Tái hiện lại Sài Gòn trước năm 1975 qua bộ ảnh chọn lọc từ các nhiếp ảnh gia – Phần 1

Từ Sài Gòn – Gia Định đến Thành phố Hồ Chí Minh là cả một chặn đường dài vừa xây dựng vừa bảo vệ. Trải qua nhiều năm lịch sử, Sài Gòn của ngày xưa cùng với Hồ Chí Minh bây giờ đã có rất nhiều sự thay đổi. Từ những ngôi biệt thự sang trọng đến không người ở, những khu chợ vốn đông đúc trở nên vắng lặng hoặc di dời nơi mới, những con đường với tên gọi cũ – mới,….tất cả sẽ xuất hiện trong bộ ảnh tổng hợp về Sài Gòn trước năm 1975 từ nhiều tác giả khác nhau.

Bến Lê Quang Liêm nhìn từ Bến Bình Đông – kênh Tàu Hủ, con đường lúa gạo của Sài Gòn trước đây. Kênh này vào nửa đầu thế kỷ 20 tấp nập thuyền ghe chở lúa lên các nhà máy xay dọc hai bên bờ kênh đoạn đi qua Chợ Lớn. Sau năm 1975, bến Lê Quang Liêm đổi tên là bến Trần Văn Kiểu và một bên bờ kênh đã thành Đại Lộ Đông Tây, những ngôi nhà cổ hiện diện ở đây gần một thế kỷ đã đã bị giải tỏa hết nên không còn nữa.
Kênh Tàu Hủ, bên này là Bến Bình Đông, bên kia là Bến Lê Quang Liêm (nay là đường Võ Văn Kiệt). Các ngôi nhà cổ từ khoảng đầu thế kỷ 20 của người Hoa được xây dựng liền kề này mỗi căn có bề ngang khoảng 10,5m gồm 3 gian (mỗi gian khoảng trên 3m), tầng trệt dùng làm nơi giao dịch buôn bán, tầng lầu là nơi ở của gia đình chủ nhân. Ngay phía sau dãy nhà là những nhà kho rộng lớn, sâu vào trong có khi tới cả trăm mét, là nơi chứa hàng hóa, lúa gạo của các thương gia người Hoa ở đây.
Rạp Hưng Đạo năm ở góc đường Nguyễn Cư Trinh – Trần Hưng Đạo
Tượng Trần Nguyên Hãn nằm ở trung tâm của bùng binh Quách Thị Trang trước Chợ Bến Thành. Vòng xoay Quách Thị Trang từng là biểu tượng gắn bó với Sài Gòn. Nhưng đến năm Năm 2020 thì vòng xoay đã bị phá dỡ để xây dựng nhà ga ngầm trung tâm tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
Đường Hai Bà Trưng – Một trong những tuyến đường lâu đời nhất của Sài Gòn. Là một con đường sầm uất nhất về mặt kinh tế và mang trên mình dấu ấn lịch sử.
Bùng binh Bồn Kèn là nơi giao nhau giữa hai đại lộ lớn Charner (đường Nguyễn Huệ) và Bonard (đường Lê Lợi) – Nơi đây được xây dựng năm 1920 là vòng xoay đầu tiên Sài Gòn và cả Việt Nam. Ngay chính giữa hình là Thương xá TAX, ngày nay cũng đập bỏ để xây dựng tòa cao ốc mới 30 tầng.
Đường Bà Quẹo xưa – Thuộc vùng đất Gia Định, đoạn đường này được nhiều bậc cao niên nhớ đến với cái chợ ngay ngã ba đường và một vùng đất đồng ruộng.
Ngã sáu Minh Mạng, sau này là ngã sáu Nguyễn Tri Phương – Đây là nút giao của ba con đường lớn nên tạo thành 6 ngã rẽ. Nơi này còn có tên cũ là Ngã sáu Minh Mạng vì đường Ngô Gia Tự trước năm 1975 có tên là đường Minh Mạng
Chiếc không ảnh về tòa Đại sứ quán Mỹ mới được chụp ngày 3 tháng 10 năm 1967 – Địa điểm đầu tiên của tòa đại sứ là trên đường Hàm Nghi, sau vụ nổ bom năm 1965 thì di dời về vị trí mới này (Khu liên hợp Norodom tại số 4 Đại lộ Thống Nhất ở góc đường Thống Nhất và Mạc Đĩnh Chi, gần nơi sông Bến Nghé đổ vào sông Sài Gòn)
Bưu điện Trung tâm Sài Gòn nằm ở Công trường Công xã Paris, đây là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn. Được xây dựng trong khoảng năm 1886 – 1891, nằm cạnh Nhà thờ Đức Bà.
Công viên trước tòa Trụ sở Quốc hội trên Công trường Lam Sơn
Ga Sài Gòn được Pháp xây dựng tại khu vực đường Hàm Nghi nay là Trạm điều hành Sài Gòn gần chợ Bến Thành, được khánh thành năm 1885.
Không ảnh bến cảng Bạch Đằng
Chợ cũ góc đường Hàm Nghi – Võ Di Nguy (nay là đường Hồ Tùng Mậu), gần vị trí tòa Đại sứ quán Mỹ cũ.
Nhà hàng Mỹ Mãn nằm tại số 31 đường Tự Do (sau này là đường Đồng Khởi, trước đó là đường Rue Catinat) là tiền thân của nhà hàng La Bonne Fourchette. Sau năm 1975, có một thời gian nơi đây là quán cà phê Hoàn Kiếm.
Phá lấu Sài Gòn – Món ăn gắn liền với ký ức của rất nhiều thế hệ, từng xe phá lấu chiếm trọn con tim của biết bao con người từ xưa đến nay
Giao thông trên đường Hàm Nghi
Nhà bát giác trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Tượng Giám mục Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh được dựng ở giữa vườn hoa trước nhà thờ vào năm 1903. Nhưng đến năm 1945 thì bức tượng này đã bị tháo bỏ nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại ở đó và được thay bằng Tượng Đức Mẹ Hòa bình bằng loại đá cẩm thạch trắng Carrara của Ý.
Chợ lớn PX nằm trên đường Nguyễn Tri Phương
Dưỡng đường Bảo sanh viện Gia Long nằm trên đường Nguyễn Tri Phương, nay là Trung tâm Y Tế Dự Phòng Quận 5.
Chợ Thủ Đức, đây là khu chợ do ông Tạ Dương Minh xây dựng – một thương gia người Hoa di tản sau sự thất bại của phong trào “phản thanh phục minh”.
Ngã tư Phú Nhuận nhìn về Đại lộ Chi Lăng
Vườn hoa Chi Lăng, nay trở thành một phần của tòa cao ốc trên đường Tự Do (sau năm 1975 thì đổi tên thành đường Đồng Khởi)
Chợ trời trên vỉa hè cạnh Tòa Hòa Giải , phía Huỳnh Thúc Kháng
Ngã tư Tổng Đốc Phương – Đồng Khánh, xe điện Sài Gòn – Chợ Lớn đang chạy trên đường Tổng Đốc Phương (sau này là đường Châu Văn Liêm) và sắp quẹo phải ra đường Đồng Khánh (sau này sát nhập với đường Trần Hưng Đạo)
Đường Lê Lợi, tòa nhà phía cuối đường là Trụ sở Quốc hội nằm trên đường Tự Do (sau này là đường Đồng Khởi)
Tượng đài hai binh lính Thủy quân Lục chiến VNCH giữa khuôn viên của công viên trước tòa Trụ sở Quốc hội
Một ki-ốt Sài Gòn nhỏ nằm trên đường Nguyễn Huệ, trước đó là đại lộ Charner
Xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa, đoạn đường nối liền Sài Gòn – Biên Hòa – Đồng Nai, được xây dựng từ năm 1957 đến năm 1961 do Mỹ đầu tư. Con đường này trước năm 1984 được gọi là Xa lộ Biên Hòa, nhưng sau đó thì được đổi tên thành xa lộ Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội.
Bùng binh Bồn Kèn (vòng xoay Nguyễn Huệ – Lê Lợi), tòa nhà trong hình là Thương xá TAX. Nơi đây từng là một trung tâm thương mại lớn và lâu đời tại Sài Gòn. Hiện nay nó đã bị phá bỏ, công việc phá dỡ được tiến hành vào cuối năm 2016.
Saigon xe hơi công ty năm 1964 – Hãng Citroën đã xây dựng xưởng sản xuất đầu tiên ở Đông Dương năm 1936, ngay góc đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ. Dưới thời VNCH, xưởng được di chuyển đi đến đại lộ Thống Nhất (sau này là đường Lê Duẩn) và thay tên là Công ty Xe hơi Citroën, sau đó là Công ty Xe hơi Saigon.
Tượng Trần Nguyên Hãn và tượng Quách Thị Trang đặt ở trung tâm vòng xoay Quách Thị Trang, phía trước chợ Bến Thành – Ảnh được chụp năm 1965 – 1966.
Đường Nguyễn Huệ và thương xá TAX năm 1966. Công trình nguyên thủy được xây từ năm 1880 dưới thời Pháp thuộc, có tên là Grands Magasins Charner, gần Tòa Đô Chánh Sài Gòn. Mãi tới năm 1960 mới chính thức sang tên là Thương xá TAX.
Những cửa hiệu trên đường phố Sài Gòn của giai đoạn 1967 – 1968.
Góc đường Nguyễn Thiệp – Tự Do (sau này là đường Đồng Khởi) năm 1967 – 1968
Saigon Opeara House được chụp vào tháng 5 năm 1967, trước khi được trả về đúng công năng là Nhà hát thì nơi đây từng là Trụ sở Quốc hội (dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa) – Nhà Văn hóa khi Đệ Nhất Cộng hòa bị lật đổ – Trụ sở Hạ Nghị viên (dưới thời Đệ Nhị Cộng hòa)
Cửa hàng trang trí & cây xanh
Một con kênh thuộc địa phận Chợ Lớn năm 1967
Đường Tự Do được chụp vào ngày 7 tháng 11 năm 1967 – Thời Đông Dương thuộc Pháp, đường này có tên là Rue Cartinat, thời Việt Nam Cộng hòa đổi thành đường Tự Do từ năm 1954 đến 1975. Sau năm 1975, chính quyền Việt Nam đổi tên đường Tự Do thành đường Đồng Khởi.
Ngã ba đường Tự Do – Thái Lập Thành tháng 2 năm 1968. Nay là ngã 3 Đồng Khởi – Đông Du, phía xa là ngã tư Tự Do – Nguyễn Văn Thinh, nay là ngã tư Đồng Khởi – Mạc Thị Bưởi)
Cầu Nhị Thiên Đường Quận 8 sau Tết Mậu Thân năm 1968 – Các trụ điện kết hợp làm trụ lan can của cầu này có hình dáng đặc biệt., lan can bằng sắt quá mỏng manh, xe 3 bánh gắn máy đã tông vào và rơi cả xuống sông.
Bệnh viện Cơ Đốc ngay góc ngã tư Phú Nhuận năm 1968 – Tòa nhà Bệnh viện Cơ Đốc sau khi cải tạo, còn giữ lại một vài chi tiết của mặt đứng cũ.
Tượng Trương Vĩnh Ký được đặt trong khuôn viên của công viên đằng sau Nhà thờ Đức Bà, hai mặt tiền là đường Thống Nhất (Lê Duẩn) và đường Duy Tân (Phạm Ngọc Thạch) – Ảnh chụp năm 1969
Nhà thờ Hạnh Thông Tây, Gò Vấp năm 1969 – Nhà thờ Công giáo được thành lập năm 1861. Ban đầu tháp chuông có hình tháp nhọn, nhưng vì đây là vùng có nhiều máy bay quân sự bay qua nên năm 1953, cơ sở Hàng không Đông Dương đã xin cho hạ thấp tháp chuông và từ đó, tháp chuông có hình vuông như hiện nay.
Chợ Sài Gòn mùa xuân năm Canh Tuất 1970 – Góc giao giữa đường Lê Lai và đường Phan Châu Trinh
Thánh đường Cơ Đốc Phục Lâm nằm trên đường Võ Tánh (sau này là đường Hoàng Văn Thụ)
Giao thông trên đường Tự Do năm 1972
Hồ Con Rùa năm 1972 – Hồ phun nước nhân tạo nằm giữa nơi giao nhau của ba con đường tạo thành một nút giao thông. Ban đầu khu giao lộ này được đặt tên là Công trường Chiến Sĩ Tự Do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế.
Không ảnh đường Nguyễn Huệ, hướng chụp từ Bến Bạch Đằng nhìn về Tòa Đô Chánh Sài Gòn

 

Đánh giá post

Viết một bình luận