Ngắm nhìn Sài Gòn của năm 1962 – có bình yên cũng có đau thương, có lung linh cũng có điêu tàn – Phần 3

Chính là câu tiêu đề “Sài Gòn của năm 1962 – có bình yên cũng có đau thương, có lung linh cũng có điêu tàn”, Sài Gòn không phải lúc nào cũng lung linh và xinh đẹp với người hoa rực rỡ, cũng không phải lúc nào cũng phồn hoa và đô hội với những tà áo dài thướt tha. Sài Gòn vẫn có những khoảng lặng, có những tiếng khóc âm thầm mà chúng ta không muốn nhớ đến vì….sợ đau lòng, sợ gợi lại vết thương đã được chữa lành. Điển hình là năm 1962 với nhiều biến cố, mang bạn đọc xen lẫn giữa hình ảnh lung linh và bi thương:

Bản đồ Đô thành Sài Gòn tháng 12/1962. Trong bức hình có một tên đường bị viết sai – Nguyễn Khắc Sửu, tên đúng của con đường này là Nguyễn Khắc Nhu.
Người thanh niên ném bom vào đoàn người làm lễ, đang bị người xung quanh vây bắt
Ông Ngô Đình Nhu trong ngày khánh thành Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (23/8/1962)
Ngô Đình Nhu tại khóa đào tạo Ấp Chiến Lược Trung Tâm Thị Nghè (2-8-1962)
Tổng thống Ngô Đình Diệm với các quan chức
Bến Bạch Đằng
Dinh Độc Lập sau vụ ném bom – Bà Nhu đang quan sát thiệt hại
Chợ hoa tết ngày xưa
Tướng Paul Harkins bắt tay các sĩ quan Hải Quân VNCH
Tàu Vận tải Hải quân USNS Core (T-AKV-41) Sài Gòn năm 1962
Tàu Vận tải Hải quân USNS Core (T-AKV-41)
Lõi tàu sân bay Hoa Kỳ tại Cảng Sài Gòn
Những bức ảnh năm 1962 được ghép lại
Các cô gái mặc đồng phục màu xanh nước biển trong hình đang tuyên thệ làm quân nhân tình nguyện trong buổi lễ mãn khóa hôm thứ ba tại Sài Gòn của chương trình huấn luyện quân sự dành cho phụ nữ của Nam Việt Nam.
Tòa nhà trắng rộng lớn trong hình chính là Thư viện Abraham Lincoln
Đường phố Sài Gòn khá đông đúc trong giờ trưa
Khách sạn Continental nằm ở số nhà 132 – 134 đường Đồng Khởi (trước đó là đường Tự Do). Khách sạn bắt đầu xây vào năm 1878 dưới thời Pháp thuộc, sau hai năm thì khánh thành (tức năm 1880).
Trước kia là đường Nguyễn Thiếp, lâu ngày biến thành Nguyễn Thiệp.
Góc ngã ba Tự Do – Thái Lập Thành (nay là đường Đồng Khởi – Đông Du). Bìa phải là nhà hàng – vũ trường Tự Do.
Ngã ba Tự Do-Thái Lập Thành (nay là ngã ba Đồng Khởi-Đông Du). Bên trái là cửa hàng Vietnam Handwerk (Thủ công mỹ nghệ). Trực diện hình là Nhà hàng-Vũ trường Tự Do
Ngã tư Tự Do – Nguyễn Văn Thinh
Cùng một khung hình nhưng lại có sự khác biệt giữa ảnh màu và ảnh trắng đen
Ánh sáng rực rỡ trên bầu trời đêm làm bừng sáng đường phố Sài Gòn ở vùng lân cận chợ trung tâm thủ đô. Khu vực này được thắp sáng vào thời điểm này trong năm để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán.
Cầu tàu trên Bến Bạch Đằng – Bìa phải là nhà thờ Thủ Thiêm
Khách sạn Saigon Palace, góc đường Tự Do – Ngô Đức Kế
Sông Sài Gòn
Phía trước khách sạn Majestic – Hướng ra bến Bạch Đằng và sông Sài Gòn
Sông Sài Gòn – Bên kia sông là Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm
Khách Sạn Majestic trên Bến Bạch Đằng – Đây chính là một biểu tượng sự thời xa hoa tráng lệ của người Sài Gòn thời bấy giờ. Người bỏ tiền xây dựng nơi đây là Hui Bon Hoa (hay còn gọi là Chú Hỏa, người được xếp vào hàng giàu có bậc nhất Sài Gòn.
Bến Bạch Đằng
Mặt hông Khách sạn Catinat trên đường Nguyễn Huệ nhìn từ balcon Khách sạn Majestic
Mộtgái trẻ với gánh hàng rong ở Sài Gòn
Chiếc xe xích lô máy di chuyển trên đường Võ Di Nguy – Phú Nhuận, nay là đường Phan Đình Phùng
Hình ảnh chiếc xích lô di chuyển trên đường Võ Di Nguy (nay là đường Phan Đình Phùng) đã chẳng còn xa lạ với người Sài Gòn
Hai bé gái ngồi trên xích lô, xe tạm dừng ở góc Tự Do – Lê Thánh Tôn
Sự thướt tha và duyên ở người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài luôn là biểu tượng đẹp trong mắt bạn bè năm châu. Góc Tự Do-Lê Thánh Tôn.
Đánh giá post

Viết một bình luận