Mỗi lần nghe ai đó nhắc đến Pétrus Ký, sẽ có nhiều người Sài Gòn cảm thấy lòng mình trào dâng một cảm xúc mãnh liệt với niềm tự hào khôn tả. Hơn năm trăm năm trước, người Pháp đã xây dựng những ngôi trường cho con em người Việt hoặc con cái người Pháp theo học. Những ngôi trường này thường tọa lạc tại những vị trí trung tâm của Sài Gòn để dễ dàng di chuyển. Chỉ có mỗi trường trung học Pétrus Ký lại được xây dựng ở khu vực Chợ Quán – khu vực vắng vẻ lúc bấy giờ. Trường được xây dựng 2-3 tầng trên 8 mẫu đất. Niên khóa đầu tiên của trường vào năm 1928-1929 với 200 học sinh.
Đầu tiên, trường Pétrus Ký là phân hiệu tạm thời của trường Lê Quý Đôn ngày nay. Tên gọi thời đó của trường Lê Quý Đôn là Collège Chasseloup Laubat. Pétrus Ký thu nhận toàn học sinh người Việt từ lớp 6 đến lớp 12. Trường tiếp nhận cả những học sinh ngoại tỉnh. Sau khi học xong lớp 5, những học sinh này có thể đăng ký dự thi vào trường. Thời gian sau, từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa, số học sinh ngày càng tăng nhanh, điều kiện để vào các trường công lập ngày càng khó, phải trải qua một kỳ thi tuyển hết sức khó khăn. Chính vì vậy, thi đỗ vào trường Pétrus Ký là một niềm hãnh diện lớn cho cả phụ huynh và học sinh.
Một trong số những “cậu bé” vinh dự ngày đó. Ảnh Quang Thông
Tên đầy đủ của ngôi trường lịch sử này là Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký, gọi tắt là trường Pétrus Ký. Trường chính thức mang danh Pétrus Ký vào tháng 12 năm 1929, sau khi khánh thành tượng đồng của nhà bác học Trương Vĩnh Ký ở công viên trước dinh Norodom (bây giờ là dinh Độc Lập). Tên trường được sử dụng gần nửa thế kỷ.
Vào ngày 6/12/1937, trong dịp kỷ niệm lần thứ 100 của Trương Vĩnh Ký – nhà bác học, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà trường đã nhà trường đã tổ chức lễ tưởng niệm lớn và đặt tượng bán thân của ông bằng đồng ngay giữa sân trường.
Tác phẩm tượng bán thân của nhà bác học được thực hiện bởi nhà điêu khắc Sylve Raffegeard từ năm 1889, khi nhà bác học Trương Vĩnh Ký vẫn còn tại thế.
Trong những năm 1950, một số phần đất xung quanh trường Pétrus Ký bị thu hồi, trưng dụng để xây dựng những cơ sở giáo dục khác như Trung Tâm Học Liệu, trường Quốc Gia Sư Phạm, trường tiểu học Trung Thu.
Một số cơ sở vật chất khác của trường cũng được sử dụng cho các cơ sở giáo dục khác như: Những dãy lầu lớn nhất của trường được giao cho đại học Khoa học và đại học Sư Phạm. Tòa nhà tổng giám thị được sử dụng làm trung tâm thính thị Anh ngữ, một số các nhà chức vụ khác cũng được dùng cho những viên chức giáo dục khác ở Sài Gòn.
Tuy đất đai và cơ sở vật chất bị thuyển cắt xén, thuyên chuyển và trưng dụng nhiều, nhưng Pétrus Ký vẫn là trường nam sinh lớn nhất ở miền Nam.
Xét về kiến trúc, Pétrus Ký là một công trình kiến trúc đẹp, hài hòa trải dài trên 8ha đất với những hàng cây cổ thụ cổ kính, tháp đồng hồ sang trọng và những dãy hành lang được nhấn nhá bằng những ô gạch ca rô nằm ẩn dưới những mái vòm cong hiện đại.
Có thể nói rằng, kiến trúc của ngôi trường này đại diện cho phong cách kiến trúc phương Tây kết hợp với văn hóa Á Đông. Sự kết hợp giao thoa hài hòa giữa Đông và Tây làm nên một lối kiến trúc Đông Dương – đặc trưng cho một thời kỳ lịch sử Việt Nam.
Cụ thể, những bức tường dày từ 1m hoặc dày hơn, các mái vòm, cột trụ và các hoa văn trang trí trên trụ, trên mái vòm,… được thiết kế theo lối kiến trúc Pháp. Lối hành lang được che chắn bởi lan can có các “con tiện” cũng theo phong cách Pháp. Tuy nhiên, phía trên lại là mái ngói được lợp dốc thuần Á Đông để thoát nước mưa.
Các nguyên vật liệu xây dựng từ sắt, gạch, xi măng,… để xây dựng đều được nhập khẩu từ Pháp.
Khu nhà A bao gồm cổng ngoài (giáp đường Nguyễn Văn Cừ), cổng chính vào sân trường, phía trên cao có tháp đồng hồ, ba dãy phòng học hình chữ U được xây dựng 2 tầng với hành lang khá rộng, cột vuông, tường gạch, cửa vòm, mái ngói đỏ, đầu hồi được trang trí hoa văn,… Những thiết kế ấy ngày nay vẫn còn được gìn giữ nguyên vẹn.
Xung quanh có 4 dãy nhà bao bọc theo kiểu hình vuông, ôm lấy sân lớn chính giữa với nhiều cây xanh tạo bóng mát và tô điểm màu xanh cho trường.
Để phục vụ cho nhu cầu học sinh ngày càng nhiều, sau này trường đã xây dựng thêm khu B, khu C và khu thể theo. Mặc dù được xây dựng sau, những các dãy nhà mới cũng được kết hợp khéo léo với kiến trúc của dãy nhà A, không làm mất đi nét đẹp vốn có của trường.
Niềm tự hào của nhiều thế hệ thầy – trò
Thời đó, muốn vào học được trường Pétrus Ký, học sinh phải trải qua những kỳ thi tuyển rất khó và gay go. Chỉ những học sinh nào thật xuất sắc và ưu tú từ Sài Gòn và các tỉnh khác mới được học tại đây. Vì vậy, học sinh xuất thân từ trường Pétrus Ký đều đỗ đạt các trường cao trong nhiều kỳ thi với tỷ lệ rất cao.
Trở thành học sinh của trường Pétrus Ký là sự kỳ vọng lớn của nhiều gia đình trí thức thời bấy giờ và là niềm mơ ước của không biết bao nhiêu học sinh.
Bên cạnh chất lượng giảng dạy tốt, kỷ luật và trật tự của trường cũng nổi bật so với các trường khác cùng thời. Sau khi vào cổng trường, học sinh phải đứng xếp hàng dưới những tán cây bên hông những dãy lớp học. Từ sân chính, các học sinh lần lượt di chuyển theo hàng đến trước lớp của mình, đồng phục và tác phong phải thật
Giáo viên trường hầu như toàn là những giáo viên được chọn lọc kỹ lưỡng, có chuyên môn tốt và đạo đức, tâm huyết với nghề. Nhiều giáo viên vừa dạy ở trường, lại vừa giữ những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục.
Cũng chính vì những điều đó, mà không ngoa khi nói rằng, trường Pétrus Ký là niềm tự hào của nhiều thế hệ thầy và trò của Sài Gòn xưa.
- Tình khúc “Ngày đó chúng mình” của Phạm Duy
- Cảm nhận về bài hát “Ai đưa em về” của Nguyễn Ánh 9 – Đêm nay ai đưa em về
- Hình ảnh lúc sinh thời của Nam Phương Hoàng hậu gây sốt
- Vĩnh biệt ‘Thiết cước đại vương’ Trương Kim Hùng – Chàng cua rơ nổi tiếng thập niên 50-60
- “Gạo trắng trăng thanh” – Nhạc khúc về một miền quê thanh bình trong tiếng hò giã gạo