Trường nữ sinh Pháp, trường nữ sinh bản xứ, trường Petrus Ký, hay trường Pháp – Hoa,….ở Sài Gòn vào những năm thập niên đều là tiền thân của những ngôi trường danh tiếng Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Cùng ngắm nhìn lại một thời tung tăng tan trường, vui đùa cùng bè bạn nơi sân trường cũ…
Trường Marie Curie là trường duy nhất tại Sài Gòn vẫn giữ tên cũ từ lúc thành lập đến thời điểm hiện tại.
Trường được khởi công xây dựng từ thời Pháp thuộc từ khoảng năm 1858 đến năm 1862. Đây là khoảng thời gian sau khi hoàn thành công tác đánh chiếm Nam Kỳ, Pháp thiết lập môi trường để phục vụ mục đích giảng dạy tiếng Pháp và tiếng An Nam. Trường chính thức mở cửa năm 1918 với tên gọi Lycée Marie Curie, nhưng chỉ tiếp nhận nữ sinh. Ban đầu trường vốn được gọi là Cao đẳng tiểu học nữ sinh Pháp (Ecole Primaire Supérieure des Jeunes Filles Francaise) Lycée Marie Curie.
Trước năm 1975, trường này chỉ mở cửa đón nhận con em người Phpas và thêm một ít nữ sinh của nhà giàu có thế lực ở Sài Gòn. Sau năm 1975, chuyển thành trường THPT bán công đào tạo cả nam và nữ. Đã từng có một thời kỳ “hoàng kim” khi Marie Curie trở thành trường THPT lớn nhất Việt Nam với hơn 5000 học sinh mỗi năm. Sang năm 2007, trường lại chuyển từ bán công sang công lập, giảm dần số học sinh nhằm tăng chất lượng giáo dục.
Ở thập niên 1920, trường mang hình thức là trường tiểu học nữ sinh Pháp Lycée Marie Curie, nhưng từ sau năm 1975 thì chính thức thành trường THPT Marie Curie cho đến ngày nay
Một lớp học tiêu biểu ở trường Tiểu học Thượng cấp Pháp dành cho các nữ sinh Pháp hoặc con nhà quyền thế
Hình ảnh sân trường với em học sinh đang học tập và vui chơi
Trường Trung học Petrus Ký – Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
Trường chuyên Lê Hồng Phong ngày nay mang kiến trúc cổ kiểu Pháp. Trường được xây dựng năm 1927, lúc đầu có tên gọi Collège Petrus Ký hay còn gọi là Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký.
Bắt đầu từ sau năm 1975, chính xác là năm 1976 – 1977, trường chính thức được đổi tên thành trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – mang tên của vị cố Tổng Bí thư Trung ương Đảng. Đây là một trong những ngôi trường đào tạo chuyên sâu nổi tiếng nhất ở Sài Gòn ngày nay.
Ảnh chụp mặt đứng chính diện của ngôi trường
Mặt đứng được chụp ở phía sau cổng trường
Một phần sân trong được ghi lại, gợi lên bao kỷ niệm cho cựu học sinh
Tổng quát trường từ bức không ảnh – Thiết kế bởi Ernest Hébrard (1875–1933) – Một kiến trúc sư người Pháp
Ảnh kỷ niệm của một nhóm học sinh Petrus Ký
Trường Nữ sinh Chợ Đũi – Trường THPT Ernst Thälmann
Tiền thân của trường THPT Ernst Thälmann trước đây là trường Nữ sinh Chợ Đũi, chuyên giảng dạy cho nữ sinh. Sau này được đổi tên thành trường Tôn Thọ Tường, mở cửa giáo dục cho cả nam lẫn nữ, trải qua nhiều lần thay đổi, đến ngày 8/3/1979, trường chính thức mang tên vị lãnh tụ của giai cấp vô sản Đức – Ernst Thälmann tọa lạc tại địa chỉ: Số 8, đường Trần Hưng Đạo, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường THPT Ernst Thälmann trước đây từng là nơ phát phong trào đấu tranh chống Mỹ cứu nước đầu tiên của nhân dân Miền Nam ở thời điểm năm 1950. Trên chặng đường lịch sử đấu tranh chống xâm lăng của nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn đầy gian lao, tính từ ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3-2-1930) đến ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975) không thể quên được đỉnh cao của cuộc đấu tranh của nhân dân ở đây với phong trào chống Mỹ đầu tiên nổ ra tại sân trường Tôn Thọ Tường (nay là trường THPT Ernst Thälmann) vào ngày 19-3-1950.
Trường Pháp – Hoa – Trường Đại học Sài Gòn
Một trong tam đại nhân vật nổi tiếng của Sài Gòn – Chợ Lớn ngày xưa, Tạ Mã Điềm thân là người Hoa gốc Phúc Kiến, không chỉ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh gạo, làm giàu trở thành đại phú hào. Ông còn tham gia thành lập trường Tiểu học Minh Dương ở khu vực Chợ Lớn ngày nay và trường Trung học Pháp Hoa (Lycée Franco – Chinois).
Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908, ban đầu là trường Trung học Pháp – Hoa, nhưng sau đó trường được đổi là Bác Ái Học Viện, dành riêng cho con em Hoa kiều đang định cư tại Việt Nam theo học. Mãi sau năm 1975, mới đổi hình thức sang trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM. Và năm 2007, trường chính thức được nâng cấp thành Đại học Sài Gòn và là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc UBND TP HCM. Trường mang theo nét kiến trúc tiêu biểu pha trộn giữa nét hiện đại của phương Tây và nét cổ kính của Trung Hoa.
Cổng chính diện trường Trung học Pháp – Hoa
Nhưng bắt đầu từ sa năm 1954, khu vực trường bị chia làm 3 phần:
— Dãy nhà bên trái thì bị trưng dụng thành trường nữ sinh Trưng Vương – Tiền thân của trường vốn ở Hà Nội, nhưng sau đó di tản vào Nam và định cư ở đây, do đó, đội ngũ giảng viên lẫn sinh viên của trường ban đầu đều thuộc gốc Bắc.
— Dãy nhà bên phải (khúc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Du) thì được xây dựng thành nơi giảng dạy của nam sinh mang tên là trường Võ Trường Toản.
— Phần giữa thì bị tận dụng và xây dựng nên Nha Tổng Giám Đốc Trung Học (sau này là Nha khảo thí, lo việc thi cử ở bậc Trung Học)
Cổng trường Sư Phạm – Nằm trên đường Rue Rousseau nay là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trường Sư Phạm – Một góc chụp ở bên trong sân
Trường Collège Chasseloup Laubat – Trường THPT Lê Quý Đôn
Trường được khởi công năm 1874 và hoàn tất năm 1877, giảng dạy từ tiểu học đến tú tài theo chương trình Pháp. Những ngày đầu vừa thành lập, trường có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), nhưng không lâu sau lại được đổi tên thành Collège Chasseloup Laubat – tên trường được lấy dựa trên tên của vị Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại (còn gọi là Bộ Thuộc địa) lúc bấy giờ là Francois Marquis de Chasseloup Laubat (1754 – 1833).
Đến năm 1954, trường lại thực hiện thêm một lần đổi tên thành Jean Jacques Rousseau – Đây là tên của một nhà trí thức Pháp trong phong trào “Ánh Sáng” thế kỷ XVIII. Mục đích đổi tên trường là tránh gợi nhớ thời thuộc địa, nhưng vẫn do người Pháp quản lý, chủ yếu dạy học sinh người Việt. Mãi tới năm 1970, trường chính thức được giao trả cho người Việt và đổi tên là Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn, học từ lớp 1 đến lớp 12. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 29 tháng 8 năm 1977, UBND Thành phố ký Quyết định thành lập trường PTTH Lê Quý Đôn.
- “Chuyện Người Con Gái Hái Sim” – Em yêu sim vì say mê còn anh yêu sim là vi yêu em…
- Ca khúc “Như Một Vết Thương” (Trịnh Công Sơn)
- Ca khúc “Tâm Sự Với Anh” (Hoàng Trang)
- Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (1938 – 2011)
- “Mùa Xuân Cưới Em” – Ca khúc về ngày cưới chính bản thân mình của nhạc sĩ Mặc Thế Nhân