Trở về những tháng ngày cũ của thập niên 1920, ngắm nhìn Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định của một thời đã qua (Phần cuối)

Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định của những năm thập niên 1920 là ba vùng hoàn toàn tách biệt. Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm toàn bộ đô thành Sài Gòn cũ (sự hợp nhất của khu vực thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn năm 1931), cộng thêm toàn bộ tỉnh Gia Định, quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương và quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa cũ.

Kho bạc (Tổng Nha Ngân Khố) trên đại lộ Charner, sau này là đường Nguyễn Huệ
Bên trong Đền Kỷ Niệm – Được xây dựng năm 1926, cạnh cổng chính trong khu vực Thảo Cầm Viên Sài Gòn, đối diện với Viện Bảo tàng. Sau năm 1954, đền được đổi tên là Đền Quốc Tổ Hùng Vương và đến năm 1975, đền đổi tên là Đền Hùng Vương.
Sở Lúa Gạo Đông Dương, góc Nguyễn Bỉnh Khiêm – Phan Thanh Giản. Sở Lúa Gạo Đông Dương (Office Indochinois du Riz) là cơ quan của chính quyền Đông Dương, do người Pháp điều hành trông coi về vấn đề lúa gạo toàn cõi ba xứ Đông Dương trong thời kỳ thuộc địa.
Bệnh viện đa khoa trên đường Lê Lợi
Tòa nhà chính của Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, nằm cạnh Nhà thờ Đức Bà trên đường Công trường Công xã Paris.
Bệnh viện Lalung Bonnaire, sau này là Bệnh viện Chợ Rẫy,
Hội trường công cộng
Một góc chụp khác của phòng tiếp khách của hội trường
Phòng Thương Mại, dưới thời VNCH đây là Hội Trường Diên Hồng, sau đó là trụ sở Thượng Nghị Viện. Nay là Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Trường trung học Nữ sinh bản xứ, sau là trường Nữ Gia Long. Được thành lập vào năm 1913, sau năm 1975 thì được đổi tên thành trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai.
Trường nữ sinh bản địa – Khóa học thêu
Giờ tập thể dục tại trường Gia Long
Sân trường Gia Long. Bên phải là dãy nhà chính.
Ghe thuyền chở lúa trên kinh Tàu Hủ đến nhà máy xay trên Bến Bình Đông
Cầu Quay
Quầy bán bia hơi dạo phía trước Bưu Điện Trung tâm Sài Gòn
Cổng trường Sư Phạm trên đường Rue Rousseau nay là số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nơi này sau năm 1954 được chia thành ba phần: trường Trưng Vương (phần bên trái), Võ Trường Toản (phần bên phải) và phần giữa là Nha Tổng Giám Đốc Trung Học (sau đó lại trở thành Nha Khảo Thí – nơi chuyên lo về các kỳ thi Trung học và Tú Tài tại miền Nam Việt Nam).
Kinh Tàu Hủ đoạn đối diện Nhà máy rượu Bình Tây. Người chụp đứng trên cầu Nhà Máy Rượu.
Kinh Tàu Hủ và Quai de Mytho đoạn cạnh bên khu vực cầu Chà Và sau này. Góc dưới phải là bờ kè cửa rạch Xóm Củi phía bên quận 8 (đối diện với kinh Vạn Kiếp phía bên kia kinh Tàu Hủ).
Rạch Bến Nghé, cầu quay Khánh Hội & cầu Mống – Bên phải hình là đường Bến Chương Dương (Quai de Belgique); đoạn đường ngang đi vô cầu Quay Khánh Hội là đường Võ Di Nguy (Rue D’Adran).
Cảnh sông Sài Gòn nhìn từ cuối bến cảng Khánh Hội, bìa phải là cửa Kinh Tẻ.
Trường nữ Gia Long: các học sinh đang dọn dẹp bài học và chuẩn bị nấu ăn
Cổng trường nữ sinh bản xứ, sau này là trường Nữ trung học Gia Long
Hình trên có lẽ là kiến trúc ban đầu của chùa Ấn giáo góc Pasteur – Tôn Thất Thiệp. Tháp chùa trong hình trên khác với tháp trong hai hình bên dưới.
Quang cảnh bến thuyền Pont des Messageries (còn gọi là Cầu Khánh Hội) – Cầu Mống
Cầu Chà Và (Pont des malabars) và lối lên cầu cho người đi bộ từ bờ kinh Tàu Hủ phía Bến Bình Đông
Cửa kinh Vạn Kiếp đổ ra kinh Tàu Hủ – Nơi cây cầu trong hình này chính là đầu cầu Chà Và sau này. Bên trái là bờ kè đá của đường dốc lên cầu Malabars ở đầu đường Mạc Cửu. Con kinh đổ vào kinh Tàu Hủ sau này được lấp đi làm thành đường Vạn Kiếp và ở đầu đường Vạn Kiếp làm cây cầu Malabars mới tức cầu Chà Và để đi qua Quận 8.
Kinh Tàu Hủ nhìn từ trên cầu Malabars.
Quang cảnh của Bến Chương Dương
Kinh Tàu Hủ, phía xa là cầu Xóm Củi – Phía bên trái là Bến Bình Đông. Bên phải là Bến Hàm Tử, qua khỏi đầu cầu Xóm Củi là tới Bến Lê Quang Liêm. Đường rầy là của tuyến xe lửa Tramway Sài Gòn – Chợ Lớn chạy theo Đường Dưới (tuyến Tramway Sài Gòn – Chợ Lớn thứ hai chạy theo Đường Trên, tức đường Nguyễn Trãi).
Viện Pasteur Sài Gòn được thành lập năm 1891. Năm 1976, viện được đổi tên thành Viện Dịch tễ học, đến năm 1991 thì đổi lại thành Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh và giữ cho đến tận ngày nay.
Bưu điện đầu tiên của Chợ Lớn. Đến năm 1930 thì dời về vị trí Bưu điện hiện nay. Nơi tòa nhà này ngày nay là Sài Gòn Công Thương Ngân Hàng SAIGONBANK.
Cầu qua Kinh Ngang số 2
Một nhà máy xay trên Bến Bình Đông, gần cầu Chữ U
Chợ Cá nằm giữa đường, nay là Châu Văn Liêm
Chợ trung tâm của Chợ Lớn – Đồng hồ chỉ 6g10 có vẻ không đúng hoặc đã bị hư, vì lúc này mặt trời đã lên khá cao, căn cứ theo bóng nắng. Bên trái nay là đường Mạc Cửu, bên phải là đường Nguyễn Thi. Cách phía sau chợ khoảng 200m là kinh Tàu Hủ, có cầu Malabars ở đầu đường Mạc Cửu (ở bìa trái hình trên) để đi qua quận 8.
Trụ sở công ty Thông Hiệp của thương gia Quách Đàm tọa tại số 45 Quai Gaudot (nay là số 45 Hải Thượng Lãn Ông)
Tòa soạn Công Luận Báo trên đường Pellerin (nay là Pasteur)
Công nhân xưởng Ba Son tan ca
Chùa Bà Thiên Hậu, Hội quán Tuệ Thành nằm trên đường Rue de Cay-mai (ngày nay là số 710 đường Nguyễn Trãi)
Cầu nhỏ qua một con rạch ở Chợ Lớn
Một ngôi chùa ở Chợ Lớn theo lối kiến trúc của người Phúc Kiến
Đường Rue Catinat, nay là đường Đồng Khởi, phía trước là ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế
Tượng đài kỷ niệm Thống chế Joffre tại Quảng trường Marechal Joffre (Công trường Chiến sĩ Trận vong), nơi sau này là Hồ Con Rùa.
Khách sạn Sài Gòn Palace nằm ở góc đường Tự Do – Ngô Đức Kế
Dinh Toàn Quyền – nơi ở và làm việc của các Toàn quyền Đông Dương. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Cổng Phúc Kiến Ý Viện, nay là Bệnh viện Nguyễn Trãi tại Quận 5
Cầu Ba Cẳng Chợ Lớn – Có hai cẳng nằm ngay hai góc của ngã ba kinh, cẳng còn lại ngay đối diện với đường Trịnh Hoài Đức
Người dân bản xứ tụ tập phía trước trụ sở hội đồng Hanh Thông Xã (Gò Vấp – Gia Định) để được chủng ngừa bệnh đậu mùa.
Diện mạo của cầu Bình Lợi, Thủ Đức xưa
Đánh giá post

Viết một bình luận