Trở về những tháng ngày cũ của thập niên 1920, ngắm nhìn Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định của một thời đã qua (Phần 2)

Những năm thập niên 1920 (1920 – 1929) thì Sài Gòn và Chợ Lớn vẫn hai thành phố riêng biệt, thuộc hai khu vực khác nhau chứ chưa được sát nhập chung địa phận như bây giờ. Ngày trước, Chợ Lớn vốn là khu vực đông người Hoa sinh sống và được coi là khu phố Tàu rộng nhất thế giới.

Thành phố Chợ Lớn được thành lập ngày 6/6/1865 theo nghị định của Thống đốc Nam Kỳ và đến ngày 3/10/1879 nơi đây mới được công nhận là đô thị loại 2 ngang cấp tỉnh. Ngày 1/7/1882, tuyến đường xe điện đầu tiên ở Việt Nam dài 5 kilômét, rộng 1 mét, nối Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu hoạt động. Theo sách “Bến Nghé xưa” của Sơn Nam có ghi nhận: “Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn phía đất thấp, chưa có dự kiến nên nối liền, còn ruộng lúa với người cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn, đợi đến năm 1916 mới bắt đầu đắp đường, trải đá ong… (Đó là đường Galliéni, nay là Trần Hưng Đạo)”. Bắt đầu từ những năm của 1930 – 1950 khi mà quá trình đô thị hóa diễn ra thì Sài Gòn và Chợ Lớn mới dần sát nhập lại với nhau.

Lăng Cha Cả – Khu vực chính điện phía trong
Lăng Cha Cả – Bức bình phong được đặt ở khuôn viên sân
Gò Vấp – Người dân bản xứ tụ tập phía trước trụ sở hội đồng Hanh Thông Xã để được tiêm phòng bệnh đậu mùa.
Xe thổ mộ trên đường phố Thủ Đức, người Pháp gọi là “hộp quẹt”
Chợ Thủ Đức – chợ này vốn là do một thương gia người Hoa bỏ nước ra đi sau khi phong trào “phản Thanh phục Minh” thất bại di tản đến miền Nam lập ra.
Góc chụp khác của Chợ Thủ Đức
Gánh hàng rong trên đường làng Thủ Đức
Đường Une avenue – Nay là đường Điện Biên Phủ (trước năm 1975 là đường Phan Thanh Giản), bên trái là Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi.
Góc Tản Đà – Bến Hàm Tử. Bên phải là trạm Jaccareo Cầu Xóm Chỉ của tuyến xe điện Saigon-Cholon. Phía xa là ống khói nhà máy xay lúa Lưu Bình Sanh (số 616 đường Bến Hàm Tử) gần góc Bến Hàm Tử – Nguyễn Tri Phương.
Trạm xe điện chợ cầu Ông Lãnh, đường Bến Chương Dương
Kinh Tàu Hủ nhìn từ trên cầu Malabars.
Đại lộ Charner, nay là phố đi bộ Nguyễn Huệ – Tòa nhà phía xa nơi chân trời trong ảnh là Tòa Đô Chánh Sài Gòn.
Dinh xã Tây, nay là Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố HCM. Dưới thời Pháp thuộc thì gọi là Tòa Đô Chánh Sài Gòn, nằm ngay đầu đường Nguyễn Huệ (ngày trước là đại lộ Charner) hướng ra sông Sài Gòn.
Đại lộ Charner, góc chụp từ tòa Dinh xã Tây nhìn ra sông Sài Gòn
Cột cờ Thủ ngữ và vườn hoa trên Bến Bỉ Quốc (nay là Bến Chương Dương)
Đại lộ Charner, góc chụp từ sông Sài Gòn hướng về Tòa Dinh xã Tây
Đại lộ Bonard – Nay là đường Lê Lợi
Quảng trường trên đại lộ Bonard
Trường mẫu giáo, trước năm 1975 là Đại học Luật Khoa, nằm ngay góc Duy Tân – Phan Đình Phùng.
Phòng ngủ của trường mẫu giáo vào giờ nghỉ trưa.
ng trường xây dựng cầu qua Rạch Ông Lớn.
Trường Tiểu Học Nữ sinh Pháp, sau này là trường Trung Học Marie Curie
Cầu nối vận tải ở Sài Gòn
Tàu đang được sửa chữa trong ụ tàu của Hải Quân Công Xưởng (nhà máy Ba Son)
Trường Pétrus Ký đang trong quá trình xây mới – Sau năm 1975 thì trường đổi thành Trung học cấp 2-3 Lê Hồng Phong. Năm học 1980-1981, trường chính thức mang tên trường Phổ thông Trung học Lê Hồng Phong. Tận năm 1990, trường đổi tên thành Trung học Phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong và giữ nguyên đến ngày nay.
Trụ sở Ngân Khố mới trên đại lộ Charner
Hậu diện của Tổng Nha Ngân Khố, bên phải hình là đường Phủ Kiệt
Trong gian đại sảnh của Tổng Nha Ngân Khố.
Trực diện Tổng Nha Ngân Khố trên đại lộ Charner (sau này là đường Nguyễn Huệ)
Bên trong phòng giao dịch của Tổng Nha Ngân Khố
Khách sạn Majestic nằm trên nằm cạnh bến Bạch Đằng, đầu đường Rue Cartinat (sau này là đường Đồng Khởi)
Nha Trước Bạ & Con Niêm (Văn phòng đăng ký đất đai và đóng dấu) nằm trên đường Rue Catinat (từ năm 1955 thì tên là đường Tự Do, sau năm 1975 thì đổi thành đường Đồng Khởi)
Đường Rue Catinat, tòa nhà bên phải hình là Khách sạn Continental – một khách sạn lịch sử nổi tiếng ở Sài Gòn, bắt đầu xây vào năm 1878, đến năm 1880 thì hoàn thành.
Tòa Opera House nằm trên đường Rue Catinat – Phía trước là vườn hoa mang tên Francis Garnier với tượng của ông, sau này tượng Francis Garnier di dời về vòng xoay Hai bà Trưng nhưng đã bị “hạ bệ” năm 1945.
Nhà thờ Đức Bà ở vị trí hiện tại (số 1 Công trường Công xã Paris, Quận 1) được khởi công xây dựng vào năm 1877 và sau 3 năm thì khánh thành (tức là năm 1880)
Trụ sở Hỏa xa Đông Dương
Tại trường đua Phú Thọ: Các phu xe kéo theo dõi cuộc đua ngựa.
Hai tháp chuông của nhà thờ ban đầu chỉ cao 36.6m, không có mái. Vào năm 1895, thánh đường mới cho xây dựng thêm hai mái chóp để che gác chuông cao 21m.
Quảng trường Gambetta phía sau Tổng Nha Ngân Khố, nay là vị trí của cao ốc Bitexo Financial Tower 68 tầng. Dãy nhà bên trái là đường Võ Di Nguy trước năm 1975 (nay là Hồ Tùng Mậu). Dãy nhà bên phải nằm trên đường Ngô Đức Kế. Phía bìa trái (nằm ngoài hình) là đường Phủ Kiệt trước năm 1975, nay là đường Hải Triều.
Opera House (hay còn gọi là Nhà hát Tây, bởi nó được xây dựng nên chỉ để phục vụ cho Tây). Đến tận ngày 18/11/1918, chính quyền mới cho phép người Việt tổ chức biểu diễn và đó cũng là đêm diễn đầu tiên.
Chứng kiến nhiều biến cố lịch sử và trải qua nhiều sự trùng tu, nơi đây đã từng trở thành: Trụ sở Quốc hội – Nhà Văn Hóa – Trụ sở Hạ Nghị Viện. Mãi đến sau năm 1975, mới được trả về đúng công năng nghệ thuật – Nhà hát Thành phố
Tháp nước trên đường Thuận Kiều, cạnh ga xe lửa Saigon-Mỹ Tho
Đại lộ Charner – Bìa phải là “bồn kèn”, vị trí tại bồn phun nước sau này nơi giao lộ Lê Lợi và Nguyễn Huệ – Toà nhà trong hình là vị trí khách sạn REX bây giờ
Bệnh viện Quân đội, sau đó đổi thành Nhà thương Grall, sau năm 1975 là BV Nhi đồng II
Bệnh viên Quân sự được thành lập vào năm 1862, đến năm 1925 thì chính thức đổi tên thành “Bệnh viện Grall”. Sau năm 1975, Bệnh viện được chuyển giao cho nhà chức trách Việt Nam và năm 1978 thì đổi tên thành Bệnh viện Nhi đồng II
Trường Chasseloup-Laubat college, sau này chính là trường THPT Lê Quý Đôn
Một lớp học tại trường Marie Curie ngày xưa
Lớp học môn vật lý và môn xướng âm, nay là trường Marie Curie
Sân trong của trường Marie Curie
Đánh giá post

Viết một bình luận