Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Sáu, Tháng Hai 10, 2023
No Result
View All Result
Thời Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Thời Xưa
No Result
View All Result
Home Sài Gòn Xưa

Người Sài Gòn “dễ thương” hết biết với câu nói quen thuộc: “Có người trả rồi”

by Mẫn Nhi
04/01/2022
in Sài Gòn Xưa
0
Người Sài Gòn “dễ thương” hết biết với câu nói quen thuộc: “Có người trả rồi”

Khi nhắc đến Sài Gòn, người ta nhớ đến sự hào sảng, thật thà, vui vẻ của người Sài Gòn. Không vậy, họ còn là người rất hiếu khách và và vô cùng nghĩa hiệp. Cần gì phải nói sâu xa, đôi lúc bạn đi ăи tiệm, lúc ăи xong đứng dậy trả tiền thì chủ quán nói: “Vừa nãy có người kia/anh đó/cô nọ,… trả rồi. Khi nghe thấy điều ấy, bạn hỏi chủ quán xem tướng mạo người đó ra sao rồi cố gắng hình ᴅung lại để biết mà sau này cảm ơn họ. Lúc nhớ ra rồi thì bạn mới biết đó chỉ là người mình mới gặp mặt lần đầu tiên sau khi nhắc nhở người đó đóng lại cái túi xộc xệch của họ, sẵn tiện thì bạn và họ hỏi han vài câu qua lại mà thôi. Chỉ đơn giản là vậy mà họ đã sẵn tiện trả giúp mình bữa ăи này. Chủ quán thấy bạn khựng lại đôi chút thì cũng cười rồi nói đó là chuyện thường ngày ấy mà, ở quán này chủ quán cũng thấy nhiều người như vậy rồi, chẳng có gì bất ngờ cả. Cuối cùng khi bạn ra khỏi quán, chạy ù về nhà có lẽ cũng đã quên mặt họ rồi.

Người Sài Gòn hay trả giùm, khi thì bao тнuốc ʟá, khi thì ly cà phê
Trả tiền bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là cái tình của người Sài Gòn dành cho nhau

Lúc đầu tôi cũng ngại chuyện có người trả tiền cho mình lắm. Nhưng rồi tôi nghĩ chắc ở Sài Gòn, đó cũng là chuyện bình thường mà thôi. Thay vì cứ tìm người đã trả tiền giùm tôi để gửi tiền lại họ thì tôi chọn cách trả tiền giùm người khác, vậy là tôi cũng đỡ phải ngại ngùng. Vả lại việc đó đôi lúc cũng làm tôi thấy vui trong lòng nhiều lắm.

Tay vì cứ mãi tìm người trả giùm trước đó, người Sài Gòn sẽ chọn cách trả tiền giùm cho người khác

Vậy bạn có bao giờ thắc mắc việc trả tiền giùm như thế này thường sẽ kéo dài bao lâu hoặc trả giùm trong trường hợp nào không? Thật ra chẳng có lý do rõ ràng nào cho việc tại sao người Sài Gòn làm như thế cả. Chắc có lẽ vì cái tình, cái nghĩa và điều đó xuất phát từ sâu trong tâm khảm người Sài Gòn mà thôi. Đôi lúc người ta sẽ trả giùm ly cà phê, bao тнuốc ʟá, dĩa cơm tấm hay tô phở bò,… Thi thoảng sẽ có người bất ngờ hơn khi một chầu lẩu năm bảy người ăи cũng có người trả giùm, chẳng lẽ họ không sợ tốn tiền sao? Thật ra dù cho bao nhiêu đi chăиg nữa thì đó cũng là chuyện nhỏ nhặt thường thấy ở Sài Gòn mà thôi. Đôi khi người quen gặp lại, họ tiếp tục một câu chuyện mới, còn chuyện ai trả giùm ai thì hầu như không một ai nhắc đến. Người trả không nói, người được trả cũng không kể, thế là chỉ có mỗi chủ quán biết nhưng họ cũng chỉ cười cười coi như chuyện thường thấy. 

Người trả không nói, người được trả không kể, chỉ có mỗi chủ quán biết thôi

Tôi nhớ có lần đang đi ngoài đường, thấy người đằng trước mang theo một cái cặp táp màu đen có vẻ hơi sờn cũ, chạy xe chưa gạt chân chống, tôi liền chạy vụt lên để nhắc nhở người ấy. Sẵn tiện tôi cũng ghé vào quán phở gần đó ăи. Tôi gọi một tô phở bò tái rồi ngồi vào bàn. Lúc sau trở ra trả tiền thì chủ quán khoát tay, nói: “Có người trả rồi, cậu không phải lo”. Tôi khựng người một ʟát, nhìn quanh xem có người quen không thì rõ ràng là chẳng có ai cả. Thấy vậy, tôi hỏi chủ quán họ có nói gì không, rồi nhờ ông chủ miêu tả lại hình dáng của người đã trả giùm tôi. Hỏi ra mới biết đó là ông chú chạy xe trên đường quên gạt chân chống mà tôi nhắc nhở vừa nãy, cũng nhờ chủ quán nói ông ấy mang một cái cặp táp hơi cũ tôi mới nhớ ra. Vội vàng cảm ơn chủ quán, tôi chạy ra xem để có gì còn kịp gửi trả với cảm ơn họ. Khi chạy ra tôi thấy người cầm chiếc cặp cùng chiếc xe đã chạy xa rồi. Tôi thấy hơi tiếc vì chưa kịp cảm ơn họ, chỉ mong một ngày nào đó sẽ may mắn gặp được ông chú để có thể gửi lời cảm ơn đến họ.

Sau cái ngày gặp ông chú với cái cặp táp ấy, tôi cảm nhận sâu sắc được nét thân thiện, hào sảng của người Sài Gòn. Trước đây tôi chứ nghĩ người ta chỉ trả cho người quen, ngờ đâu người không quen người ta cũng trả giùm, thiệt người Sài Gòn “dễ thương” hết biết. Bây giờ thi thoảng tôi cũng trả cho người lạ, khi thì ly cà phê, khi thì vài điếu тнuốc,… Chỉ có điều mãi tôi vẫn chưa gặp lại ông chú với chiếc cặp táp cũ sờn đó.

Có sao nói vậy, người Sài Gòn không có tham

Một điều đặc biệt nữa mà tôi thấy ở người Sài Gòn đó là hầu như họ không tham của ai thứ gì. Cứ nói cái chuyện trả tiền quán ăи là biết. Khi ăи ở Sài Gòn, chủ quán không bao giờ ăи gian số tiền trả giùm đó. 100 là 100, 50 là 50 chứ không có chuyện gian dối, thêm thắt số tiền, nói dối người trả. Chứ kể ra thì nếu chầu ăи đó là 20 ngàn, chủ quán nói thành 30 ngàn thì cũng chẳng ai biết cả. Ấy thế mà chủ quán chỉ nói giá tiền thật mà thôi.

Đánh giá post
Next Post
Thủ Thiêm cách đây gần 70 năm về trước – Khu đất vàng tưởng chừng như bị lãng quên.

Thủ Thiêm cách đây gần 70 năm về trước - Khu đất vàng tưởng chừng như bị lãng quên.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về cнíɴн trị hay gán ghép tư tưởng không cнíɴн xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Những hàng cây xanh của Sài Gòn ngày xưa.

3 năm ago
Sài Gòn hoa lệ năm 1968 – Những góc phố xưa cũ

Sài Gòn hoa lệ năm 1968 – Những góc phố xưa cũ

1 năm ago

Chuyện Hợp Tan – Một nhạc khúc vấn vương trong buổi chia tay người con gái sắp phải rời xa quê hương

2 năm ago

“Đôi Ngã Đôi Ta” (Trần Thiện Thanh) – Ánh trăng xưa vẫn sáng nhưng tình nơi đâu,….còn lại chỉ vỏn vẹn hai chữ “hoài niệm”

2 năm ago

Thú vị với những từ ngữ vay mượn từ Pháp trong ngôn ngữ Việt Nam: Xích lô, xe bus, xe ca.

2 năm ago

Những cảm xúc chân thật của một người con gái đất Bắc di cư vào Sài Gòn những năm 54 – Kỳ I

3 năm ago
Bản hồ sơ mật về Trịnh Công Sơn và cái kết của một chuyện tình buồn

Bản hồ sơ mật về Trịnh Công Sơn và cái kết của một chuyện tình buồn

7 tháng ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed

Theo dõi chúng tôi trên

  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status