Trở về quá khứ với những quán cafe nổi tiếng một thời Sài Gòn xưa

Đăng ngày 03/09/2024

Sài Gòn vào khoảng thập niên 1960 đến thập niên 1970, những con người sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, biết bao ước mơ, hoài bão đành gác lại, niềm vui, niềm hạnh phúc cũng chẳng bao nhiêu, thay vào đó là những âu lo, trầm tư, bởi những ảnh hưởng của thời cuộc. Người ta chọn những địa điểm quen thuộc, gần gũi như quán cà phê, những quán nước nhỏ để làm nơi hẹn hò, trò chuyện. Ngồi nhâm nhi ly cà phê đắng, khoảnh khắc mà hẳn ai cũng sẽ rơi vào trầm tư và lòng tràn đầy những suy nghĩ. Những quán cà phê vào thời đó cũng đã mang phong cách sang trọng không kém thời nay, là điểm đến thường xuyên của những người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, đặc biệt là các văn nghệ sĩ, nhà báo, quân nhân, công chức,… Không biết bao giờ mà những quán cà phê lâu đời ấy đã trở thành một nét văn hóa rất riêng của Sài Gòn, trường tồn mãi đến ngày nay.Quay ngược thời gian với 3 quán cà phê đậm chất Sài Gòn xưa - ALONGWALKER

Trên con đường Catinat xưa (nay là đường Đồng Khởi) có những quán cà phê đã tồn tại từ trước năm 1975, là nơi để người Sài Gòn nếm trải mùi vị thơm ngon của những ly cà phê và hồi tưởng lại một thời ký ức xưa cũ. Cà phê La Pagode, Givral, Cafe Brodard, Continental,…đều nằm trên đường Đồng Khởi dài chưa đến 1km.

Quán cà phê Brodard khai trương vào năm 1948, với cách bày trí mang đậm phong cách Pháp, màu xanh cổ vịt chủ đạo ở đây khá bắt mắt và sang trọng. Quầy cà phê và quầy bánh ngọt được thiết kế rất giống với nhiều quán cà phê cổ điển lục địa. Brodard nằm ở góc đường Tự Do và Nguyễn Thiệp, là nơi thích hợp cho những ai thích không gian yên tĩnh, nhâm nhi ly cà phê, thưởng thức bánh ngọt và ngắm một góc Sài Gòn tuyệt đẹp. Thời bấy giờ, với kỹ thuật làm bánh tiên tiến của Pháp, quán cà phê Brodard mang hương vị ấn tượng và được người Việt rất ưa chuộng.

Brodard nằm tại vị trí đắt địa tại trung tâm thành phố, gần đó có nhiều phòng trà, vũ trường, là nơi tụ tập của nhiều người trong giới nghệ sĩ, cũng vì thế mà Bradard thường nhộn nhịp vào buổi chiều tối

Brodard ở vị trí này đã đóng cửa vào khoảng năm 2012, sau đó Sony đã thuê lại và mở cửa hàng trưng bày sản phẩm. Sau đó lại được đổi thành nhà hàng Brodard – Gloria Jean’s Coffees. Nhưng có lẽ vì chi phí thuê mặt bằng tại đây khá đắt đỏ nên thương hiệu cà phê này sau đó cũng rời đi. Đến năm 2019 Brodard được mở lại ở ngay vị trí này cho đến nay.

La Pagode

Tọa lạc tại góc đường Lê Thánh Tôn – Tự Do, La Pagoda là một trong những quán cà phê nổi tiếng lâu đời nhất tại Sài Gòn. Các tài liệu xưa mô tả La Pagoda sang trong và mang đậm chất Paris. La Pagoda năm ở địa chỉ 209 đường Tự Do, thuộc sở hữ của một ông chủ người Pháp lúc bấy giờ. Quán được trang trí theo kiểu Pháp và cũng phục vụ theo kiểu Pháp. Diện tích quán cũng không quá lớn, chỉ tầm 60m2, sức chứa chừng 10 cái bàn gỗ mặt vuông, ghế ngồi cũng bằng gỗ, rộng, có thành tựa, cửa kính dày hai mặt, khách ngồi trong quán có thể ngắm nhìn ra phía công viên Chi Lăng rợp bóng mát cây xanh và con đường Catinat nhộn nhịp.

Bên trái hình là công viên Chi Lăng, bên phải hình là tòa nhà 7 tầng ở số 216 đường Tự Do (ngay góc đường). Nhìn qua bên kia đường chính là quán La Pagode (ngay chỗ có chữ La màu đỏ ở trong hình trên). Tòa nhà bên trái hình là khách sạn Alfaca.Những quán cafe huyền thoại của người Sài Gòn trước 1975

Những năm 1960, 1970, La Pagoda là nơi gặp gỡ thường xuyên của các nhà văn, nhà thơ, ca sĩ, nhạc sĩ. Họ cùng trò chuyện, bàn luận và trao đổi về những tác phẩm, công việc với nhau. Không những thế, La pAgoda cũng được xem là địa điểm lý tưởng cho những ai thích yên tĩnh và có tâm hồn lãng mạn, yêu thiên nhiên.

Sau năm 1975, La Pagoda tồn tại được một thời gian sau đó trở thành điểm bán vé máy bay. Ngày nay, vị trí của La Pagoda trở thành một phần của trung tâm thương mại Union Square.

Givral

Sài Gòn Givral nằm ở trong thương xá Eden ở ngay mặt tiền góc đường Lê Lợi – Tự Do, nơi đây không chỉ là một trong những quán cafe lâu đời nhất Sài Gòn mà còn một minh chứng cho những thăng trầm lịch sử của nơi đây. Được khai trương vào khoảng giữa thập niên 1950 bơi một người Pháp sống lâu năm ở Việt Nam là Alain Poitier. Ngồi trong quán cafe Givral nhìn ra đối diện có thể thấy trọn Công trường Lam Sơn ở đầu đại lộ Lê Lợi, hoặc nhìn qua phía đường Tự Do có thể thấy được Continental Palace, Opera House, và sau này còn có thêm Caravelle Hotel.

Vào khoảng năm 1900, vị trí của Givral là một quán giải khát nổi tiếng “Grand Café de la Musique”. Sau đó quán cafe nhường chỗ cho tiệm thuốc tây đầu tiên ở Sài Gòn là Pharmacie Solirène và sau này một phần nền đất đó là quán Givral.

Năm 1950, tiệm thuốc tây Pharmacie Solirène bị dở bỏ và nơi này được xây dựng cao ốc Eden được giữa đường Lê Lợi, hai bên là Tự Do và Nguyễn Huệ, và quán cafe Givral được hình thành từ đó.

Givral nổi tiếng với những món bánh ngọt tuyệt hảo. Tiệm tràn ngập ánh sáng bởi những khung cửa kính nhìn ra Nhà hát Lớn. Đây là nơi tụ tập của các nhà văn nghệ sĩ, nhà báo, “ông nghị” vào các buổi sáng, cánh phóng viên thường tụ tập ở nơi này vì nó ở ngay trước trụ sở Quốc Hội (sau 1967 là Hạ Nghị Viện). Họ thường ghé đây để nhâm nhi cà phê, trò chuyện về nhiều thứ bên lề trước khi tỏa đi khắp nơi cho công việc riêng của mình.

8 quán cafe Sài Gòn xưa với không gian hoài niệm

Quán Givral chỉ tồn tại đến năm 2010 bởi tòa cao ốc Eden bị dở bỏ để xây dựng một trung tâm thương mại lớn. Đối với nhiều người, sự giải thể của Givral là mội sự tiếc nuối rất lớn, bởi đây là nơi ghi dấu bao ký ức của nhiều thế hệ người Sài Gòn xưa, chứng kiến những thăng trầm lịch sử của Sài Gòn suốt hơn nửa thế kỷ.

Givral được khai trương trở lại vào năm 2012, tuy nhiên nó không còn là kiến trúc cổ điển kiểu Pháp như xưa nữa, mà thay vào đó là nội thất gỗ mang nét hoài cổ của Sài Gòn xưa nhưng hiện đại và sang trọng hơn.

Đến năm 2013, Givral một lần nữa phải đóng cửa, chính thức chấm dứt gần 60 năm tồn tại, có lẽ là vì chi phí thuê mặt bằng tại đây quá cao.

Continental Palace là khách sạn có quy mô lớn đầu tiên tại Sài Gòn, được hoàn thành vào năm 1880 với không gian sang trọng và kiến trúc đậm chất Pháp. Ở tầng trệt của khách sạn là quán cafe theo phong cách Pháp, là địa điểm tập trung của giới thượng lưu, quý tộc và hầu hết là khách nước ngoài lưu trú tại khách sạn.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *