Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Sáu, Tháng Hai 10, 2023
No Result
View All Result
Thời Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Thời Xưa
No Result
View All Result
Home Sài Gòn Xưa

Tiết lộ thú vị về cầu Ba Cẳng – Cầu đi bộ đầu tiên ở Saigon

by Mẫn Nhi
17/04/2021
in Sài Gòn Xưa
0

Không chỉ có hình dáng lạ lùng, cầu Ba Cẳng còn gắn liền với những câu chuyện về ԍιᴀɴԍ  нồ Sài Gòn trước 1975.

Cầu do người Pháp xây dựng, có ba hướng, hình vòm và gắn liền với một phần lịch sử khu Chợ Lớn xưa.

Cầu Ba Cẳng tọa lạc ở góc đường Bãi Sậy (xưa là nhánh kênh Hàng Bàng, quận 6) và đường Vạn Tượng, ngay khúc rẽ phải ra kênh Tàu Hủ. Hai chân nằm ở bến Bãi Sậy và bến Nguyễn Văи Thành, còn chân kia ở bến Vạn Tượng. Cầu có từ thời Pháp thuộc nhưng đã bị “xoá sổ”  нồi năm 1990 do bị sập.

Cầu Ba Cẳng bắt qua 3 hướng khác nhau. Ảnh: Flickr

Cầu có tên tiếng Pháp là Pont des 3 arches, xây bởi côɴԍ ty Brossard et Mopin (côɴԍ ty này cũng xây chợ Bến Thành năm 1914). Trước đây, cầu có một số tên khác như Khâm Sai – được quan khâm sai người Pháp đứng ra xây dựng hoặc cầu Ba Miệng, cầu Ba Chưng (chân). Nhưng dần chẳng ai nhớ đến cái tên nguyên thủy mà đều gọi theo thói quen, đúng với hình dáng thiết kế của nó là Ba Cẳng.

Về cây cầu này, nhà văи Trương Đạm Thủy viết: “Ở vùng quận 6, Chợ Lớn cách đây mấy mươi năm có một cây cầu bằng sắt, hình dạng rất lạ, có ba chân. Vì cầu chẳng có cái tên cнíɴн thức nào như cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Tân Thuận… nên người dân lấy hình mã đặt tên, tức cầu Ba Cẳng”

Đúng như tên gọi Ba Cẳng, cầu có 3 chân, đồng thời cũng là 3 lối bậc thang đi lên, xây bằng bêtông cốt thép, dành riêng cho người đi bộ. Việc phải thiết kế tới 3 chân theo 3 hướng vì cầu nằm ngay ngã ba rạch. Cầu có một vòm nhịp, tạo khoảng không cho ghe thuyền qua lại, thuận tiện cho cư dân hai bên bờ. Đây cũng là nơi giao thương đường thủy tấp nập của khu Chợ Lớn xưa.

Lối lên cầu Ba Cẳng ngày xưa. Ảnh: Flickr

Ba Cẳng chưa bao giờ là cầu quan trọng về giao thông ở khu Chợ Lớn, song với người dân ở đây nó thân thuộc tựa góc sân nhà. Đó là lối đi bộ ngắn và tiện lợi để sang chợ Kim Biên (quận 5), đồng thời cũng là nơi bà con chòm xóm rủ nhau lên hóng gió, hàn huyên… Vai trò của nó giống như các cầu đi bộ bắc qua kênh Tàu Hủ ngày nay. Người đi xe đạp muốn sang bên kia rạch thì phải vác xe lên vai rồi cuốc bộ.

Cầu Ba Cẳng đã trở thành một phần của lịch sử Sài Gòn – Chợ Lớn xưa. Gắn với cầu là hỗn danh “dân chơi cầu Ba Cẳng” иổi tiếng trước năm 1975 và lưu truyền đến nay để nhắc về một lớp đàn anh “ngang trời, dọc đất”.

Nhóm ԍιᴀɴԍ  нồ xuất thân ở khu vực này do Mã Ban cầm đầu. Anh ta giỏi võ, người gốc Hoa, mồ côi cha từ nhỏ. Nhờ vào sức vóc, võ nghệ mà Mã Ban dẹp các băиg nhóm khác đứng ra bảo kê nhà hàng, quán ăи của người Hoa. Nhờ hành hiệp trượng nghĩa, có danh tiếng, Mã Ban được chủ xí nghiệp người Hoa gả con gái nên cuộc sống càng giàu có.

Trong các cuộc vui, đàn đúm với bạn bè, Mã Ban tỏ ra rất hào phóng, không tính toán và thường chịu thiệt phần mình. Sự chịu chơi của gã ԍιᴀɴԍ  нồ cũng được nhà văи Trương Đạm Thủy viết thành truyện.

Kênh Hàng Bàng xưa và nay.

Ngoài cầu Ba Cẳng, trên kênh Hàng Bàng cũng có nhiều cây cầu khác như Palikao. Cầu này do người Pháp đặt tên bởi hình dáng của nó gợi hình ảnh của cây cầu Bát Lý Kiều ở Trung Quốc. Cầu Palikao bị dẹp và trở thành đường Ngô Nhân Tịnh vào năm 2003.

Hiện, tại đây nhà cửa đã mọc lên phủ kín bờ rạch, che khuất nhiều dấu vết của cầu xưa. Rạch Bãi Sậy hay kênh Hàng Bàng đã lấp đến 90%, trở thành đường Bãi Sậy và đường Phạm Văи Khỏe (quận 6), chạy từ rạch Lò Gốm (phía bên trái) ngang qua chợ Bình Tây, tới chỗ cầu Ba Cẳng rẽ phải một đoạn ngắn rồi chảy ra kênh Tàu Hủ.

Mời quý vị cùng xem lại những hình ảnh của Cầu Ba Cẳng – Cầu đi bộ đầu tiên của Saigon:

Người đi xe đạp phải vác xe lên cầu. Saigon 1950
Thiết kế độc đáo của Cầu Ba Cẳng. Ảnh chụp vào khoảng thời gian 1920-1929
Cholon 1969 – Đường Trịnh Hoài Đức nhìn từ trên cầu Ba Cẳng
Kinh Kim Biên (Canal Quoi-Duoc) và cầu Ba Cẳng nhìn từ cầu Quới Đước
SAIGON 1965-66 – Cầu Ba Cẳng
Cầu Ba Cẳng, Rạch Bãi Sậy thời Pháp thuộc
Phía xa là cầu Ba Cẳng và tòa nhà của hãng xà bông TRƯƠNG VĂN BỀN trên đường Kim Biên. Bên trái hình là ngã ba Gia Phú-Bến Kim Biên, bên phải là Bến Vạn Tượng.

Ảnh: Mạnh Hải Flickr

 

Đánh giá post
Next Post

“Dấu Chân Địa Đàng” (Tiếng Hát Dạ Lan) - Gót chân vẫn hằn in cõi hư không, dấu ấn kiếp người “Tạm Bợ” trần gian

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về cнíɴн trị hay gán ghép tư tưởng không cнíɴн xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

“Hạ Trắng” – Một tuyệt tác từ giấc mộng ảo đến đời thực của Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn

“Hạ Trắng” – Một tuyệt tác từ giấc mộng ảo đến đời thực của Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn

2 năm ago

“Hương Tình Cũ” – Một khúc nhạc buồn nói hộ tâm chân tình của chàng nhạc sĩ

2 năm ago
Cùng điểm lại những trận lũ lụt kinh hoàng nhất trong lịch sử Việt Nam

Cùng điểm lại những trận lũ lụt kinh hoàng nhất trong lịch sử Việt Nam

2 năm ago
Theo bước chân Vua Việt đầu tiên ngự giá trời Tây: Hướng mắt vượt boong tàu

Theo bước chân Vua Việt đầu tiên ngự giá trời Tây: Hướng mắt vượt boong tàu

1 năm ago
Hoài niệm lại bộ sưu tập những hình ảnh đẹp nhất về nội thất bên trong Dinh Độc Lập

Hoài niệm lại bộ sưu tập những hình ảnh đẹp nhất về nội thất bên trong Dinh Độc Lập

12 tháng ago

“Tình đời (Duyên kiếp cầm ca)” (Vũ Chương & Minh Kỳ) – Buồn cho một kiếp cầm ca, khóc thầm sau ánh đèn sân khấu

1 năm ago
7000 Đêm Góp Lại (Trầm Tử Thiêng) – “Gần hai mươi năm. Thời gian đó đủ cho ta sự trưởng thành, đủ cho ta sự… già nua…”

7000 Đêm Góp Lại (Trầm Tử Thiêng) – “Gần hai mươi năm. Thời gian đó đủ cho ta sự trưởng thành, đủ cho ta sự… già nua…”

1 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed

Theo dõi chúng tôi trên

  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status