Tuyển tập những hình ảnh cho thấy sự phồn thịnh của “Đô Thành Sài Gòn” từ năm 1954 – 1965 – Phần 2

Vào thập niên 1950-60, thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, với viện trợ của Mỹ, Sài Gòn được đầu tư xây dựng hạ tầng, được coi là “Hòn ngọc Viễn Đông” (The Pearl of the Far East) hay “Paris Viễn Đông” (Paris de l’Extrême-Orient), kết quả là một hạ tầng cơ sở được xây dựng khá hoàn chỉnh.
Mời quý vị cùng xem tiếp bộ sưu tập những bức ảnh đẹp cho thấy sự phồn thịnh của Saigon:

Tân Sơn Nhứt

Phi trường Tân Sơn Nhứt là một trong những sân bay nhộn nhịp hàng đầu thế giới vào khoảng hơn 50 năm trước.

“Ngày đó, cứ trung bình mỗi phút, sẽ có một chuyến máy bay cất cánh hoặc hạ cánh ở phi trường này. Thậm chí, những giờ cao điểm, mật độ cất cánh và hạ cách của các chuyến bay chỉ còn có 30 giây”.

Ông Huỳnh Minh Bon – cựu phi công sống tại Sài Gòn hơn 40 năm trước vẫn cond nhớ như in cái thời Tân Sơn Nhứt nhộn nhịp và được mệnh danh là phi trường bận rộn nhất trên thế giới. Không chỉ những phi công Việt Nam, các chuyên gia Hoa Kỳ với nhiệm vụ trợ giúp việc điều hành sân bay thời kỳ này cũng không thể phủ nhận rằng: nhân viên Việt Nam ở sân bay Tân Sơn Nhứt, đặc biệt là bộ phận không lưu là những người xuất sắc, kỹ năng tốt, chuyên môn giỏi mới có thể đảm đương nổi khối lượng phi suất khổng lồ đó.

Số báo 134 của tờ báo Sài Gòn xuất bản vào ngày 2-4-2967 có một bài báo viết rằng: “ 45,000 phi cơ lên xuống Tân Sơn Nhứt trong một tháng”.

Bài báo thông tin rằng phi trường đang chuẩn bị hoàn thành đường băng hạng A thứ hai. Bài báo còn nói thêm rằng: Chiến tranh tại Việt Nam đã làm phi trường Tân Sơn Nhứt trở thành một trong những phi trường bận rộn nhất trên thế giới với trung bình 45,000 phi cơ đủ loại cất và đáp mỗi tháng”.

Bà vẫn còn nhớ những cô tiếp viên mặc áo màu xanh da trời, đầu đội mũ ca lô, đeo găng tay trắng với cung cách phục vụ rất lịch sự.

Bưu điện Saigon

Ngay sau khi chiếm được Saigon, Pháp đã thiết lập hệ thống liên lạc thông tin. Năm 1860, “Sở dây thép” Sài Gòn (tức Bưu điện Sài Gòn) được thành lập. Sau 3 năm, Sở dây thép Sài Gòn khánh thành và chính thức phát hành “con cò” (người Việt gọi là tem) đầu tiên. Kể từ năm 1864, người dân Sài Gòn bắt đầu gửi thư qua hệ thống bưu điện này.

Hình ảnh Bưu điện Saigon thời Pháp thuộc
Hình ảnh Bưu điện Saigon thời Pháp thuộc

Bưu điện Sài Gòn được xây dựng lại vào năm 1886 cho đến năm 1891 với thiết kế hiện đại hơn thay thế cho trụ sở và khu nhà ở cũ theo đề án của một kiến trúc sư người Pháp là Villedieu cùng phụ tá Foulhoux.

Bộ sưu tập Tem Đông Dương
Bộ sưu tập Tem Đông Dương

Đến năm 1894, Bưu điện Saigon bắt đầu cung cấp hệ thống điện thoại liên lạc có dây. Đây là công trình mang kiến trúc Phương Tây kết hớp với bản sắc Châu Á. Phía trước ngôi nhà được trang trí theo từng ô chữ nhật trong đó ghi danh những người phát minh ra ngàn điện tín và ngành điên.

Bưu điện Sài Gòn hiện nay
Bưu điện Sài Gòn hiện nay

Khách sạn Continental

Là khách sạn có lịch sử lâu đời và nổi tiếng nhất Saigon. Tòa nhà nằm ngay trên đường Đồng Khởi kéo dài từ bờ sông Sài Gòn cho đến nhà thờ Đức Bà. Đây cũng là con đường trung tâm sầm uất bậc nhất thời bấy giờ có rất nhiều người Pháp sống ở khu vực này.

Ảnh chụp Khách sạn Continental thời Pháp thuộc
Ảnh chụp Khách sạn Continental thời Pháp thuộc

Khách sạn được khởi công vào năm 1978 và hoàn thành chỉ 2 năm sau đó do ông Pierre Cazeau – Nhà sản xuất vật liệu xây dựng và đồ gia dụng làm chủ đầu tư. Kiến trúc và nội thất đều được thiết kế và bài trí theo phong cách khách sạn  5 sao ở Paris. Thời Pháp thuộc, khách sạn Continental là nơi dừng chân của các viên chức sĩ quan cao cấp của Pháp đến công tác cũng như các du khách giàu có.

Toàn cảnh "Đại Lục Lữ Quán" được chụp năm 1970
Toàn cảnh “Đại Lục Lữ Quán” được chụp năm 1970

Trong những thập niên 1960-1970, chánh phủ Sài Gòn bắt các cơ sở thương mại phải dùng bảng hiệu tiếng Việt, vì thế khách sạn có tên là “Đại Lục Lữ Quán”.

Sau sự kiện 30/04/1975, nơi đây được đổi tên thành Khách sạn Hải Âu. Đến năm 1989, công trình được tu sửa lại và lấy tên cũ. Khách sạn từng đón tiếp các vị tổng thống, thống đốc, nhà văn, người mẫu nổi tiếng thế giới.
Hiện, Continental là một trong những khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần phát triển ngành du lịch TP HCM.

Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập hay Hội trường Thống nhất (tên gọi trước đây là dinh Norodom) là một công trình kiến trúc, tòa nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Dinh Độc Lập được chụp từ trên cao năm 1929

Sau năm 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam. Việt Nam bị phân chia thành 2 vùng lãnh thổ riêng biệt, miền Bắc do chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát, còn miền Nam do chính quyền Quốc gia Việt Nam kiểm soát. Ngày 7 tháng 9 năm 1954 Dinh Norodom được bàn giao giữa đại diện Pháp, tướng 5 sao Paul Ély, và đại diện Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Ngô Đình Diệm.

Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Ngô Đình Diệm quyết định đổi tên dinh này thành Dinh Độc Lập. Từ đó Dinh Độc Lập trở thành biểu tượng của chính quyền cũng như là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (nên còn được gọi là Dinh Tổng thống), là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Theo một số niềm tin về phong thủy, Dinh được đặt ở vị trí đầu của một con rồng, nên dinh cũng còn được gọi là Phủ Đầu Rồng. Dinh đã xuất hiện trên đồng (tiền Việt Nam Cộng hòa) 200.

Saigon 1965 – DINH ĐỘC LẬP

Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962. Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long. Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975.

Giao thông tấp nập phía trước Dinh Độc Lập

Chợ Bình Tây

Chợ Bình Tây là một ngôi chợ tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc trong khu vực gọi là Chợ Lớn nên chính bản thân nó cũng thường được gọi không chính thức là chợ Lớn. Chợ Bình Tây nằm trong khuôn viên rộng 25.000 m2, nằm giữa 4 tuyến đường Tháp Mười – Lê Tấn Kế – Phan Văn Khỏe – Trần Bình. Chợ này có mặt bằng hình chữ nhật, 12 cổng (gồm cả chính lẫn phụ) và được thiết kế theo lối kiến trúc Á Đông.

Quang cảnh mua bán bên ngoài Chợ Bình Tây, đường Tháp Mười

Chợ này do một thương gia người Hoa là Quách Đàm (còn gọi là Thông Hiệp) bỏ tiền ra xây dựng vào năm 1928 rồi tặng cho chính quyền thành phố lúc bấy giờ, khánh thành năm 1930. Đổi lại, ông chỉ xin xây dựng thêm mấy dãy nhà phố xung quanh chợ và đặt tượng mình giữa chợ khi mất. Phố và nhà lồng chợ do nhà thầu danh tiếng – Công ty Tàu Cuốc (Công ty Xáng) Đông Dương xây dựng. Chợ Bình Tây được xây dựng mang phong cách kiến trúc Á Đông nhưng ứng dụng những kỹ thuật hiện đại phương Tây đương thời và được đánh giá là một trong những ngôi chợ đẹp nhất Sài Gòn.

Buôn bán tấp nập Chợ Bình Tây, đường Tháp Mười
Đánh giá post

Viết một bình luận