Lịch sử Gò vấp ngày xưa, Vì sao gọi là Gò vấp ?

Một số hình ảnh mới nhứt về Gia-Định xưa và một phần Gò-Vắp từ năm 1890 tới năm 1930

– Theo dòng lịch sử Gia Định năm xưa.

Năm 1698, khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thừa lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu kinh lý miền Nam, xác lập chủ quyền cương thổ của Việt-Nam ở vùng đất mới thì đất Gò Vấp đã có tên trong sổ bộ, thôn, xã thuộc huyện Tân Bình, Phủ Gia Định.

Tên làng Gò Vắp đặt dựa theo vùng đất mọc nhiều cây vắp, nơi đây đã được khai phá từ những ngày đầu khi lưu dân Việt đi mở đất từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII.

Gò Vấp cách trung tâm Bến Nghé xưa, tức khu vực quận 1 bây giờ, khoảng 1 km về phía Tây Bắc, lại nằm trên vùng đất “Gò” cao, hơn 11m so với mặt biển và có nước ngọt của sông Bến Cát – phụ lưu của sông Sài Gòn – thuận lợi canh tác và sinh hoạt, vì thế lưu dân chọn lập làng, dựng ấp, tạo dựng quê hương mới.

Theo Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì vào triều Gia Long, năm 1818, vùng đất mang tên Gò Vấp rộng lớn nằm trong địa phận các tổng Bình Trị và Dương Hòa thuộc huyện Bình Dương. Năm 1836, khi Nhà Nguyễn đạc điền và lập bạ cho toàn bộ lục tỉnh Nam Kỳ thì Gò Vấp thuộc tổng Bình Trị Hạ, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định.

Sau khi chiếm Nam Kỳ, người Pháp đẩy mạnh quá trình đô thị hóa vùng Bến Nghé – Sài Gòn, năm 1894, mở rộng thành phố lên phía Bắc lấy rạch Thị Nghè và đường Thuận Kiều làm giới. Huyện Bình Dương của tỉnh Gia Định ở phía Bắc và tỉnh Chợ Lớn ở phía Nam trở thành các khu ngoại ô của thành phố Sài Gòn.

Tỉnh Gia Định vào đầu thế kỷ 20 gồm 4 quận “Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp và Nhà Bè”, vào năm 1917, Gò Vấp chia làm 3 tổng: Dương Hòa Thượng, Bình Trị Hạ, Bình Trị Thượng, gồm 37 xã.

Từ năm 1940 đến năm 1953 nhiều xã được sáp nhập, còn lại 24 xã, bao gồm cả vùng đất của quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình, quận 12 và một phần của huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi ngày nay, vào thời gian này xã Tân Sơn Nhứt không còn sau khi người Pháp lấy đất để xây dựng sân bay Tân Sơn Nhứt.

Ngày 11-5-1944, chính quyền thành lập tỉnh Tân Bình bằng các tách một phần của tỉnh Gia Định. Gò Vấp thuộc tỉnh Tân Bình. Sau 1945, tỉnh Tân Bình bị xóa bỏ.

Ngày 29-4-1957, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ban hành nghị định 138-NV ấn định địa giới tỉnh Gia Định gồm 6 quận (10 tổng, 61 xã) tăng thêm 2 quận là Bình Chánh và Tân Bình. Tân Bình là phần đất tách từ quận Gò Vấp. Quận Gò Vấp vào năm 1960 có 8 xã.


Một phần đất xã Tân Sơn Nhứt xưa cách đây hơn 100 năm trước, tại khu vực những người đang đứng ngày nay chính là phi trường Tân Sơn Nhứt mà người Pháp lấy đất để xây dựng.

Một phần đất xã Tân Sơn Nhứt xưa cách đây hơn 100 năm trước, tại khu vực những người đang đứng ngày nay chính là phi trường Tân Sơn Nhứt mà người Pháp lấy đất để xây dựng.

Những người Pháp và người Việt đang cấy lúa trên một phần đất xã Tân Sơn Nhứt xưa cách đây hơn 100 năm trước, tại khu vực những người đang đứng ngày nay chính là phi trường Tân Sơn Nhứt mà người Pháp lấy đất để xây dựng.

Cấy lúa trên một phần đất xã Tân Sơn Nhứt xưa cách đây hơn 100 năm trước, tại khu vực những người đang đứng ngày nay chính là phi trường Tân Sơn Nhứt mà người Pháp lấy đất để xây dựng.

Một con sông với gánh ghe trên tỉnh Gia-Định xưa

Gánh gạo ở Bàu-Cát xưa, chỗ này ngày nay là chợ Bàu Cát

Một căn nhà Lá ở Bàu-Cát năm 1895 tỉnh Gia Định

Căn nhà mái ngói trên đường Gia Định năm 1930

Trường trung học Marc Ferrando, Gia Định.

Quảng trường nhà ga, Gia Định.

Chợ Gò Vấp xưa với những người bản xứ

Các mặt hàng bán bên trong và ngoài Chợ Gò-Vấp

Một cửa hàng của người An Nam ở Gia Định

Một cửa hàng bán đồ gốm và sành bên hông chợ của một người Tàu

Quan chức và tầng lớp giàu có với y phục chỉnh tề trong ngày đầu năm, Gia Định
Nhà thương tại Gia Định xưa, ngày nay vẫn còn nhé.

Về Cây Vấp

Vấp hay Vắp (danh pháp khoa học: Mesua ferrea) là một loài cây trong họ Cồng (Calophyllaceae), thường được trồng làm cây cảnh. Đây là loài bản địa những vùng ẩm ướt của Sri Lanka, Ấn Độ, nam Nepal, Myanmar, Thái Lan, Đông Dương, Philippines, Malaysia và Sumatra. Chúng hay sống trong rừng thường xanh, nhất là cạnh các thung lũng sông. Ở đông Himalaya và Ghat Tây của Ấn Độ chúng mọc ở độ cao đến 1.500 m, còn ở Sri Lanka thì đến 1.000 m. Vấp là quốc thụ của Sri Lanka còn hoa vấp là hoa biểu tượng của bang Tripura.

Hiện Cây Vấp vẫn còn tồn tại ở trong Thảo Cầm Viên, mời quý vị cùng xem những hình ảnh về Cây Vấp:

Gốc cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên - Ảnh: SƠN TRẦN
Gốc cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên – Ảnh: SƠN TRẦN
Thân cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên - Ảnh: SƠN TRẦN
Thân cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên – Ảnh: SƠN TRẦN
Cây vấp 1 cao sừng sững, oai vệ trong Thảo Cầm Viên - Ảnh: SƠN TRẦN
Cây vấp 1 cao sừng sững, oai vệ trong Thảo Cầm Viên – Ảnh: SƠN TRẦN

Cây thứ hai không cao lắm, gốc cổ thụ, khá già nua, phải cần ba cây sắt phụ chống đỡ “tấm thân già”, số hiệu 1190, bảng tên là vấp nhiều hoa (Mesua Floribunda).

Gốc  cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên mang số hiệu 1190 - Ảnh: SƠN TRẦN
Gốc cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên mang số hiệu 1190 – Ảnh: SƠN TRẦN
Cây vấp 2 trong Thảo Cầm Viên đã già yếu lắm rồi, phải dùng trụ sắt chống - Ảnh: SƠN TRẦN
Cây vấp 2 trong Thảo Cầm Viên đã già yếu lắm rồi, phải dùng trụ sắt chống – Ảnh: SƠN TRẦN
Cây vấp 2 trong Thảo Cầm Viên đã già yếu lắm rồi, phải dùng trụ sắt chống - Ảnh: SƠN TRẦN
Cây vấp 2 trong Thảo Cầm Viên đã già yếu lắm rồi, phải dùng trụ sắt chống – Ảnh: SƠN TRẦN
Gốc cây vấp 2 trong Thảo Cầm Viên xem ra đã và đang chống chỏi với thời gian - Ảnh: SƠN TRẦN
Gốc cây vấp 2 trong Thảo Cầm Viên xem ra đã và đang chống chỏi với thời gian – Ảnh: SƠN TRẦN
5/5 - (1 bình chọn)

2 bình luận về “Lịch sử Gò vấp ngày xưa, Vì sao gọi là Gò vấp ?”

  1. Cảm ơn tác giả đã hoài cổ ,cho tầng lớp sau hiểu rõ một vùng đô hội đồng vui , dân dã , mà ngày nay ít ai hiểu rõ ngọn nguồn .

    Trả lời

Viết một bình luận