Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Năm, Tháng Một 12, 2023
No Result
View All Result
Thời Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Thời Xưa
No Result
View All Result
Home Sài Gòn Xưa

Nhắc nhớ về những kỷ niệm chiếc bàn ủi con gà phổ biến trước những năm 1975

by Mẫn Nhi
20/11/2020
in Sài Gòn Xưa
0
Nhắc nhớ về những kỷ niệm chiếc bàn ủi con gà phổ biến trước những năm 1975

Bàn ủi con gà là chiếc bàn ủi than có hình chú gà trống phía trước mũi được sản xuất ở Pháp cách đây hơn 200 năm. Vào khoảng năm 1930, chiếc bàn ủi con gà được lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam là chiếc đúc bằng kim loại tại Huế có hình tượng và kiểu dáng giống nguyên mẫu ở Pháp.

Khi tôi còn nhỏ, gia đình trang bị chiếc bàn ủi con gà để cho các anh chị lớn đi học bận áo dài ủi ngay ngắn. Thời đó, quần náo nữ thường được may bằng những loại vải dễ nhăи khi giặt nên nhà nào có điều kiện đều sắm một chiếc bàn ủi để ủi cho ngay ngắn.

Kim loại để đức bàn ủi con gà phải là đồng nguyên chất có khả năиg tích được nhiệt lượng tỏa ra từ than củi ở bên trong bàn ủi. Phía trước mũi bàn ủi là khóa để bàn ủi không bị bật nắp ra trong lúc ủi đồ có hình tượng con gà nên tên gọi “Bàn ủi con gà” cũng bắt nguồn từ đó mà ra.

Bên trong bàn ủi có một cái vỉ kê cao cách đáy khoảng một phân đặt vừa khí với đáy bàn ủi. Vỉ để tránh việc nhiệt lượng từ than tỏa ra quá nóng dễ làm cháy đồ khi ủi, đồng thời chỗ này cũng là chỗ chứa lớp tro tàn từ lớp than nóng cháy ra. Khác với bàn ủi hiện đại chỉ cắm điện như bây giờ, bàn ủi than phải thay than liên tục nên nhiều khi hết than mà không có dự trừ phải ngồi chờ để quạt than tiếp.

Trong quá trình ủi, thi thoảng dùng cái mo quạt vào hàng lỗ dưới hông bàn ủi để gió lưu thông vào giúp tro bay bớt và than cháy tốt hơn đảm bảo nhiệt độ. Nhiều lúc ủi quá nhiều nên cần nghỉ tay hoặc để xoay trở quần áo thì bàn ủi được đặt lên một cái đế hình tam giác.

Sau này cả gia đình tôi xuống chợ ở, nhà tôi được trang bị cả bếp dầu lẫn bếp củi. Dầu thì cứ lăи thùng phi thằng ra cây Shell bơm đầy rồi về dùng. Còn củi thì phải chở từ trên quê xuống nên phải chất thành từng bó trong nhà. Mỗi khi muốn ủi đồ là phải nấu bếp củi để có than mà ủi đồ. Muốn có được loại than lâu tàn thì phải dùng những cây gỗ già chắc chắn để nấu.

Có những hôm mấy bà chị lười bắt tôi ủi đồ, thế là tôi ủi luôn cả đồ cho mình. Là con út trong nhà nhưng được cái lanh tay lẹ chân nên mọi thứ tôi đều có thể làm được. Tôi vừa ủi vừa trở quần áo mà không cần phải đặt bàn ủi xuống, chỉ khi gặp chỗ khó phải căиg ra ủi tôi mới cần đặt bàn ủi xuống.

Có những lúc vội vàng bất cẩn, tôi quên gài khóa hoặc khóa không kỹ cái khóa con gà trên bàn ủi, vừa xách bàn ủi lên thì than đổ ra đất um  тùm thế là phải mất côɴԍ đi hốt dọn nền nhà. Cũng có những lúc tôi quên thử nhiệt bàn ủi trước, đưa lên ém vào đồ hậu quả là một cái lỗ to giữa quần áo. Đều là những kỷ niệm đáng nhớ mà tôi không thể nào quên.

Nhắc mới nhớ, tôi cũng nên chia sẻ kinh nghiệm để ai còn bàn ủi con gà biết cách mà xài: “Khi mới bỏ than vào, bàn ủi sẽ tích nhiệt nên rất nóng, phải ủi qua miếng ʟá chuối tươi cho đến khi nào nó khô quéo luôn mới xách lên ủi đồ”.

Sau sự kiện 1975, gia đình tôi phải về quê ở nên cũng mang theo chiếc bàn ủi con gà đi cùng. Lúc đó tôi đang theo học ở trường Trương Định, Gò Công. Thời gian này cực kỳ khó khăи, thiếu thốn đủ đường nên quần áo để đi học của tôi không có nhiều. Những lúc trời mưa đồ giặt không kịp khô để đi học, tôi phải dậy sớm nấu cơm bằng bếp củi để lấy than ủi đồ. Củi than cháy chưa hết đã vội cho vào bàn ủi, lúc ủi khói trắng bay vào mắt chảy hết cả nước mắt. Đã vậy đồ còn ẩm ướt nên phải ủi nhiều lần, thay nhiều lần than thì đồ mới khô ráo mà mặc được. Những năm tháng này nếu không có bàn ủi con gà thì không biết lấy gì để mặc đi học nữa không khéo phải mang bộ đồ vừa ướt vừa nhăи nheo đi học.

Thứ gì rồi cũng phải hao mòn theo thời gian, cái khóa con gà cũng vậy! Sau này khóa bị lờn, cài không còn dính vào nữa nên phải buộc lại bằng sợi dây thép để giữ đầu con gà cho chặt không gà chạy mất….

Một thời gian sau tôi rời quê lên Saigon ở trong nhà cô dượng tôi, tôi để quên cái bàn ủi con gà thân thương ở quê. Tại đây, tôi được sử dụng một cái bàn ủi hiện đại hơn đó là bàn ủi điện – nhẹ nhàng, không khói và cũng chẳng sợ cháy đồ như bàn ủi con gà.

Và thế bàn ủi điện trở thành phiên bản nâng cấp và được nhiều gia đình sử dụng hơn thay thế cho bàn ủi con gà. Và thế là bàn ủi con gà lại được mang ra con phố đảm nhiệm nhiệm vụ khác đó là ép nhựa, ép giấy tờ. Họ cắт miếng nhựa vừa với giấy tờ và đặt giấy tờ trong đó, miếng giấy lụa lên trên rồi dùng bàn ủi để ép. Rồi bàn ủi con gà cũng bị thay thế bằng các thiết bị hiện đại hơn chạy bằng điện và dần dần bàn ủi con gà biến mất khỏi cuộc sống thường nhật của người Việt

Thay vào đó, bàn ủi con gà trở thành những món đồ cổ, nhờ vậy mà chiếc bàn ủi con gà giá trị hơn, báo chí cũng đưa tin nhiều hơn nên lớp trẻ sau này cũng biết đến nó cho dù chưa từng được sử dụng qua. Bàn ủi con gà nói có giá là có vì nó rất đặc biệt: “Con gà” được gắn bên tràn bàn ủi phải được đúc từ loại đồng lạnh để nó không hấp thụ nhiệt, khi bỏ than vào cả thân bàn ủi đều nóng nhưng khóa con gà thì không thấy nóng.

Tôi không quan tâm đồ cổ vì đôi khi vật chất vô  нồn, người giữ nó phải có tâm thì mới thổi  нồn vào cho nó trở nên sống động. Tôi chỉ có thể nhớ đến một thời bàn ủi con gà mà lắm khi trong dòng đời trôi chảy tôi vô tình quên nó đi.

Cảm ơn sự hiện diện của cái bàn ủi con gà trong hành trình của tôi, như một người bạn đã giúp đỡ tôi những lúc cần đến…

Đánh giá post
Next Post
“Nắng lên xóm nghèo” – Một chút nắng vàng trên mảnh đất Bình Định của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ

“Nắng lên xóm nghèo” - Một chút nắng vàng trên mảnh đất Bình Định của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về cнíɴн trị hay gán ghép tư tưởng không cнíɴн xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Thái Hằng – người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy

2 năm ago
Bản hồ sơ mật về Trịnh Công Sơn và cái kết của một chuyện tình buồn

Bản hồ sơ mật về Trịnh Công Sơn và cái kết của một chuyện tình buồn

6 tháng ago

Tỷ phú Sài Gòn xưa chơi ngông cỡ nào? Mở nguyên rạp hát lớn chỉ vì quá yêu Cải Lương!

2 năm ago

“Bay Đi Cánh Chim Biển” (Đức Huy) – Sự hụt hẫng khi đánh mất tình yêu của một chàng trai mang đầy hoài bão

2 năm ago
Thanh Lan nghẹn ngào kể về lần gặp cuối cùng với ca sĩ Duy Quang

Thanh Lan nghẹn ngào kể về lần gặp cuối cùng với ca sĩ Duy Quang

11 tháng ago
Sài Gòn hoa lệ năm 1968 – Những góc phố xưa cũ

Sài Gòn hoa lệ năm 1968 – Những góc phố xưa cũ

1 năm ago
Ngược dòng ký ức với những chiếc Tivi đầu tiên ở Saigon hơn 60 năm trước

Ngược dòng ký ức với những chiếc Tivi đầu tiên ở Saigon hơn 60 năm trước

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed

Theo dõi chúng tôi trên

  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status