Có một cụm tượng đài nơi Hồ Con Rùa năm 1927 gọi tên là Công trường Chiến sĩ trận vong?

Đăng ngày 30/08/2024

Sau khi người Pháp đánh chiếm được thành Gia Định (hay còn được biết đến với cái tên là Phiên An hay Phan Yên), ngày 8 tháng 3 năm 1859, họ đã cho san bằng con thành này. Đến khi chiếm trọn ba tỉnh của miền Đông Nam Kỳ, người Pháp mới bắt đầu cho tiến trình quy hoạch lại thành phố vào năm 1862. Dựa trên những còn đường có sẵn dọc ngang trong thành Quy cũ, người Pháp đã cho xây dựng cũng như sắp xếp lại các khu hành chính dựa trên những di tích xưa cũ. Và vị trí Hồ Con Rùa ngày nay cũng thế, hiện nay đang năm ở phía cuối con đường dẫn ra bến sông. Cũng trên con đường này, dinh Thống đốc đầu tiên đã được xây dựng năm 1863.  Sau đó vào ăm 1864, Nha Giám đốc Nội vụ (Direction de l’Intérieur – người dân đương thời gọi là “Dinh Thượng thơ”), cũng được xây dựng ở đoạn đường này, ngay phía đối diện dinh Thống đốc. Vào ngày 1 tháng 2 năm 1865, Thống đốc Nam Kỳ, Phó đô đốc Hải quân Pháp Pierre-Paul de La Grandière (1807 – 1876) đã đặt tên con đường số 16 là đường Rue Cartinat (đường Tự Do trước năm 1975, sau này là đường Đồng Khởi).Bất ngờ diện mạo Hồ Con Rùa qua các thời kỳ lịch sử

Vào năm 1878, ngay vị trí Hồ Con Rùa của hiện tại, một tháp nước được xây dựng nên nhằm cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Từ ngày 24 tháng 2 năm 1897, đoạn đường từ phía sau nhà thờ Đức Bà đến tháp nước đổi tên thành đường Blancsubé (đường Duy Tân trước 1975, nay là Phạm Ngọc Thạch). Đến năm 1921, vì không còn đáp ứng đươc nhu cầu cung cấp nước nên tháp nước đã bị tháo dỡ và con đường này được mở rộng nối dài đến đường Mayer (nay là đường Võ Thị Sáu) và khúc cuối này có tên là đường Garcerie, hình thành nên giao lộ của ngày nay, với tên gọi là Công trường Maréchal Joffre (cắt giao lộ là đường Testard – nay là đường Võ Văn Tần – và đường Larclauze – nay là đường Trần Cao Vân).

Ngày 11/1/1927, nơi vị trí tháp cũ bị tháo dỡ, người Pháp cho xây dựng một cụm tượng đài các chiến sĩ đã hy sinh trong Thế Chiến Thứ Nhất (1914 – 1918) với ba tượng lính Pháp bằng đồng đặt xung quanh và một đài cao được bao bọc bởi một hồ nước nhỏ, để đánh dấu cuộc xâm chiếm và biểu tượng của việc người Pháp làm chủ Đông Dương. Trong Thế Chiến Thứ Nhất, có gần 90.000 binh lính Pháp và Đông Dương, đa số là người Việt Nam bị bắt làm lính và đưa sang châu Âu đánh nhau với quân Đức hoặc làm thợ trong các công xưởng quân sự.

Dân chúng gọi đây là “Công trường Ba Hình”, còn tên chính thức là “Công trường Chiến sĩ trận vong”. Các tượng đài này tồn tại đến năm 1956 thì bị Chính quyền Việt Nam Cộng hòa phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Giao lộ cũng được đổi tên thành Công trường Chiến sĩĐúng, đó là tháp nước - Báo VnExpress

Ngày 29/7/1964, những sinh viên Sài Gòn đã dùng dây thừng buộc vào các bức tượng đài của hai người lính bộ binh Pháp trong Thế chiến Thứ nhất ở Công trường Chiến sĩ (tượng “Poilus”) bằng đồng cao 30 feet (tương đương với 9m) để giật đổ ngay trong đêm. Các sinh viên đã kéo đổ hai bức tượng này và một bức tượng “Hòa Bình” khác tại đài kỷ niệm trong một cuộc biểu tình chống lại đề xuất của Tổng thống Charles de Gaulle rằng Việt Nam được vô hiệu hóa và cuộc chiến chống lại Việt Cộng kết thúc. Khi cảnh sát khoanh tay đứng chờ, những thanh niên la hét đã kéo bức tượng hai lính bộ binh Pháp cao 30 mét xuống và kéo nó đi. Họ cũng lật đổ một hình tượng phụ nữ bằng đồng đại diện cho hòa bình. Các sinh viên đã kết thúc cuộc biểu tình của mình bằng các bài phát biểu kêu gọi cắt đứt quan hệ với Pháp và mở rộng cuộc chiến chống Cộng sản ra miền Bắc Việt Nam.

Khoảng 20 người đàn ông và phụ nữ Pháp tức giận đã tụ tập tại tàn tích của một tượng đài chiến tranh của Pháp bị các sinh viên Việt Nam đánh sập và ném những lời lăng mạ vào những người bản địa đi qua. “Hãy chiến đấu với kẻ thù còn sống của hiện tại, Việt Cộng, chứ không phải kẻ thù đã chết của quá khứ” – Một người Pháp hét lên với những người Việt Nam đứng gần tàn tích của đài tưởng niệm ở trung tâm thành phố Sài Gòn.

Cảnh sát đã giải tán được đám đông trước khi việc ẩu đả thực sự xảy ra.Câu chuyện về những tượng đài ở Sài Gòn thời Pháp thuộc – Bài 2: Tượng đài  chiến sĩ Pháp từng nằm ở vị trí "hồ Con Rùa"

Thay vào đó, ông Nguyễn Khánh đã cho xây dựng một tượng đài với ha bàn tay đưa lên hứng những đồng tiền viện trợ (cách điệu) – bên cạnh một con rùa trên mai có tấm bia ghi nhớ công ơn viện trợ của các nước đồng minh, được mô phỏng theo hình tượng các bia Tiến Sĩ ở Quốc Tử Giám ngoài Hà Nội. Cũng từ đó, người dân địa phương gọi nôm na thành Công trường Hồ Con “Dùa”. Đến sau này khoảng những năm 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa mới thực sự được trùng tu và chỉnh trang như hình dạng của ngày nay.

Bức ảnh được công bố vào ngày 23 tháng 7 năm 1964 tại Sài Gòn của đài tưởng niệm chiến tranh của Pháp và Việt Nam bị xúc phạm với biểu ngữ “Cộng sản”, sau cuộc biểu tình chống lại Hiệp định Genève vào ngày 19 tháng 7, trong Chiến tranh Việt Nam.

Bức hình được công bố ngày 8/8/1964 tại Sài Gòn về đài kỷ niệm chiến sĩ Pháp-Việt trận vong trước tiên đã bị bôi bẩn sau một cuộc biểu tình chống lại Hiệp định Genève vào hôm 19/7/1964 và sau đó đã bị các sinh viên phá hủy vào ngày 29/7/1964, trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Chữ viết bằng sơn trên mặt hông ngọn tháp: THSV tức là “Tổng Hội Sinh Viên Saigon”. Thời điểm này, Tổng hội Sinh viên Sài Gòn do các nhân vật chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chống lại sự hiện diện của Hoa Kỳ, tổ chức biểu tình chống lại đề xuất trung lập hoá miền Nam của Tổng thống Pháp De Gaulle. Thời gian sau này, tổng hội Sinh viên Sài Gòn do những Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam như chủ tịch hội Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng v.v… lãnh đạo, chuyên tổ chức các cuộc biểu tình chống Mỹ và chống chính quyền.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *