Lịch sử tên những con đường tại Quận 5, Saigon từ những năm đầu thập niên 50 đến nay.

Đăng ngày 20/07/2024

Nhắc đến Quận 5, không ai không nghĩ đến Khu phố Tàu (Chợ Lớn) với các quán ăn nhỏ nhắn phục vụ bánh bao, mì và thịt nướng nằm rải rác trên những con phố nhỏ hẹp, ẩn khuất. Trong số các địa danh văn hóa, phải kể đến Chùa Bà Thiên Hậu có niên đại từ thế kỷ 18, nổi tiếng với mái chùa chạm khắc tinh xảo và Chùa Tam Sơn yên bình. Chợ Bình Tây rộng lớn nhộn nhịp những người bán hàng rong bày bán nông sản và gia vị địa phương, trong khi Chợ An Đông bày bán la liệt các mặt hàng dệt may và đồ thủ công mỹ nghệ.Khái quát về những con đường đầu tiên của Sài Gòn

Dưới đây Thời Xưa xin được liệt kê những con đường quen thuộc của Quận 5.

Đường An Dương Vương ở Quận 5 nằm trên địa bàn của các phường 2,3,4,6,8, bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Cừ đoạn giáp với Quận 1, đến giáp đường Hùng Vương và Hồng Bàng. Đường An Dương Vương nguyên là 2 con đường nhập lại. Đoạn từ Nguyễn Văn Cừ đến đường Trần Phú thời Pháp còn trên dự án. Những năm 1954, chính quyền Saigon mới đặt tên là đường Thành Thái, đoạn cuối là phần đầu của con đường dài nhất thời Pháp thuộc gọi là đường Charles Thomson. Năm 1955 đường được đổi tên thành đường Hồng Bàng.

CHOLON 1968 – Ngã tư Hồng Bàng-Tổng Đốc Phương

Sau sự kiện 1975, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời nhập đường Thành Thái với đoạn đầu đường Hồng Bàng thành một và đặt tên là đường An Dương Vương. Các địa danh đáng nhớ trên trục đường: Đại học Sư phạm, Khoa Y Đại học Y Dược, Nhà Thiếu nhi quận 5, CLB Bơi lặn quận 5, Trường Cao đẳng Sư phạm số 6…

II. Đường Bùi Hữu Nghĩa

Đường Bùi Hữu Nghĩa nằm trên địa bàn của phường 5,7, bắt đầu từ đường Đào Tấn đến đường Nguyễn Trãi, dài khoảng 840m. Thời Pháp thuộc, đường này chỉ từ Bạch Vân trở đi và mang tên đường số 7. Sau năm 1954, chính quyền Saigon cho làm tiếp từ đoạn Bạch Vân đến Đào Tấn và đặt tên là đường Bùi Hữu Nghĩa.

Các địa danh nổi tiếng trên trục đường: Hội đồng Giám định y khoa TP, chợ Hòa Bình, Miếu Ngũ hành.

III. Đường Châu Văn Liêm

Đường Châu Văn Liêm nằm trên địa bàn các phường 11,12,13,14 bắt đầu từ đường Hải Thượng Lãn Ông đến đường Hồng Bàng, dài khoản 210m. Đường là một đại lộ với 3 lối đi, ở giữa dành cho xe hơi lưu thông 2 chiều, 2 bên dành cho xe gắn máy và xe ba bánh. Bên phải đi theo chiều Hải Thượng Lãn Ông đến Hồng Bàng, chiều bên trái đi ngược lại.Lịch Sử Về Tên Đường Nguyễn Trãi Quận 5 Thành Phố Hồ Chí Minh - INKDTEX - PHÂN PHỐI MÁY IN HP, MỰC IN HP, CANON, BROTHER, EPSON CHÍNH HÃNG

CHOLON 1965 – Ngã tư Đồng Khánh-Tổng Đốc Phương

Đây là con đường thuộc loại xưa nhất vùng đất ChoLon, vào thời Pháp thuộc đường có tên gọi là Canton. Đến năm 1915 chính quyền Pháp thuộc đổi thành Tổng Đốc Phương, sau năm 1975 chính quyền Cách Mạng Lâm Thời đổi tên đường thành đường Châu Văn Liêm cho đến nay.

Các địa danh đáng ghi nhớ trên trục đường:  rạp hát Đại Quang, rạp Thủ Đô, rạp Toàn Thắng, cơ sở cũ của “Liên Thành thương quán”, nơi Nguyễn Tất Thành từng trú ngụ và hoạt động trước khi xuất dương tìm đường cứu nước.

IV. Hà Tôn Quyền

Đường Hà Tôn Quyền nằm trên địa bàn phường 14,15 và một phần ở phường 4 Quận 11. Bắt đầu từ đường Hùng Vương cho đến đường Ba Tháng Hai dài khoảng 430m. Qua các ngã 4 Phạm Hữu Chí, Tân Thành, Nguyễn Chí Thanh, Trần Quý, lưu thông 2 chiều.

Vào thời Pháp thuộc đường này chưa được xây dựng, vùng đất này còn sình lầy. Cho đến thập niên 1940, người dân tới sinh sống mới hình thành đường và đặt tên là Bourchet. Vào năm 1955, chính quyền Saigon đổi tên đường thành đường Hà Tôn Quyền cho đến nay.Đường phố Sài Gòn - Những ký ức thân thương - Kỳ 9: Tổng Đốc Phương, đường xưa còn dấu - Tuổi Trẻ Online

Đường này vốn không có địa chỉ văn hóa nào đáng ghi nhớ.

V. Hải Thượng Lãn Ông

Đường Hải Thượng Lãn Ông nằm trên địa bàn phường 10,13. Bắt đầu từ Bến Trần Văn Kiểu đến đường Gò Công – Lê Quang Sung một bên, và bên kia là gốc Đỗ Ngọc Thạch – Trang Tử dài khoảng 770m. Đường rộng sở hữu 2 chiều 2 bên, ở giữa có tiểu đảo chạy dài suốt lối. Lối bên phải đi theo chiều Bến Trần Văn Kiểu lên, lối bên trái đi theo chiều Ngô Nhân Tịnh xuống.

Đây là một trong những con đường lớn và xưa nhất vùng ChoLon. Vào thời Pháp thuộc gồm 2 đường, đoạn đầu là Đại lộ Gaudot, đoạn đường cuối là Đại lộ Bonhoure. Năm 1955, Chính quyền Saigon đã nhập 2 đường này làm một đổi tên thành Đại lộ Khổng Tử (vẫn còn tượng Khổng Tử trên tiểu đảo). Ngày 19-8-1975 Chính quyền cách mạng đổi thành Hải Thượng Lãn Ông đến nay.

VI. Đường Lương Nhữ Học (Lương Như Hộc)

Con đường nằm trên địa bàn phường 11 Quận 5, bắt đầu từ Bến Trần Văn Kiểu đến đường Phạm Hữu Chí dài khoảng 540m. Đường được lưu thông hai chiều nhưng chiều từ Phạm Hữu Chí đến Bến Trần Văn Kiểu cấm xe ba bánh và xe hơi.

SAIGON 1954 – Đường Lương Nhữ Học Cholon nhìn từ ngã tư Nguyễn Trãi-Lương Nhữ Học

Thuộc loại đường xưa của vùng Cholon, vào thời Pháp thuộc đường có tên là Larégnère. Đầu năm 1943, đường được đổi tên thành Rieunier. Ngày 19-10-1955 Chính quyền Saigon đổi là Lương Nhữ Học đến nay (tên đúng là Lương Như Hộc).

Địa chỉ đáng ghi nhớ: Rạp hát Sao Mai, Nhà thờ Tin lành…

Cholon 1968-1970 – Ty CSQG Quận 5 góc Đồng Khánh-Lương Nhữ Học
VII. Đường Lý Thường Kiệt

Đường Lý Thường Kiệt trải dài qua nhiều quận, đoạn qua Quận 5 thuộc Phường 9 dài khoảng 4620m và được lưu thông 2 chiều. Đường trước đây là 2 đoạn đường nối nhau, đoạn từ Hùng Vương Quận 5 đến giáp ranh Quận Tân Bình mang tên Lý Thường Kiệt, còn đoạn cuối mang tên Maréchal Foch. Đoạn cuối này sau năm 1955 được đổi tên thành đường Nguyễn Văn Thoại. Sau năm 1975, Chính Quyền Cách Mạng nhập làm một đặt tên đường Lý Thường Kiệt.

SAIGON 1966-70 – Đường Nguyễn Văn Thoại
SAIGON 1966 – Đường Nguyễn Văn Thoại, nay là Lý Thường Kiệt

Tòa nhà màu trắng là Cơ Thể Học Viện ( dùng cho sinh viên y khoa thực tập giải phẫu học ) thuộc Y Khoa Đại Học Đường Sài Gòn. Vị trí tại góc ngã tư đại lộ Trần Hoàng Quân & Nguyễn Văn Thoại.

VIII. Ngô Quyền

Đường Ngô Quyền nằm trên địa bàn phường 6,9 của Quận 5 bắt đầu từ Bến Hàm Tử Quận 5 đến đường 3 tháng 2 Quận 10 dài khoảng 1210m. Thuộc loại đường xưa nhất của vùng đất ChoLon. Thời Pháp thuộc đây là 2 con đường nối nhau có tên là Général Beylié từ bến Hàm Tử quận 5 đến Hồng bàng quận 5, đường Ducos từ Hồng Bàng quận 5 đến 3 Tháng 2 quận 10.

Từ ngày 22/03/1955 Chánh Quyền Saigon đổi tên đoạn đường Général Beylié thành Ngô Quyền, và đoạn Ducos thành Triệu Đà. Sau năm 1975, Chính Quyền Cách Mạng đã nhập 2 con đường này thành một và đặt tên làm đường Ngô Quyền.

Địa chỉ văn hóa đáng ghi nhớ trên địa bàn quận 5: Thánh thất Cao Đài Chợ Lớn.

IX. Đường Sư Vạn Hạnh

Đường Sư Vạn Hạnh nằm trên địa bàn Phường 9 Quận 5 bắt đầu từ đường An Dương Vương, Quận 5 đến đường Tô Hiến Thành Quận 10 dài khoảng 2km. Vào thời Pháp thuộc đường mang tên Lorgeril cho đến năm 1955 Chánh quyền Saigon đổi tên đường thành đường Sư Vạn Hạnh.

Trên địa bàn quận 5 không có địa chỉ văn háo đáng ghi nhớ.

X. Đường Tạ Uyên

Nằm trên địa bàn phường 15 quận 5 và các phường 4, 6 quận 11. Bắt đầu từ đường Hùng Vương đến 3 Tháng 2, dài khoảng 0km450. Trước năm 1950 chưa có đường này, trên bản đồ quy hoạch mang số 48. Từ năm 1954 đồng bào miền Bắc di cư đến ở đường mới được mở và đặt tên là Tôn Thọ Tường. Ngày 14-8-1975 Chánh quyền Cách mạng đổi thành Tạ Uyên đến nay.

Không có địa chỉ văn hóa, tôn giáo ghi nhớ.

XI. Đường Tháp Mười

Con đường này nằm trên địa bàn phường 2 Quận 6 chứ không phải quận 5, bắt đầu từ đường Ngô Nhân Tịnh đến Mai Xuân Thưởng, dài khoảng 0km180, lưu thông 2 chiều.

Dẫy phố thương mại trên đường Tháp Mười, đối diện chợ Bình Tây (góc Huỳnh Thoại Yến-Tháp Mười).

Thuộc loại xưa nhất vùng Chợ Lớn, từ thời Pháp thuộc đến nay vẫn mang tên Tháp Mười.

XII. Thuận Kiều

Thuận Kiều nằm trên địa bàn phường 12 Quận 5, bắt đầu từ đường Hùng Vương đến Lê Đại Hành dài khoảng 350m. Đường này có từ thời Pháp thuộc và vẫn mang tên Thuận Kiều từ đó cho đến nay.

Giao lộ Hồng Bàng – Thuận Kiều – Tổng Đốc Phương. Tượng đài Chiến Sĩ Vô Danh ở giữa giao lộ

Địa chỉ đáng ghi nhớ : Chùa Giác Tâm.

XIII. Đường Trần Nhân Tôn

Nằm trên địa bàn Phường 9, Quận 5 bắt đầu từ đường Trần Phú cho đến đường Ngô Gia Tự dài khoảng 590m. Đường được lưu thông 2 chiều, vào thời Pháp thuộc đường có tên là Hỏa Lò. Sau 1954 đường có tên là Nguyễn Trải và được đổi tên thành Trần Nhân Tôn vào năm 1955 cho đến nay.

Địa chỉ đáng ghi nhớ: Trường Nghiệp vụ Truyền thanh, Trường PTTH Nguyễn An Ninh, Chùa Long Phước.

XIV. Đường Trần Phú

Trần Phú: nằm trên địa bàn các phường 4, 7, 9, bắt đầu từ Công trường Cộng Hòa đến Trần Hưng Đạo, dài khoảng 1km390. Qua các ngã 4 Trần Bình Trọng, Lê Hồng Phong, các ngã 3 Trần Nhân Tôn, Huỳnh Mẫn Đạt, Ngã 6 An Dương Vương – Sư Vạn Hạnh, ngã 3 An Bình, ngã 4 Nguyễn Tri Phương. Lưu thông 2 chiều từ đoạn An Dương Vương đến Trần Hưng Đạo, một chiều từ An Dương Vương đến Công trường Cộng Hòa.

Giao lộ Nguyễn Hoàng và Đồng Khánh (nay là Trần Phú-THĐ) nhìn tứ ban công KS Capitol. Góc dưới phải là khu vực cổng sòng bạc Đại Thế Giới ngày xưa.

Đường Trần Phú có từ trước thời Pháp chiếm Sài Gòn, nối với đường Nguyễn Thị Minh Khai bây giờ, gọi là đường Thiên Lý Cù. Thời Pháp đổi là Đại lộ Maréchal Pétain. Từ 7-1-1942 đổi là đường Général Huntziger. Từ 4-5-1946 khi Pháp trở lại Sài Gòn đổi thành đường II ème Ric. Ngày 22-3-1955 Chính quyền Sài Gòn đổi thành đường Nguyễn Hoàng. Ngày 14-8-1975 Chính quyền Cách mạng đổi thành đường Trần Phú đến nay.

RẠP HÀO HUÊ đường Nguyễn Hoàng (nay là Trần Phú)

Địa chỉ đáng ghi nhớ: Di Đà Tịnh xá, Rạp Nhân Dân, Quan Âm Tịnh xá, Chùa Quang Minh, Chùa Vạn Thiện.

Ngã tư Nguyễn Tri Phương – Nguyễn Hoàng, hai hướng cùng ra đường Đồng Khánh