Lưu dấu Tiếng Việt nơi Sài Gòn ngày cũ – Sự mất dần của một ngôn ngữ

Đăng ngày 23/08/2024

Ngôn ngữ – Một vấn đề muôn thuở, luôn được đề cập đến trong hầu hết các bài viết, nhưng hôm nay, cái chúng ta nhắc đến chính là sự diệt vong của một thứ tiếng Việt mà hầu hết người Việt miền Nam đều sử dụng từ trước năm 1975 hay còn gọi là tiếng Việt Sài Gòn ngày cũ. Thứ ngôn ngữ đang bị mất dần trong cuộc sống hàng ngày của đại bộ phận dân chúng trong nước. Thiết nghĩ, sẽ có một ngày, những ngôn ngữ ấy sẽ trở thành “cổ ngữ” – một ngôn ngữ chỉ còn trong lịch sử, chỉ còn tìm thấy trong những quyển từ điển tiếng Việt, mà không còn ai nhớ đến và cũng chẳng còn người nào nhắc đến.Cái chết của một ngôn ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn cũ – CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT  QUỐC GIA VÙNG MONTRÉAL

Thật may mắn làm sao khi người Việt hải ngoại vẫn mang theo tiếng nói này trên suốt cuộc hành trình di tản của mình và sử dụng cùng trân trọng nó như thứ ngôn ngữ lưu vong. Phải chăng, nếu người Việt hải ngoại cũng không sử dụng nữa hay chính xác hơn là nên văn hóa của người hải ngoại cũng không còn tồn tại thì thứ “tiếng Việt Sài Gòn ngày cũ” cũng mất dần theo thời gian? Thân là người Sài Gòn cu, người của thế hệ trước, ngắm nhìn thứ ngôn ngữ thân thuộc ấy đang từ từ mất đi, trong lòng chúng ta lại thấy một nỗi lòng miên man đang dâng trào, một hoài cảm cứ gờn gợn nơi đáy tim.

Nói đến tiếng Việt Sài Gòn cũ cũng chính là đang nói đến miền Nam Việt Nam của những năm trước 1975. Sau năm 1975, sau cái ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất, lập nên một chế độ cộng hòa mới thì miền Nam cũng bước dần vào những bước trong công cuộc thay đổi toàn diện. Thể chế chính trị thay đổi, kéo theo đó là hàng loạt những đổi thay về xã hội, đời sống văn hóa và bao gồm cả ngôn ngữ. Không chỉ riêng miền Nam, mà miền Bắc cũng có nhiều sự thay đổi mới, tiếng Việt miền Bắc cũng dần xuất hiện nhiều ngôn từ của miền Nam, sự thâm nhập ngẫu nhiên đã tạo nên phong cách ngôn ngữ riêng biệt. Ngược lại cũng thế, ngôn từ miền Nam cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ngôn ngữ của miền Bắc trên mọi lĩnh vực. Những ngôn từ xa lạ, dường như chưa từng được sử dụng nhưng dần đà người miền Nam đã quen với sự xuất hiện của nó và tập quen dần rồi sử dụng như một thói quen. “Quyết sách, kiểm thảo, doanh số, đối tác, từ vựng, mục từ, kết từ, đại từ, quy hoạch, bảo quản, nâng cấp, lực công, đề xuất, bồi dưỡng, ô tô con, xe con, thời bao cấp, chế độ bao cấp, chế độ xem, nền công nghiệp âm nhạc, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, kênh phát sóng, cao tốc, hổ khẩu, căn hộ, nhà cao tầng, sự cố, to đùng, mặt bằng, phản ánh, bức xúc, chùm thơ, chùm ảnh, hội chứng, phân phối, phồn thực, sinh thực khí, đạo cụ, quy phạm,….” và còn nhiều ngôn ngữ khác nữa đã dần đà trở thành những từ ngữ thông dụng trong cách nói chuyện thông thường của người miền Nam trong cuộc sống hàng ngày.Câu chuyện về người Hoa Chợ Lớn – Hướng Dẫn Viên Việtnam

Cùng một từ ngữ, cùng một cách dùng từ giống nhau ở cả miền Nam và miền Bắc vào thời kỳ trước năm 1975. Nhưng cũng có nhiều từ dù đồng nghĩa nhưng cách sử dụng của mỗi miền sẽ khác nhau. Đơn giản chỉ từ “quản lý”, đối với người miền Nam thì từ này chỉ được dùng trong lĩnh vực thương mại như “anh A chịu trách nhiệm quản lý những công nhân ở phân xưởng C”; nhưng với người dân miền Bắc thì được sử dụng rộng rãi hơn thậm chí là trong cả lĩnh vực cá nhân như việc một người con trái muốn cầu hôn người con gái, muốn cô ấy đồng ý làm vợ của mình cả đời, nhưng thay vì nói: “Lấy anh nha, làm vợ anh nha” thì họ lại nói bằng câu: “Anh xin quản lý đời em”, nghe có vẻ không quen và cứng nhắc khi cầu hôn nhưng đó là cách dùng của mỗi vùng miền và chúng ta không thể ngăn cản. Hoặc từ “chế độ” cũng cùng số phận như thế, đối với người miền Nam thuở ấy thì từ này chỉ được dùng trong môi trường chính trị như “chế độ dân chủ”; nhưng với ngôn từ miền Bắc thì từ này lại bao hàm trong nhiều lĩnh vực khác nhau như “chế độ xem”, “chế độ bao cấp”…Không những vậy, từ ngữ cũng trở nên đa dạng hơn khi đảo từ dù nghĩa của câu nói vẫn giữ nguyên và không thay đổi như đơn giản – giản đơn, bảo đảm – đảm bảo, vùi dập – dập vùi…..

Cùng với việc xây dựng chính quyền sau khi thống nhất đất nước, chính quyền Việt Nam cũng đã thống nhất hóa tiếng Việt và gọi nó với cái tên quen thuộc “tiếng Việt toàn dân”. Cuối 1979 – đầu 1980, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã cùng với Viện Khoa học Giáo dục phối hợp tổ chức những cuộc hội thảo về vấn đề chuẩn hóa cho tiếng Việt. Bộ Giáo dục cũng thông qua những quy định về chính tả để xây dựng lại sách giáo khoa cùng cải cách nền giáo dục. Quyết nghị của Hội đồng chuẩn hóa chính tả và Hội đồng chuẩn hóa thuật ngữ đã được ban hành vào ngày 1/7/1983 và áp dụng cho toàn bộ sách giáo khoa, ngành báo chí và cả trong văn bản của ngành giáo dục.

Đồng nghĩa với việc tiếng Việt được chuẩn hóa và thống nhất chính là toàn dân sẽ sử dụng một thứ ngôn ngữ chung theo đúng tiêu chuẩn và chuẩn mực nhất định. Cũng từ đây những từ ngữ tiếng Việt Sài Gòn ngày cũ và bao gồm cả những từ ngữ mà tiếng Việt miền Bắc đã có từ ngữ thay thế cũng sẽ bị quên lãng và bị quên dần trong phong cách ngôn ngữ thường nhất. Và dĩ nhiên, những từ ngữ thông dụng trong cuộc chiến sẽ bị loại đầu tiên trong danh sách: trực thăng, dứt điểm, tuyến phòng thủ, thiết vận xa, tác chiến, xe nhà binh, nhân dân tự vệ, trái bộc pha, ấp chiến lược, chào bãi, binh chủng, phi hành, địa phương quân, phi tuần, chiêu mộ, giới chức (hữu) trách,…hầu như ít được sử dụng nếu không nói là không còn được dùng đến trong hiện tại. Những từ ngữ “đã từng” thông dụng như “ghi danh, đi xem” đã được thay thế bằng thứ ngôn ngữ toàn dân như “đăng ký, tham quan”. Và đáng buồn là, có khá nhiều từ ngữ đã bước dần vào con đường bị quên lãng như: tờ khai gia đình, phản ánh, bằng khoáng nhà, đại danh từ, trước bạ, tư thục, gá nghĩa, ấn loát, khao thưởng, khảo thí, túc từ, tĩnh từ, hàm hồ, giáo quy, tư thất, thám thính, chi dụng, thiết quân luật,….Ký ức về "thiên đường sách thiếu nhi" của Sài Gòn trước năm 1975

Những người Việt hải ngoại, trong tâm thức của một người lưu vong thì việc cầm bút viết chính là một đồng tác mở ra con đường “hoài hương”, con đường tìm về với cố hương nhanh nhất để hoài niệm về một thời chưa xa trong quá khứ. Nhiều tác giả lựa chọn “viết” như một cách giải tỏa những áp lực văn hóa vô hình và trám lại tất cả những nỗi hụt hẫng trong tim của một người con “li dị” với quê hương. Họ không quan tâm lắm độc giả của mình là ai, viết cho người trong nước hay hải ngoại, cũng không biết họ có hiểu thứ ngôn ngữ mà mình dùng hay không bởi đơn giản lúc đấy chỉ vừa xuất hiện vài tờ báo liên mạng mà thôi, nhưng cũng chỉ xuất hiện ở hải ngoài chứ trong nước thì chưa hề có. Sau này nhờ công nghệ và kỹ thuật điện phát triển nên cầu nối giao lưu liên nước mới được kết nối và độc giả cũng từ đấy mà đa dạng hơn. Người Việt hải ngoại có cơ hội tiếp xúc và làm quen được với nhiều từ mới mà chính họ chưa từng biết và ngược lại người trong nước cũng đọc được và hồi tưởng lại những “ngôn ngữ lưu vong” ngày xưa.

Sự khước từ và chống đối với từ ngữ tiếng Việt trong nước dễ dẫn đến tiếng Việt hải ngoại bị tự mình cô lập. Thêm vào đó là sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật, thế giới mạng,…độc giả có thể dễ dàng tìm kiếm tiếng Việt Sài Gòn cũ mà chẳng màng đến từ ngữ trong nước nên nảy sinh ra việc: Cùng là tiếng Việt, nhưng trong nước và hải ngoại lại bác bỏ và chê bai nhau.

Việc người Việt ở hải ngoại chống đối và tẩy chay ngôn ngữ Việt đang được dùng trong nước là có nguyên nhân:

Thứ nhất có thể nhắc đến chính là sự khác biệt về thế hệ và ý thức hệ. Người Việt lưu vong phần lớn đều là người tị nạn chính trị, họ từ bỏ tất cả, kể cả quê hương của mình để ra đi chỉ vì không chấp nhận được chế độ mới, họ từ chối từ ngữ tiếng Việt trong nước chính là đang gián tiếp thể hiện sự chống đối với chế độ mới.

Thứ hai chính là sự khác biệt của từ ngữ trong ngữ nghĩa và ngữ pháp. Hiểu đơn giản chỉ bằng một mẩu tin ngắn dưới đây, cùng một nội dung trên bản tin được dịch từ hãng thông tấn ngoại, nhà báo trong và ngoài nước lại có hai bản dịch khác nhau thế này:

Mẩu tin trong nước:

“Tàu ngầm hạt nhân Nga bốc cháy. Interfax dẫn một nguồn tin Hải quân Nga cho biết ngọn lửa bắt nguồn từ phòng điện hóa và dụng cụ bảo vệ lò hạt nhân đã được kích hoạt, do đó không có đe dọa về nhiễm phóng xạ. Phát ngôn viên hạm đội này cho biết: Lửa bốc lên do chập điện ở hệ thống cấp năng lượng phần mũi tàu”.”

Mẩu tin hải ngoại:

“Hỏa hoạn trên tàu ngầm Nga. Hải quân Nga nói rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu Daniil Moskovsky đã tự động đóng lại và không có nguy cơ phóng xạ xảy ra. Chiếc tàu đã được kéo về căn cứ Vidyayevo. Nguyên nhân hỏa hoạn có thể do chạm giây điện.”

Với hai mẫu tin này, nếu là người Việt hải ngoại đọc thì sẽ xuất hiện một vài từ ngữ khó hiểu và lạ tai ở mẫu tin trong nước: phòng điện hóa, được kích hoạt, chập điện, hệ thống cấp năng lượng…

Việt Nam thời kỳ đó cũng đang dần mở cửa, thông thương giao dịch với quốc tế nên các ngôn từ về lĩnh vực kinh tế, y khoa, chính trị, xã hội, kỹ thuật,…cũng ồ ạt mà xâm lấn vào nước ta. Có khá nhiều từ khi phiên dịch rất khó mà sát nghĩa được nên mạnh ai nấy dịch, dịch theo cách mình hiểu nên thành ra vô số. Nghĩa của cùng một từ nhưng ngoài nước thì thế này, trong nước lại ba bốn năm cách dịch nên người đọc cũng tha hồ mà “đoán mò” nghĩa.

Ngôn ngữ luôn luôn chuyển động, có từ mới sinh ra cũng đồng nghĩa là có từ cũ mất đi như một sự đào thải của quy luật cung cầu. Tiếng Việt Sài Gòn ngày cũ ở trong nước đang mất dần hay tệ hơn là đang “chết dần chết mòn”; chỉ còn lại một số ít ở hải ngoại, nhưng nếu không sử dụng hoặc trong quá trình ngôn ngữ chuyển động tiếp thu thêm cái mới và tiến vào quá trình cập nhật hóa thì có khi nó sẽ bị lỗi thời và không còn phù hợp trong nhiều hoạt động giao tiếp. Cứ thế, dần đà tiếng Việt Sài Gòn xưa sẽ bị thay thế bởi ngôn từ tiếng Việt trong nước, nhất là những năm gần đây, cự chống đối tiếng Việt cũng không còn gay gắt như trước bởi sự “giao lưu văn hóa” đã khiến nhiều người dần quên đi nó. Tạp chí, sách, báo của hải ngoại cũng dần “hòa nhập” như những văn bản trong nước. Các đài truyền thanh phỏng vấn, tọa đàm chính trị,…đặc biệt giới ca nghệ sĩ, những người nổi tiếng lưu diễn thường xuyên, đi về như cơm bữa nên ngôn từ trong nước cũng được sử dụng một cách “đại trà” hơn.

Sự ra đi của một chế độ đã kéo theo nhiều sự thay đổi, có tốt cũng có xấu, như: con người, nhà cửa, cung cách,….và lôi kéo cả “cái chết của một ngôn ngữ” – đây chính là điều mà ít người có thể ngờ đến. Nghe sao thật là buồn và đau lòng, có hối tiếc có níu kéo thì dường như không còn được nữa, bởi đây không phải là việc của một, hai người mà phải là của toàn thể.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *