Nhìn về tháng ngày xưa cũ: Sài Gòn – Chợ Lớn của giai đoạn 1929 – 1930 đã có những gì? – Phần 2

Lại tiếp tục là những bức ảnh trắng đen ghi lại dấu ấn của Sài Gòn – Chợ Lớn vào những năm 1929 – 1930, có thể không nhìn thấy được sự sặc sỡ hay lung linh như những tấm ảnh màu nhưng lại có thể dễ dàng nhận ra sự phồn hoa của mảnh đất “Hòn ngọc Viễn Đông”.

Trại lính Trung đoàn 11 (Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa), được xây dựng trên địa điểm của Thành cổ Sài Gòn, bị chiến đóng vào ngày 17 tháng 2 năm 1859, trong cuộc chinh phục Đông Dương của Quân đoàn thám hiểm Pháp-Tây Ban Nha, còn gọi là chiến dịch Đông Dương.
Chiến dịch Đông Dương bắt đầu như một chiến dịch trừng phạt hạn chế đối với việc giết hại một số nhà truyền giáo Tây Ban Nha và Pháp tại Việt Nam. Chiến dịch này chỉ kế thúc khi Pháp xác thành thuộc địa tại Nam Kỳ, mở đầu cho gần một thế kỷ thực dân Pháp hiện diện ở Việt Nam.
Chiến hạm Michelet của Pháp trên sông Sài Gòn năm 1929 – Phía xa nhìn thấy mái tháp của Tòa Đô Chánh và tháp nhà thờ Đức Bà.
Dinh Toàn Quyền Sài Gòn năm 1929. Dinh này đã bị phá bỏ vào năm 1962 sau cuộc đảo chính nhằm vào Ngô Đình Diệm vào ngày 27 tháng 2 năm 1962. Một dinh khác đã được xây dựng lại trên cùng một nơi được gọi là Dinh Độc Lập.
Dinh Độc Lập cũng trở thành nơi ở cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Đền kỷ niệm trong Thảo Cầm Viên, để tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất. Sau năm 1954, đền được đổi tên là Đền Quốc Tổ Hùng Vương và cũng là một trong những nơi thờ vua Hùng Vương lâu đời tại Thành phố.
Một góc chụp khác hướng cổng khác của Đền Kỷ niệm trong khuôn viên của Sở Thú Sài Gòn. Năm 1975, đền đổi tên là Đền Hùng Vương, và giao cho Bảo tàng lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh quản lý cho đến nay.
Bệnh viện Quân Đội Pháp (Hôpital Militaire) được xem là một trong những bênh viện lâu đời nhất châu Á, được thành lập năm 1862 ở góc ngã tư của đường Nationale (đường Hai Bà Trưng) và đại lộ Norodom (đường Lê Duẩn)
Năm 1925, bệnh viện chính thức đổi tên theo vị bác sĩ điều hành – Bệnh viện Grall. Đến năm 1976, bệnh viện được chuyển giao cho nhà chức trách và mãi đến năm 1978 bệnh viện mới được đổi tên thành Bệnh viên Nhi Đồng II.
Sài Gòn năm 1929 – Nhà ga xe lửa
Nhà ga năm 1929, ga hầu như không hoạt động do đường sắt liên tục bị phá hoại – mãi tới khoảng năm 1973 đoạn Sài Gòn – Biên Hòa mới được khôi phục.
Bùng binh Chợ Sài Gòn
Khu phố Tàu năm 1929, nay là đường Phan Châu Trinh, bên trái chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành, phía trước là bùng binh Quách Thị Trang
Chợ Bến Thành – hình ảnh đồng hồ ở cửa nam của ngôi chợ này được xem là biểu tượng không chính thức của Thành phố
Tại vòng xoay Hồ Con Rùa ngày nay đã từng có một cụm Tượng đài Chiến sĩ Trận vong trong Thế Chiến Thứ nhất  – Phía trên đặt một bức tượng khác: Bức tượng “Hòa Bình” – Được biết, đây là tượng Nữ thánh Jeanne D’Arce với đôi cánh sau lưng, hai tay nâng thanh kiếm. Nhiều người Sài Gòn xưa gọi là Công Trường “Bà Đầm Cánh Tiên”. Sau này, thanh kiếm được thay thành thanh cùi. Nhưng khi Pháp lần nauwx trở lại đã đổi thành nhành Olive.
Tháp nước nơi vòng xoay Hồ Con Rùa ngày nay. Ảnh này năm 1929, dường như chụp dịp khánh thành, xung quanh còn trống trơn chưa có cây cối như trong hình các postcard sau này.
Tháp nước nơi vòng xoay Hồ Con Rùa cao 20m, có dung tích 100m3, xây dựng hoàn thành năm 1880.
Các Nữ tu Thánh Phaolô ở Sài Gòn – Ảnh chụp từ máy bay năm 1929
Đại lộ Charner (Nguyễn Huệ) – Trên hình chính là con đường chạy vào dinh Xã Tây xa xa.
Nhìn thằng bên trái là Đại lộ Hàm Nghi – Bên phải xéo xéo là Đại lộ Nguyễn Huệ
Nhà máy rượu Bình Tây (Distillerie Fontaine) trong Chợ Lớn. Phía trái là hai hồ chứa nước dùng trong sản xuất của nhà máy rượu. Hồ phía bắc (bìa trái hình) có dung tích 20.000 m3, hồ phía nam 10.000 m3.
Ở khoảng gần giữa ảnh trên là Nhà máy rượu và nhà máy xay Bình Tây. Hai tòa biệt thự giống nhau ở giữa ảnh là trên đường Phạm Văn Chí, chạy phía sau nhà máy rượu. Con kinh phía trên là Kinh Đôi. Ở cạnh bên trái ảnh là Kinh Ngang số 2. Đám nhà nhiều dãy dài phía trước ảnh là cạnh Rạch Lò Gốm.
Dinh Thống đốc Nam Kỳ năm 1929, sau này là Dinh Gia Long. Nay là Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà hải quan năm 1929
Tòa nhà trong bức hình là Bưu điện đầu tiên của Chợ Lớn, nằm tại góc Hồng Bàng – Châu Văn Liêm ngày nay. Chỗ hai cây barie chính là nhà ga xe lửa Saigon – Mỹ Tho. Xe ngựa đang đi trên đường Thuận Kiều.
Cầu Móng nhìn từ cầu quay Khánh Hội
cầu Quay (Khánh Hội)
Bến tàu đường sông, phía trước Khách sạn Majestic
Không ảnh chụp nhà thờ Đức Bà năm 1929
Ảnh chụp từ trên không của Sài Gòn thuộc Pháp 1929 – Doanh trại RIC số 11 (Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa)
Không ảnh khu vực tòa án, bên trái Tòa Án là Khám Lớn Sài Gòn, với đường Gia Long nằm giữa hai công trình.
Doanh trại Trung đoàn 11 Bộ binh Thuộc địa, trước năm 1963 là Thành Cộng Hòa.
Cổng vào chính của Tòa đại hình Sài Gòn năm 1929, do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1881 đến năm 1885 do kiến ​​trúc sư Alfred Foulhoux thực hiện nằm trên đường Mac Mahon.
Năm 1898 thì cơ sở này đổi thành Tòa hình sự Sài Gòn kiêm Tòa Thượng thẩm Đông Dương. Năm 1919 đây trở thành Tòa Thượng thẩm Nam Kỳ. Sang thời VNCH, gọi là Pháp đình Sài Gòn – con đường phía trước tòa nhà cũng được đổi thành đường Công Lý (sau năm 1975, là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa).
Bên trái là Khách sạn Majestic đang xây dựng năm 1929
Quảng trường Nhà hát năm 1929
Nhà hát Thành phố năm 1929, sau đó thì thành Tòa trụ sở Quốc hội
Nhà hát được khởi công xây dựng năm 1898, khánh thành năm 1900 – Nơi đây chủ yếu là phục vụ cho những quan chức sang trọng và người Tây, nên người Sài Gòn xưa còn gọi nó là Nhà Hát Tây.
CLB Sĩ quan Pháp, trước năm 1975 là trụ sở Bộ Tư Pháp, nay là UBND Quận 1, gần phía sau nhà thờ Đức Bà.
Bưu điện trung tâm Sài Gòn được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886 – 1891 với phong cách châu Âu, theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux
Nhà thờ Đức Bà năm 1929
Tên gọi ban đầu của nhà thờ là Nhà thờ Sài Gòn, tên gọi Nhà thờ Đức Bà bắt đầu được sử dụng từ năm 1959 bằng việc đặt Tượng Đức Bà Hòa Bình trước khuôn viên.
Giữa vườn hoa trước nhà thờ, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine nắm tay dẫn Hoàng tử Cảnh
Nhìn từ trên không của Tòa án Tư pháp Sài Gòn năm 1929
Bức ảnh được chú thích thêm những con số để dễ nhận biết những địa danh trong hình
Viện Bảo tàng Blanchard de la Brosse trong Thào Cầm Viên
Tòa thị chính Sài Gòn và cửa hàng chuyên bán xe hơi, chủ yếu là xe Citroën, khoảng năm 1930
Đường Rue Catinat, sau đó giai đoạn từ 1954 – 1975 là đường Tự Do, sau năm 1975 thì đổi thành đường Đồng Khởi.
Sài Gòn năm 1950 – Người gánh hàng rong, phía xa là cụm tượng đài Chiến sĩ Trận Vong ở vòng xoay Hồ Con Rùa ngày nay
Đánh giá post

Viết một bình luận