Đường Công Lý là một trong những trục giao thông chính của đường phố Sài Gòn dù là trước hay sau năm 1975. Là đoạn đường nối dài từ Sân bay Tân Sơn Nhất đi qua trung tâm thành phố cho đến rạch Bến Nghé. Dưới thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn còn đang trong quá trình quy hoạch nên những con đường thành đô được đánh số và gọi theo những con số đó. Ban đầu, đường Công Lý được đặt thành số 26, sau này thì gọi là đường Impératrice, rồi đến Mac Mahon (dân Sài Gòn thời đó hay gọi quen thành đường Mặt Má Hồng), rồi lần lượt mang theo những cái tên như Général De Gaulle, Maréchal De Lattre de Tassigny. Mãi đến năm 1955, đường mới có tên chính thức và Việt hóa là đường Công Lý (bởi, con đường này đi ngang qua Tòa Pháp Đình Sài Gòn, được xem là nơi gìn giữ công lý của người dân).
Nó là đoạn đường kéo dài từ Bến Chương Dương ở Quận 1 chạy ngang cầu Công Lý (cầu bắc ngang kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè ở quận 3). Qua cầu là đầu đường Ngô Đình Khôi kéo dài đến khúc giao của đường Võ Tánh (sau này chính là đường Hoàng Văn Thụ), nơi có bộ Tổng Tham Mưu (sau này được đổi thành Trụ sở Quân khu 7). Sau năm 1963, nhân kỷ niệm ngày đảo chánh Ngô Đình Diệm mà đường Ngô Đình Khôi được đổi thành đường Cách Mạng 1/11. Nhưng sau năm 1975 thì hầu hết các con đường đều được đổi thành tên khác, đường Công Lý cũng không ngoại lệ khi được đổi thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đường Cách Mạng 1/11 đổi thành đường Nguyễn Văn Trỗi, cầu Công Lý nối liền hai con đường cũng được đổi thành cầu Nguyễn Văn Trỗi. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, mặt trước của cây cầu người ta vẫn để tên là cầu Công Lý và người dân cũng quen với cái tên “Cầu Công Lý”.
Có thể thấy, đường Công Lý là một trong những đoạn đường có nhiều tên gọi nhất và nó đi qua những địa điểm đặc biệt của Sài Gòn như Dinh Độc Lập, Dinh Hoa Lan, Phủ Phó Tổng thống, Chùa Vĩnh Nghiêm, trường Tư thục Quốc Anh, Thương xá Crystal Palace – Tam Đa, rạp chiếu bóng Hồng Bàng
- Tình khúc “Chia Ly (Chuyện Buồn Tình Yêu)” của nhạc sĩ Đỗ Lễ
- Những nàng ca sĩ tên Phương nổi tiếng của phòng trà ca nhạc Sài Gòn trước 75
- Cuộc đời của mỹ nhân Saigon xưa từng khiến hai công tử thách đốt tiền luộc trứng
- Lịch sử hình thành và phát triển Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Lịch sử hình thành con đường Nguyễn Huệ – Một trong những đại lộ đẹp nhất của Sài Gòn xưa