Những ngày cuối cùng trong cuộc Chiến tranh Việt Nam qua ống kính thực của người phóng viên Nhật Bản

Khi cuộc chiến tranh xảy ra, đã có ai từng nghĩ đến, người thiệt thòi nhất là ai không? Không phải bên thắng hay bên thua, mà là những người dân vô tội, những người chỉ biết bươn chải để kiếm từng miếng cơm manh áo, nhưng lại phải chịu đựng những tổn thất do bon đạn gây ra….

Có mặt tại Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975 – trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30.04.1975, phóng viên người Nhật Bản tên là Hiroji Kubota đã lưu dấu lại thời khắc khó quên bằng loạt hình ảnh về những ngày cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Vừa vui mừng vì cuối cùng hòa bình cũng lặp lại trên quê hương Việt Nam, trên mảnh đất cong cong hình chữ S thân yêu. Nhưng cũng lắm đau thương khi nhiều người vô tội đã ra đi, nằm lại mãi trên chiến trường khốc liệt. 

Những người lính miền Nam Việt Nam đang tiến hành một đám tang cho người đồng đội, người chỉ huy của họ. Người dân cũng đồng loạt ra đường để chia buồn và cảm thông với sự hy sinh cùng mất mát ấy. 

Dòng người đang xếp hàng dài chờ đợi ở Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn vào những ngày cuối cùng của cuộc Chiến Tranh Việt Nam khoảng cuối tháng 4 năm 1975. 

Người dân đang nô nức buôn bán và họp chợ nổi trên sông gần khu vực Sài Gòn vào những ngày gần cuối của cuộc chiến. 

Ông cụ và cậu bé đang được dạy lái đò trên sông

Những đứa trẻ nhỏ và cả những người phụ nữ cũng đang tụ tập tại điểm nhận hỗ trợ như gạo thóc để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Nhưng vì sợ chen lấn và xô đẩy để giành lấy hỗ trợ nên đã chặn chông kẽm.

Hình ảnh người phụ nữ đang bế trên tay đứa trẻ nhỏ lang thang không chốn lưu thân trong những ngày cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam. 

Hình ảnh những người dân tị nạn đang đổ xô di chuyển tìm nơi cư trú, những chiếc xe chứa đầy người, đồ vật, họ thậm chí còn ngồi lên cả nóc xe. 

Chiến tranh gần kết thúc, nhưng những bi thương và mất mát do chiến tranh để lại thì vẫn còn lưu dấu mãi, dù ở thời điểm đó hay bay giờ. Bà cụ trong hình đã bật khóc, có lẽ vì vui mừng khi không còn phải nhìn thấy cảnh bom đạn bay tứ tung, lính qua người mất, đổ nát khắp nơi nữa…

Phía xa đó là hình ảnh của một trận nổ bom, dù rất xa nhưng ảnh hưởng lại vô cùng lớn. 

Những người tị nạn trong những ngày cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam

Những người dân tị nạn đang trên đường di cư tìm về nơi nguồn sống mới bắt đầu cuộc sống mới sau khi chiến tranh hoàn toàn kết thúc. 

Họ nô nức ra đường, lũ lượt kéo nhau di chuyển về thành đô

Những người tị nạn trong những ngày cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam

Những người tị nạn đang tập trung trên đường chờ đợi trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến.

Những người dân tị nạn đang cố gắng chuẩn bị tất cả đồ đạc để tiến hành di cư đến nơi khác trong những ngày cuối tháng 4.1975. 

Khung cảnh người dân náo loạn phía bên ngoài của Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn vào những ngày cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Những người phụ nữ đang ẵm trên tay đứa nhỏ, mệt mỏi mà chờ đợi trước cổng của Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn. 

Nhân viên ngoại giao Mỹ đưa trẻ Việt Nam lên máy bay trong chiến dịch Babylift tại sân bay Tân Sơn Nhất vào mùa thu Sài Gòn năm 1975.

Cảnh tượng tan hoang sau khi những đợt bom đạn cuối cùng được bắn ra. Thời khắc dứt điểm của cuộc Chiến tranh Việt Nam, sau đó chỉ còn lại đống tro tàn và phá đi nơi cư trú của hàng ngàn người dân tại Sài Thành.

Những người tị nạn kéo nhau ùng ùng rời đi, người xe đông đúc, băng đường để di cư. 

Người mẹ tật nguyền tay ôm đứa con nhỏ lê lết trên đường với mông muốn đi theo những người dân tị nạn. Hình ảnh này nức nở và xót thương biết là bao. 

Một cụ bà đang vô cùng hoảng loạn khi không biết bản thân phải làm gì khi nhìn thấy cảnh tượng người người rời đi, đồ đạc nặng trĩu. 

Đường Hùng Vương, Sài Gòn vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam. 

Những ngày cuối cùng trước khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc của người dân tị nạn đang trong quá trình di cư

Vụ cháy lớn ở khu vực chợ Bà Chiểu ngày 11 tháng 4 năm 1975, do quân đội ta gây ra trước khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Hình ảnh chụp là khúc đường Nguyễn Văn Giai, khúc cầu sắt Đa Kao, người dân đang tụ tập trên đường để cập nhật thêm tình hình của vụ cháy. Những đoạn dây gai được chăng ra để chặn lại người muốn chạy qua cầu.

Khuôn mặt lo âu của những người tị nạn đang trong quá trình di chuyển tại một bến xe ở vùng ngoại ô của Sài Gòn.

Đây có lẽ là vụ đắm tàu của những người tị nạn di cư bằng tàu, sau đó bị trôi dạt vào bờ tại vũng Tàu. Người chết không đếm xuể, tang thương và mất mát là đây! 

Không chỉ riêng gì người già hay trẻ em, mà tất cả mọi người đều đang di tản trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, mong tìm kiếm yên bình sau chiến tranh kết thúc. 

Đánh giá post

Viết một bình luận