)

Viết một bình luận