Mời các bạn xem lại những tấm ảnh sắc nét chụp đường phố Sài Gòn năm 1969 – tròn nửa thế kỷ trước.
Khu vực ngay trước Nhà Hát Lớn Sài Gòn (tên gọi trước 1955), Quốc Hội (tên gọi từ 1955-1964), Hạ Nghị Viện (tên gọi từ 1964-1975). Vòng xoay có đài phun nước này có tên gọi là Bồn binh bồn kèn hoặc vòng xoay cây liễu, ở khu ngã tư giao giữa 2 đại lộ sầm uất nhất Sài Gòn hàng trăm năm qua. Thời Pháp, 2 đại lộ này có tên là Bonard và Charner. Từ năm 1955, 2 đại lộ này mang tên 2 vị quân vương nổi tiếng của nước Nam là Lê Lợi và Nguyễn Huệ.
Khoảng năm 2014, bùng binh có hồ nước này bị đập bỏ để xây phố đi bộ. Đến năm 2019 thì có quyết định phục hồi lại vòng xoay này
Đây là khu vực được gọi là Bến Bạch Đằng, tên gọi của một khúc sông Sài Gòn giáp với Quận 1, đường Hàm Nghi, Nguyễn Huệ. Đây cũng là khu vực của Cảng Sài Gòn – cửa ngõ của miền Nam trong các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
Các loại xe cộ lưu thông ở bùng binh trước chợ Bến Thành. Bùng binh này có tên chính thức qua các thời kỳ là “Công trường Cộng Hòa”, “Công trường Diên Hồng”, hiện nay là “Quảng trường Quách Thị Trang”
Đại lộ Nguyễn Huệ, hướng từ Bến Bạch Đằng dẫn về Tòa Đô Chánh (nay là UBNDTP)
Đường dẫn ra sân bay Tân Sơn Nhứt. Ngày nay, giao lộ này là Nguyễn Văn Trỗi – Hoàng Văn Thụ.
Hình chụp từ Brinks Hotel, nhìn ra bên hông của nhà Hạ Nghị Viện.
Ambassador Hotel và phía sau bãi đậu xe của Tòa nhà Hạ Nghị Viện. Dãy nhà màu đỏ là nằm ở đường Hai Bà Trưng – Nguyễn Siêu.
Bùng binh Cây Gõ ở quận 11 với tượng đài Lê Lợi – “thánh tổ” của Địa phương quân
Dốc cầu Tân Cảng (nay là Cầu Sài Gòn
Đường ra sân bay Tân Sơn Nhứt, góc nhìn từ phía ra sân bay nhìn ngược lại Đại Lộ Cách Mạng 1/11 (nay là Nguyễn Văn Trỗi). Đường xéo ngang hình là Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ). 2 đường rẽ nhánh bên dưới cùng của hình ngày nay là đường Phan Đình Giót (bên trái) và đường xuyên CV Hoàng Văn Thụ (bên phải).