Tổng hợp những “Nhà Thương” nổi tiếng năm xưa

Đăng ngày 21/07/2024

“Bịnh viện” hay “Nhà Thương” là tiếng Miền Nam thân thương để gọi thay cho từ bệnh viện, đa số những người dân gốc Miền Nam đều gọi như vậy, chỉ có những người di cư vào Miền Nam sau những năm 1954 mới gọi là Bệnh Viện. Trên các bảng hiệu các cơ sở đều sử dụng từ Bịnh Viện thân thuộc, chỉ có đôi ba cơ sở là sử dụng từ Bệnh Viện hoặc những cái tên Hán Việt như Bảo Sanh Viện, Dưỡng Trí Viện .v.v. Tuy nhiên khi nhắc đến đi “Bịnh viện” người Miền Nam gốc hay dùng từ “Nhà Thương” hơn.

Có nhiều ý kiến cho rằng tên gọi “Nhà Thương” bắt nguồn từ ý nghĩa của cụm từ “Nhà chữa chị cho người thương tật, bịnh hoạn”. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng tên gọi “Nhà thương” bắt nguồn từ tình thương của những người y bác sĩ hết lòng cứu chữa cho bịnh nhân. Thuở đó, không khẩu hiệu, không hô hào nhưng những y bác sĩ thầm lặng luôn tận tình, chu đáo chăm sóc bịnh nhân.

Điều đặc biệt là khi khám chữa bịnh tại các bịnh viên công thì tất cả các chi phí điều miễn phí hoàn toàn – một chế độ phúc lợi mà nay không còn. Các bịnh viện công thường có đông đảo bịnh nhân nghèo trong khi những người có thuộc tầng lớp trung lưu trở lên họ chọn các bịnh viện, nhà thương người Hoa hoặc nhà thương Đồn Đất.

Chắc hẳn nhiều người dân Miền Nam từng đi chữa bịnh vào những thập niên 50-60-70 ở Sài Gòn sẽ không quên các bịnh viện nổi tiếng như Chợ Rẩy, Vì Dân, Từ Dũ, Đồn Đất, Nguyễn Văn Học. Xin mời quý độc giả cùng xem lại những hình ảnh các bịnh viện nổi tiếng ngày xưa.

Bịnh viện Chợ Rẫy được thành lập vào năm 1900, lúc đó có tên chính thức tiếng Pháp là Hôpital Municipal de Cholon (Bệnh viện thị xã Chợ Lớn) tại Sài Gòn. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở Việt Nam sớm nhất cùng với Viện Pasteur Sài Gòn thành lập vào năm 1891, Viện Pasteur Nha Trang thành lập vào năm 1895.

Bịnh viện Chợ Rẫy được xây dựng trên nền đất cao có diện tích trên 50.000 m² với các tòa nhà kiểu pháp, cao 2 tầng, vốn trước đây là chợ mua bán của người Hoa, có tên là chợ Rẫy. Và từ đó, người dân vẫn quen gọi là bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức cho đến ngày nay.

Trong thời kỳ đầu, Bệnh viện Chợ Rẫy có nhiều lần đổi tên:

Năm 1919: đổi tên thành Hôpital Indigene de Cochinchine (bịnh viện bổn xứ Nam Kỳ).
Năm 1938: đổi tên thành Hôpital Lalung Bonnaire.
Năm 1945: đổi tên thành Hôpital 415. Sau đó, tách thành hai phòng khám Hàm Nghi và phòng khám Nam Việt.
Năm 1957, hai phòng khám trên sáp nhập lại thành bệnh viện Chợ Rẫy. Đây đánh dấu thời điểm bệnh viện mang tên Chợ Rẫy. Bệnh viện Chợ Rẫy ngoài chức năng là cơ sở điều trị còn là trường sở của Trường Đại học Y khoa Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Chợ Rẫy là bệnh viện thực tập các môn nội khoa, ngoại khoa, tai-mũi-họng, nhãn khoa cùng là nơi giảng dạy môn cơ thể học.

Năm 1957, bệnh viện chính thức được mang tên Chợ Rẫy. Bịnh viện Chợ Rẫy ngoài chức năng là cơ sở điều trị còn là trường sở của Trường Đại học Y khoa Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Chợ Rẫy là bệnh viện thực tập các môn nội khoa, ngoại khoa, tai-mũi-họng, nhãn khoa cùng là nơi giảng dạy môn cơ thể học.

1971, Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa (qua hình thức bồi thường cнιếɴ tranh) để tái xây dựng bệnh viện Chợ Rẫy trên diện tích 53.000 m² cùng với trang thiết bị hiện đại, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Công trình được hoàn thành vào tháng 6 năm 1974 với tòa nhà 11 tầng

1993–1995: Chính phủ Nhật Bản tiếp tục viện trợ không hoàn lại nâng cấp cơ sở bệnh viện. Hiện nay, Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, xếp hạng đặc biệt, tuyến kỹ thuật sau cùng của 37 tỉnh, thành phố phía Nam trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam.

Bịnh viện Từ Dũ

Bịnh viện Từ Dũ là một bịnh viện rất quen thuộc với người Sài Gòn với cái tên Bảo Sanh Viện Từ Dũ. Bịnh viện được đặt theo tên của bà Từ Dụ, hoàng thái hậu triều Nguyễn – mẹ của Vua Tự Đức.

Tiền thân của bệnh viện Từ Dũ là một khu chuyên khoa sản trực thuộc Bệnh viện Lalung Bonnaire (nay là Bệnh viện Chợ Rẫy) ra đời vào năm 1923. Đến năm 1937, thương gia người Hoa là Hui Bon Hoa (tức chú Hoả) đã hiến mảnh đất riêng với diện tích 19.123m2 trên đường Arras cũ (nay là đường Cống Quỳnh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) để xây bảo sanh viện mang tên Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương) do Giáo sư Bác sĩ George Cartoux (người Pháp) làm giám đốc.

Bệnh viện Từ Dũ quyết tâm trở thành một bệnh viện chuyên khoa sâu về sản, phụ khoa hàng đầu của khu vực Đông Nam Á - Bệnh viện quận 11

Do tình hình cнιếɴ tranh, nên khi xây dựng xong, bảo sanh viện bị quân đội Pháp, sau đó là Nhật trưng dụng làm nơi đóng quân. Đến tháng 9 năm 1943, bảo sanh viện mới chính thức hoạt động với khoảng 100 giường bệnh.

Năm 1944, bệnh viện đổi tên thành Việt Nam Bảo sanh viện. Đến năm 1946 được đổi thành Maternité George Béchamps còn dân chúng thường gọi là “Nhà sanh Chú Hỏa”. Đến năm 1948, bệnh viện được mang tên của thái hậu triều Nguyễn là Bảo sanh viện Từ Dũ, cho đến 1975 thì mang tên chính thức là Bệnh viện Từ Dũ cho đến nay

Bệnh viện nằm ngay góc đường Cống Quỳnh, Cao Thắng, là nơi thăm khám quen thuộc của những bà mẹ không chỉ người Sài Gòn mà cả ở khắp các tỉnh thành. Vì vậy mà những người ở các tỉnh lẻ lên thành phố, không quen thuộc đường thường phải hỏi thăm rất nhiều, đến nỗi người dân làm một tấm biển này trên phía đường Cao Thắng để cho các chị em thuận tiện trên hành trình của mình:

Bệnh viện Vì Dân

Vì Dân và “Vì quan” | Việt Tân

Bệnh viện Vì Dân được xây dựng do bà Nguyễn Thị Mai Anh (phu nhân tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu) vận động quyên tiền từ thiện của nhiều người bao gồm thân hào nhân sĩ, thương gia, kỹ nghệ gia… Bệnh viện Vì Dân ngày xưa là bệnh viện tư nhân, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở Bệnh viện, người dân vào khám chữa được miễn phí hoàn toàn

Trước năm 1975 Bịnh Viện Vì Dân là bệnh viện tư nhân nhưng được điều hành như một bệnh viện công nên bịnh nhân đến khám chữa bệnh đều không cần trả tiền viện phí hay tiền thuốc có sẵn tại viện. Sau năm 1975, bệnh viện được đổi tên thành bệnh viện Thống Nhất chỉ dành để khám chữa bệnh cho người giàu hoặc cán bộ cao cấp

Bà Nguyễn Thị Mai Anh tại lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng BV Vì Dân năm 1971

Bịnh viện tọa lạc ở ngay ngã 4 Bảy Hiền, ngày nay kiến trúc vẫn còn giữ nguyên, đổi tên thành BV Thống Nhất, nhưng không còn giữ tiêu chí chữa bệnh miễn phí cho người dân như ngày xưa nữa.

Bịnh Viện Đồn Đất

ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐỒN ĐẤT - Bảo tàng Phụ Nữ Nam Bộ

Bệnh viện Grall xây dựng năm 1879, người thành phố quen gọi là bệnh viện Đồn Đất, dành cho người giàu có và Pháp kiều.

Từ năm 1905 trở đi cơ sở y tế này dưới sự điều hành của bác sĩ Charles Grall, mở cửa chữa trị cho mọi thành phần, quân sự cũng như dân sự kể cả dân bản xứ. Năm 1925 Bệnh viện Quân sự chính thức sang tên “Bệnh viện Grall” để vinh danh Giám đốc Y tế Nam Kỳ, bác sĩ Charles Grall.

Tháng Tư năm 1945 thời Đệ nhị Thế cнιếɴ bệnh viện bị trúng ʙoм, phá sập mé phía bắc, tiêu hủy các phòng thí nghiệm

Năm 1976 Bệnh viện Grall chuyển giao cho nhà chức trách Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và người Pháp rút đi. Năm 1978 Bệnh viện Grall đổi tên thành Bệnh viện Nhi đồng 2, chấm dứt thời kỳ bệnh viện tổng quát và trở thành bệnh viện chuyên môn nhi khoa.

Bịnh viên Nguyễn Văn Học

Bịnh viện Nguyễn Văn Học là bịnh viện nổi tiếng với người dân Saigon hồi đó. Tọa lạc ngya góc đường Chi Lăng và Nguyễn Văn Học tỉnh Gia Định cũ. Nay bệnh viện được đổi tên thành bệnh viện Nhân Dân Gia Định