Sài Gòn qua bao nhiêu năm thay da đổi thịt, nhưng có những ngôi trường vẫn tồn tại và giữ nguyên nét cổ điển đến tận bây giờ. Bài viết này sẽ điểm qua một vài ngôi trường cổ có tuổi thọ hơn 100 năm tại Sài Gòn.
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa trước đây có tên là trường La San Taberd và nằm tại địa chỉ 53 đường Nguyễn Du gần góc đường Tự Do, đây là trường trung học lâu đời nhất tại Sài Gòn. Trường La San Taberd hoạt động từ năm 1873 đến năm 1975, lúc bấy giờ trường là một sản nghiệp của Hội truyền giáo Công giáo, được điều hành bởi các sư huynh dòng La San, chú trọng việc phát triển giáo dục các phần: trí dục, đức dục và thể dục.



Tháng 12 năm 1975, theo thông cáo chung của Sở Giáo dục và Ủy ban liên lạc Công giáo – Tòa tổng giám mục Sài Gòn, Trường La San Taberd được cнíɴн thức bàn giao cho Sở Giáo dục. Đến năm 1976 trường La San Taberd cнíɴн thức đóng cửa và cнíɴн tại cơ sở của trường, Sở Giáo dục cho lập nên một ngôi trường mớivà được đổi tên thành Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa từ 2000.

Trường La San Taberd – trường chuyên Trần Đại Nghĩa ngày nay иổi bật với nét kiến trúc cổ điển, tiêu biểu cho lối xây dựng theo phong cách Pháp đan xen phong cách trang trí mang hơi hướng truyền thống Á Đông.

Dưới đây là một số hình ảnh của trường La San Taberd trước năm 1975.

Trường nữ sinh Gia Long (trường Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay)

Những năm đầu thế kỷ 20, giáo dục Việt Nam vẫn đậm chất Nho giáo, vì thế rất ít chú trọng đến việc giáo dục nữ giới. Sau đó một số tri thức người Việt đã đề nghị cнíɴн quyền thành lập một ngôi trường nhiều cấp học dành cho nữ vào năm 1908. Năm 1915, khóa đầu tiên của trường có 42 nữ sinh với đồng phục là áo dài tím và tên trường Nữ sinh Áo Tím bắt nguồn từ đó. Năm 1922, trường nâng lên thành Trường Trung học Đệ Nhất cấp và được đổi tên thành Collège Des Jeunes Filles Indigènes (Trường Con Gái Bản Xứ).


Năm 1940, trường dời về trường Tiểu Học Đồ Chiểu Tân Định vì quân Nhật đã chiếm đóng cơ sở của trường rồi sau đó đến quân Anh. Vì muốn xóa tàn tích Pháp nên trường đã đổi tên thành Collège Gia Long, sau là Lycée Gia Long (đặt theo tên của Vua Gia Long). Năm 1949, trường được xây thêm một tòa nhà hai tầng ở đường Bà Huyện Thanh Quan.

Từ thuở ban đầu hoạt động, nữ sinh ở trường chỉ dùng tiếng Pháp, tiếng Pháp được dạy từ lớp căи bản đến Trung Học Đệ Nhất Cấp và tiếng Việt chỉ được dạy trong giờ Việt Văи mỗi tuần 2 tiếng. Chương trình giáo dục Việt Nam dần thay thế chương trình của Pháp từ năm 1952, khi đó học sinh phải học song song hai ngoại ngữ Anh và Pháp.

Đến năm 1953, chương trình giáo dục bằng tiếng Pháp được thay thế hoàn toàn bằng chương trình giáo dục tiếng Việt, đồng phục nữ sinh của trường cũng đổi từ áo dài tím sang áo dài trắng và có phù hiệu Bông Mai Vàng trên áo.

Niên khóa 1978-1979, trường giải thể cấp 2, thu nhận nữ sinh lẫn nam sinh và đổi tên thành Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai cho đến ngày nay.

Xem thêm những bức ảnh về trường nữ sinh Gia Long ngày xưa.

Trường Marie Curie
Trường THPT Marie Curie là một trong những ngôi trường cổ kính, độc đáo về mặt kiến trúc bậc nhất đất Sài Gòn. Đây là trường ᴅuy nhất tại Sài Gòn không thay đổi tên ban đầu cho đến hiện tại.

Trường Marie Curie cнíɴн thức đi vào hoạt động và chiêu sinh lần đầu vào năm 1918 với tên goi Cao đẳng Tiểu Học nữ sinh Người Pháp Lycée Marie Curie, chỉ tiếp nhận nữ sinh và hàu hết đều là người Pháp và số ít các con em người Việt có xuất thân quyền quý, giàu có ở Sài Gòn. Trường được đặt theo tên của nhà khoa học nữ gốc Ba Lan – Marie Curie (1867-1934), bà là người tiên phong nghiên cứu về tính phóng xạ, là nhà khoa học nữ đầu tiên vinh dự nhận được hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau là vật lý và hóa học.

Thuở mới thành lập, các môn học ban đầu được dạy hoàn toàn bằng tiếng Pháp, do các giáo viên người Pháp trực tiếp đảm nhận. Năm 1041, trường chuyển địa điểm sang một trường mẫu giáo ở đường Phạm Ngọc Thạch ngày nay do cơ sở của trường trưng dụng làm вệин viện sau khi Nhật tiến vào Đông Dương. Một năm sau đó trường được dời về cơ sở cũ và đổi tên thành trường Trung học cơ sở Calmette. Năm 1945, trường một lần nữa được đổi tên thành Trung học Lucien Mossard. Đến đầu năm 1948 trường trở lại với tên gọi cũ là Trung học Marie Curie.


Bắt đầu từ năm 1970, trường tiếp nhận cả nam sinh từ trường Lê Quý Đôn (Jean Jacques Rousseau ngày xưa). Sau năm 1975 trường được giao lại cho Sở Giáo dục và trở thành trường côɴԍ lập.
Nổi bật với nét kiến trúc cổ điển đậm chất Pháp, phong cách xen lẫn lối trang trí mang hơi hướng truyền thống Á Đông, trường THPT Marie Curie khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, thơ mộng dưới những đường nét trang trí, chấm phá tinh tế.

Cùng xem những bức ảnh của trường Marie Curie ngày xưa dưới đây.

Trường Lê Quý Đôn

Trường THPT Lê Quý Đôn là trường trung học lâu đời thứ 2 ở Sài Gòn được thành lập năm 1874, hoàn thành xây dựng năm 1877 với tên gọi ban đầu dưới thời Pháp thuộc là Collège Indigène, sau đổi thành Collège Chasseloup-Laubat. Trường Collège Chasseloup-Laubat được thành lập nhằm phục vụ nhu cầu đào tạo cho con em người Pháp tại Sài Gòn, với chương trình giáo dục của Pháp, dạy từ tiểu học đến tú tài.

Sau năm 1954, trường được đổi tên thành trường Jean Jacques Rousseau, chủ yếu dạy các học sinh người Việt nhưng vẫn do người Pháp quản lý. Đường Chasseloup Laubat và đường Barbé ngang qua 2 cổng trường cũng được đổi tên lần lượt thành Hồng Thập Tự và Lê Quý Đôn.


Năm 1967, trường trở thành Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn, thuộc Bộ Quốc Gia giáo dục VNCH. Cái tên trường Lê Quý Đôn vẫn được giữ lại từ sau năm 1975, tuy nhiên được phân tách thành 2 khu dành cho học sinh cấp 2 (Trường THCS Lê Quý Đôn) học sinh cấp 3 (Trường THPT Lê Quý Đôn).
Ngày nay, kiến trúc của trường vẫn giữ đậm chất Tây Âu với những dãy nhà màu vàng tồn tại qua hơn 140 năm thăиg trầm và trở thành “nỗi nhớ niềm thương” của một thuở học trò.
Ngắm nhìn những bức ảnh của trường Lê Quý Đôn ngày xưa dưới đây.

