Thảo Cầm Viên (Vườn Bách Thảo) – Ký ức về một trong 8 vườn sinh vật cổ nhất thế giới

Nhắc đến những địa điểm quen thuộc trong ký ức người Sài Gòn thì không thể không nhắc đến Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, là nơi ghi dấu của nhiều sự kiện lịch sử, Thảo Cầm Viên vẫn còn mãi đến ngày nay và đã hơn 150 năm.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn ngày xưa
Thảo Cầm Viên Sài Gòn ngày xưa

Thảo Cầm Viên (thường được gọi là Sở thú) là công viên bảo tồn động vật – thực vật nằm ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, Sài Gòn. Với lịch sử tồn tại lâu đời, Thảo Cầm Viên hiện nay đang nuôi dưỡng hơn 1.300 động vật, trong đó có rất nhiều loài thuộc loài quý hiếm, có hơn 2.500 cây xanh với hơn 900 loài thực vật được bảo tồn.

Khi mới thành lập, Thảo Cầm Viên có tên gọi là Vườn Bách Thảo, được lập ra với mục đích nuôi trồng phục vụ nghiên cứu, trưng bày và ươm các giống cây để trồng trên các đường phố Sài Gòn theo quy hoạch kiểu phương Tây.

Hình ảnh Thảo Cầm Viên những năm đầu mới thành lập
Hình ảnh Thảo Cầm Viên những năm đầu mới thành lập

Ngày 23 tháng 3 năm 1864, Đề đốc De La Grandière ký nghị định cho phép xây dựng Vườn Bách Thảo tại Sài Gòn (tức 5 năm sau khi chiếm đóng Sài Gòn) trên vùng đất hoang 12hecta ở phía Đông Bắc rạch Thị Nghè. Một năm sau, vườn thú đã cơ bản được hình thành với nhiều loại chuồng trại, khi đó ông Jean Baptiste Louis Pierre (1833 – 1905), người phụ trách chăm sóc thực vật của vườn Bách Thảo Calcutta (Ấn Độ), được mời sang làm giám đốc Vườn Bách Thảo. Ông Jean Baptiste Louis Pierre đã làm nhiệm vụ sưu tầm các loài động thực vật ở khắp nơi trên thế giới để đưa về Vườn Bách Thảo nuôi dưỡng. Đồng thời ông cũng đã để lại di sản là bộ sưu tập hơn 100.000 tiêu bản hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Thực vật thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh và hàng ngàn cây cổ thụ trên các đường phố khu trung tâm, trong công viên Tao Đàn… Đến cuối năm 1865 Vườn Bách Thảo được mở rộng thêm 20 hecta.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn nhìn từ trên cao
Thảo Cầm Viên Sài Gòn nhìn từ trên cao

Từ năm 1867, Hội đồng thành phố Sài Gòn trực tiếp quản lý Vườn Bách Thảo. Hai năm sau đó, vườn thú đã có 509 loài động vật, trong đó có 120 loài thú, 344 loài chim và 45 loài bò sát… Đến năm 1924, Vườn Bách Thảo lại tiếp tục được mở rộng thêm 13hecta qua khu vực phía bên kia kênh Thị Nghè với tên gọi là Vườn Cognag, khi đó chính phủ Nhật đã cung cấp cho Vườn Bách Thảo nhiều giống cây lạ. Sau năm 1954 Vườn Bách Thảo chỉ còn bên mặt này của sông Thị Nghè còn khu bên kia được lấp dần bởi nhà cửa và chợ Thị Nghè.

Năm 1956, Vườn Bách Thảo được tu sửa và chính thức đổi tên thành Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho đến ngày nay. Đến năm 1984, Thảo Cầm Viên lại tiếp tục được sửa chữa và xây thêm một số hạng mục như: kè đá dọc kênh Thị Nghè, cải tạo hệ thống thoát nước và hệ thống dây điện trần, trải nhựa và bê tông đường nội bộ, xây dựng tường rào dọc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm…

Một bức ảnh Thảo Cầm Viên trước năm 1975
Một bức ảnh Thảo Cầm Viên trước năm 1975

Nhiều chuồng thú được cải tạo và mở rộng vào năm 1990 cho phù hợp với đời sống của từng loài thú, đã nâng tổng diện tích chuồng thú sau năm 1975 từ 8.500 m2 lên đến năm 2.000 là 25.000 m2. Những chương trình trao đổi động vật với các vườn thú khác đã làm cho bộ sưu tập động vật của Thảo Cầm Viên Sài Gòn thêm phong phú hơn. Nhiều loài động vật mới lạ xuất hiện tại Việt Nam như: hà mã, hà mã lùn, báo Nam Mỹ, đà điểu châu Phi, hồng hạc, đười ươi, hươu cao cổ…

Một ngày dạo chơi ở Thảo Cầm Viên trước năm 1975
Một ngày dạo chơi ở Thảo Cầm Viên trước năm 1975

Thảo Cầm Viên là nơi có chứa những cổ vật độc nhất vô nhị. Ở chính giữa lối vào cổng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, có đặt 1 tấm bia đá và bức tượng bán thân của ông Jean Baptiste Louis Pierre – Giám đốc đầu tiên của Vườn Bách Thảo năm xưa. Trên tấm bia có ghi lại câu nói của ông trước khi qua đời: ” Tôi đã nghỉ hưu nhưng còn quá nhiều việc để làm cho ngành thực vật, chỉ tiếc là không còn thời gian và cuộc sống thì quá ngắn ngủi”. Thảo Cầm Viên cũng là nơi đặt tượng voi đồng lớn nhất Việt Nam.

Tượng ông Louis Pierre được đặt ngay lối vào cổng chính của Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Tượng ông Louis Pierre được đặt ngay lối vào cổng chính của Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Thảo Cầm Viên ngày nay là một điểm tham quan hấp dẫn, thu hút khoảng 2 triệu lượt khách tham quan mỗi năm. Sau nhiều lần cải tạo, sở thú hiện nay ngày càng trở nên thú vị, là lựa chọn tuyệt vời của các gia đình và các bạn trẻ vào mỗi dịp cuối tuần. Nơi đây đã trở thành một hệ sinh thái lớn và đặc sắc của cả nước, là lá phổi xanh của thành phố, đem lại nhiều giá trị khoa học và xã hội. Đến với Thảo Cầm Viên, du khách sẽ được hòa mình vào không gian thiên nhiên xanh mát, rộng lớn hiếm có tại thành phố. Nơi này có những gốc cây cổ thụ rất lớn, tán lá xum xuê, tỏa rộng che rợp mát mẻ. Bước vào xứ sở muôn thú, du khách sẽ thấy không gian ở đây tách biệt hoàn toàn với bầu không khí khói bụi, náo nhiệt thường thấy của Sài Gòn.

Cùng nhìn lại Thảo Cầm Viên trước năm 1975 qua những bức ảnh dưới đây.

Ao cá nhỏ trong Thảo Cầm Viên
Ao cá nhỏ trong Thảo Cầm Viên
Ảnh về Thảo Cầm Viên trước 1975
Ảnh về Thảo Cầm Viên trước 1975
Một chú voi được nuôi dưỡng trong Thảo Cầm Viên trước năm 1975
Một chú voi được nuôi dưỡng trong Thảo Cầm Viên trước năm 1975
Nhiều loài động vật hoang dã của Việt Nam được nuôi dưỡng tại Thảo Cầm Viên, từ loài ăn cỏ như
Nhiều loài động vật hoang dã của Việt Nam được nuôi dưỡng tại Thảo Cầm Viên, từ loài ăn cỏ như hươu, nai…
Chuồng nuôi của một số loài chim quý
Chuồng nuôi của một số loài chim quý
Chuồng nuôi cá sấu trong Thảo Cầm Viên
Chuồng nuôi cá sấu trong Thảo Cầm Viên
Biển kỷ niệm năm khánh thành Vườn bách thảo bằng tiếng Latinh
Biển kỷ niệm năm khánh thành Vườn bách thảo bằng tiếng Latinh
Bảo tàng tại Thảo Cầm Viên
Bảo tàng tại Thảo Cầm Viên
Vào năm 1963, Bộ Tư lệnh Miền đã chọn Thảo Cầm Viên Sài Gòn làm nơi xây dựng cơ sở hoạt động bí mật dưới bình phong là một quán ăn.
Vào năm 1963, Bộ Tư lệnh Miền đã chọn Thảo Cầm Viên Sài Gòn làm nơi xây dựng cơ sở hoạt động bí mật dưới bình phong là một quán ăn.
Khung cảnh trên rạch Thị Nghè ở Thảo Cầm Viên
Khung cảnh trên rạch Thị Nghè ở Thảo Cầm Viên
Hình ảnh các em thiếu nhi tham quan Thảo Cầm Viên năm 1963
Hình ảnh các em thiếu nhi tham quan Thảo Cầm Viên năm 1963
Khu vui chơi dành cho các em nhỏ trong Thảo Cầm Viên
Khu vui chơi dành cho các em nhỏ trong Thảo Cầm Viên
Với trẻ em miền Nam thời xưa, Thảo Cầm Viên là điểm đến yêu thích mỗi khi được lên Sài Gòn
Với trẻ em miền Nam thời xưa, Thảo Cầm Viên là điểm đến yêu thích mỗi khi được lên Sài Gòn
Các hướng đạo sinh thiếu đoàn Lê Quý Đôn trong buổi thực tập chụp ảnh với nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm tại bờ hồ thảo cầm viên năm 1971
Các hướng đạo sinh thiếu đoàn Lê Quý Đôn trong buổi thực tập chụp ảnh với nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm tại bờ hồ thảo cầm viên năm 1971
Quầy trnha trong Thảo Cầm Viên 1969
Quầy trnha trong Thảo Cầm Viên 1969
Khán đài, phục vụ biểu diễn văn nghệ ở Thảo Cầm Viên - Ảnh chụp năm 1965
Khán đài, phục vụ biểu diễn văn nghệ ở Thảo Cầm Viên – Ảnh chụp năm 1965
Sân khấu biểu diễn ở Thảo Cầm Viên ngày xưa
Sân khấu biểu diễn ở Thảo Cầm Viên ngày xưa
Cầu Thị Nghè hồi trước 1975
Cầu Thị Nghè hồi trước 1975
2.5/5 - (4 bình chọn)

Viết một bình luận