Hồi ức về thập niên 1920 qua những hình ảnh sản xuất lúa gạo của người Việt xưa

Đăng ngày 27/08/2024

Quá trình sản xuất ra hạt lúa ở Việt Nam trải qua rất nhiều thời đại, từ các nền văn hóa từ thời nguyên thủy cho đến hiện nay. Ở thời nguyên thủy, để sản xuất ra được hạt lúa, người dân đã phải trải qua rất nhiều thử thách và tranh đấu với thiên nhiên. Họ cố gắng để gây dựng lên một xã hội phát triển dựa trên óc sáng tạo, sự chịu đựng và kinh nghiệm mưu sinh mỗi ngày. Từ thời nguyên thủy, nghề nông đã chiếm giữ một vị trí quan trọng trong cuộc sống, nó giúp họ đạt được đời sống ổn định. Hệ thống quản lý trồng lúa cũng tiến bộ và ổn định hơn nhờ trí tuệ, lòng kiên nhân và sức phấn đấu của con người.Hồi ức về thập niên 1920 qua những hình ảnh sản xuất lúa gạo của người Việt  xưa. #Lúa_Gạo#Sản_Xuất - YouTube

Ở hầu hết các nước châu Á, điển hình là Việt Nam, cây lúa hoang đã tồn tại ít nhất 18000 năm sau thời “kỷ băng hà”. Hơn 10000 – 8000 năm về trước, nền nông nghiệp sơ khai đã xuất hiện trong nền Văn hóa Hòa Bình – Đây cũng là cuộc Cách Mạng Xanh đầu tiên của nhân loại. Ngoài công việc săn bắt, hái lượm, cây lúa ban đầu được thêm vào bữa ăn, sau đó dần trở thành bữa chính. Cây lúa hoang được cư dân cổ thuần hóa từ tự nhiên, sau đó được đưa vào sản xuất có hệ thống, như nghề trồng lúa rẫy du canh quanh các hang động cách nay 7000 – 6000 năm.

Tiến trình tiến hóa của cây lúa được nhận biết rất dễ dàng qua hình dạng bên ngoài của nó; qua thời gian nó dần trở thành hình dạng của câu lúa cổ truyền của ngày nay. Sau đó, qua nhiều đợt tuyển chọn, lai tạo để trở thành cây lúa cải tiến và cuối cùng là hám phá ra gen lúa lùn để trở thành cây lúa của hiện tại: thấp giàn, lá thẳng đứng, màu xanh đậm, phản ứng đạm cao, nhiều chồi, không đổ ngã, hạt ít rụng và năng suất cao.

Hiện nay, cây lúa có mặt ở khắp nơi, không chỉ vùng đồng bằng mà còn cả vùng cao, miền núi; dù nước mặn hay nước lợ, cho đến nước phèn, nước ngọt của những vùng ngập mặn hoặc khô ráo đều có thể trồng được cây lúa. Mỗi vùng miền, cây lúa sẽ được lựa chọn để thích nghi với môi trường, với chu kỳ cùng hình dáng.Những hình ảnh sản xuất lúa gạo của người Việt thập niên 1920

Dưới đây chính là một trong số nhiều những hình ảnh điển hình cho một vụ mùa lúa – từ khi bắt đầu gieo trồng cho đến khi thu hoạch, giã xay thành hạt gạo của người dân từ những năm của thập niên 1920:

Hầu hết của những bức ảnh dưới đây được chụp ở một khu vực đồng bằng ở Chợ Lớn – Cầu An Hạ.

Chợ Lớn là một cũ của tỉnh ở Nam Bộ Việt Nam. Tỉnh Chợ Lớn được chính quyền thực hiện Pháp luật thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1899, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 và bị mất tên gọi đơn vị hành chính cấp tỉnh kể từ ngày 22 tháng 10 năm 1956 cho đến nay. Tỉnh Chợ Lớn là đơn vị hành chính riêng biệt với thành phố Chợ Lớn. Quận Đức Hòa gồm hai tổng: Cầu An Thượng và Cầu An Hạ – Quận lỵ: Đức Hòa (thuộc làng Đức Hòa).

Bước đầu tiên cho việc gieo trồng cây lúa xuống khoảng ruộng chính là CÀY RUỘNG – là xáo trộn lớp mặt đất ở độ sâu từ 20 – 30 cm, dùng nông cụ gọi là cây cày canh tác để xới đất chuẩn bị bước đầu cho gieo sạ hoặc trồng cây.
Mục đích chính của cày là để lật trở lớp đất bên trên, mang chất dinh dưỡng mới lên bề mặt, đồng thời chôn cỏ dại hoặc những gì còn sót lại từ mùa vụ trước khiến chúng bị phân huỷ. Nó cũng làm thông khí đất, giúp đất giữ ẩm tốt hơn. Thông thường cánh đồng được cày lên và để khô, sau đó nó được bừa trước khi dùng để trồng trọt.
Cày có thể được kéo bởi trâu, bò, ngựa hay máy kéo (máy cày), nhưng ở những năm thập niên 1920 thì công nghiệp vẫn chưa phát triển ở Việt Nam nên phần lớn người nông dân sẽ dùng trâu để cày ruộng.
Cày có thể được làm bằng gỗ, sắt, hoặc khung thép với một lưỡi cắt hoặc que để cắt các lớp đất. Nó đã là một công cụ cơ bản suốt chiều dài lịch sử.
Khoảng thời gian chờ đợi trục còn tùy thuộc vào quá trình đợi hạt giống nảy mầm: có người sau ngày cày xong sẽ cho trục luôn và tiến hành gieo hạt giống xuống; cũng có hộ sẽ cho đất nghỉ một khoảng thời gian ngắn, ráo nắng thì mới tiến hành trục.
Quá trình trục đất ruộng cũng giống như cày, mượn sức khỏe của trâu để làm phẳng mặt đất.Huyền thoại “một ăn ba trăm” hay ảo giác về năng suất lúa ở đất phương Nam  - Tuổi Trẻ Online
Trục sẽ đánh động đến hang ổ của những con cua, cá,….nên không phải hiện tại ta mới thấy hình ảnh cầm nôm theo sau người trục và con trâu, mà đã có từ xưa rồi…!
Từng đàn trâu bị lùa về sau khi kết thúc công việc của một ngày!

Sau khi hạt lúa giống được gieo xuống, người ta sẽ chờ một khoảng thời gian để lúa nảy mầm, ở một độ cao vừa phải, nông dân sẽ nhổ lên tiến hành cấy cho ngay hàng thẳng lối để những cây mạ non có thể hấp thụ đầy đủ nắng và chất dinh dưỡng.