Khách sạn Grand Sài Gòn – Dáng dấp kiến trúc Pháp hơn một thế kỷ

Grand Hotel Saigon chính là một khách sạn sang trọng tọa tại số 8 Đồng Khởi, Quận 1 – Thuốc khu vực trung tâm thành phố, dù trải qua rất nhiều biến động lịch sử nhưng khách sạn vẫn giữ được cho mình dáng dấp kiến trúc Pháp đã qua gần cả một thế kỷ.

Palace Hotel nằm trên đường Rue Catinat (sau năm 1975 thì đổi tên thành đường Đồng Khởi)

Ban đầu, Grand Hotel Saigon chỉ là một thương hội do một chính khách kiêm nhà báo người Pháp tên là Henry Chavigny de Lachevrotière làm việc tại Đông Dương thành lập vào ngày 24/10/1924, cùng với một tiệm giải khát nhỏ ở góc đường Catinat và Vannier (tức góc đường Đồng Khởi và Ngô Đức Kế ngày nay). Đến năm 1925, Lachevrotière được nhượng quyền quản lý khách sạn Majestic, còn Grand Hotel Saigon thì giao lại cho ông Joseph Marie Menguy làm quản lý.

Đến năm 1929, khách sạn Grand-Hôtel Sài Gòn mới chính thức được khởi công xây dựng với 68 phòng tại số 8 Rue Catinat (nay là đường Đồng Khởi), gần với một khách sạn nhỏ cùng tên là Grand Hôtel de la Rotonde. Grand Hôtel Saigon được khánh thành và đi vào hoạt động vào năm 1930, và Lachevrotière cũng trở thành giám đốc đầu tiên.

Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau (tức năm 1932), khách sạn được bán lại cho Patrice Luciani – một người Pháp lai Corse. Trước đó, vào năm 1928, Luciani từng mua lại một khách sạn sang trọng bậc nhất Sài Gòn thời bấy giờ là khách sạn Saïgon Palace tại số 82 – 98 đại lộ Charner (nay là đường Nguyễn Huệ). Sau khi mua lại Grand-Hôtel, Luciani cho đóng cửa khách sạn Saigon Palace và đổi tên khách sạn Grand-Hôtel thành Saigon Palace. Trong thời kỳ của Luciani, khách sạn đã phát triển trở thành một trong những khách sạn thành công nhất tại Sài Gòn trong thập niên 1930, nhà hàng quán cà phê sân thượng của nó đã trở nên nổi tiếng với các buổi hòa nhạc đêm của nó và “salle de réunion” (sảnh lớn) rộng rãi luôn đáp ứng được yêu cầu của các buổi tiệc, hội họp lớn của các tổ chức địa phương.

Khách sạn ngay góc ngã tư Đồng Khởi – Ngô Đức Kế ngày nay

Năm 1939, khách sạn một lần nữa đổi chủ khi được bán lại cho Antoine Giorgetti, cũng là một người Pháp lai Corse. Sau năm 1954, khách sạn vẫn tiếp tục hoạt động dưới quyền của các chủ sở hữu người Pháp này. Đến năm 1958, khách sạn có thêm tên tiếng Việt là Sài Gòn Đại Lữ Quán và tồn tại đến năm 1975. Sau năm 1975, khách sạn bị chính quyền Việt Nam quốc hữu hóa và đổi tên thành khách sạn Đồng Khởi. Hiện nay, Grand Sài Gòn là một trong những khách sạn 5 sao, danh tiếng, lộng lẫy và lâu đời nhất Sài Gòn.

Khách sạn được đổi tên thành Saigon Palace Hotel năm 1932

Hotel Saigon Palace thời điểm dưới quyền quản lý của Luciani

Grand Hotel có chóp củ hành nằm ở góc đường Tự Do – Ngô Đức Kế
Khách sạn Grand Sài Gòn nằm ở góc Đồng Khởi – Ngô Đức Kế ngày nay. Là một trong những khách sạn 5 sao, danh tiếng và lâu đời nhất Sài Gòn
Góc đường nơi ba cô áo dài đang đi là phía trước tòa nhà “Grand Hotel” (Khách sạn Saigon Palace). Hướng đường quẹo sang phải chính là đường Tự Do, còn đi về bên trái là ra Bến Bạch Đằng. Hướng đường xe gắn máy đang chạy là đường Ngô Đức Kế, khoảng 100m phía sau lưng là Công trường Mê Linh. Cái tòa nhà trắng khuất sau cái cây cuối cùng chính là Tống Nha Ngân Khố nằm trên đường Nguyễn Huệ.
Ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế vào khoảng những năm 1920 – Thời điểm này khách sạn Grand Sài Gòn vẫn đang xây dựng còn chưa xong
Khách sạn Saigon Palace trên đường Rue Catinat được in trên postcard năm 1920
Một góc của ngã tư đường Catinat – Vannier vào khoảng những năm 1920, sau này là ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế (nay là Đồng Khởi – Ngô Đức Kế). Trong ảnh, tòa nhà vẫn còn là cửa hàng Nestlé tọa tại tại số 5 đường Rue Vannier
Khách sạn Grand Sài Gòn vào năm 1950 trên góc đường Tự Do – Ngô Đức Kế. Thẳng phía trước xe xích lô là Công trường Mê Linh.
Ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế, khách sạn nằm ngay góc đường phía bên phải khung hình
Một phụ nữ đi xe đạp xích lô ở Sài Gòn ngay góc ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế năm 1950. Sài Gòn Đại Lữ Quán ngay góc đường chính là Khách sạn Sài Gòn Palace.
Ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế năm 1950. Bức ảnh trên nói lên sự phân biệt rõ rệt giữa giàu và nghèo: Người đạp xích lô thì gần như là trơ xương, nhưng vẫn phải làm việc cật lực để chở một người khách béo.
Bức ảnh tổng hợp góc ngã tư Tự Do và Ngô Đức Kế
Ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế của năm 1960
Sài Gòn Đại Lữ Quán (cái tên Việt của Hotel Saigon Palace từ năm 1958 – 1975) nằm ở số 8 đường Tự Do (đường Rue Catinat, sau năm 1975 thì thành đường Đồng Khởi)
Đường Tự Do của những năm thập niên 1960, phía trước là ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế. Tòa nhà có chóp tròn màu trắng khuất sau hàng cây bên phải chính là khách sạn Grand Saigon
Đường Tự Do của những năm 1960, bên phải là ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế. Khách sạn Grand Sài Gòn nằm ở góc đường bên phải khung hình.
Ngã tư đường Tự Do – Ngô Đức Kế, ba cô gái đi phía trước Khách sạn Saigon Palace (nhà có tháp củ hành). Bên kia đường là quán cà phê Hoàn Kiếm năm 1985 – Bên này là Bao Quang và nhà may Giản, năm 1969.
Ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế năm 1961, cô gái đứng trước vỉa hè là vị trí của Grand Sài Gòn.

Bản đồ SAIGON 1961, khu vực Công trường Mê Linh – Màu tím là chùa Ấn, màu vàng là Bộ Công Chánh – Cụm màu đen ngay vị trí chữ LỘ là Tòa Án quận 1 (Tòa Hòa Giải thời Pháp, sau này là tòa cao ốc Sunwah) – Cụm đen vị trí chữ HUỆ là Kho Bạc (Tổng Nha Ngân Khố)
Khách sạn Saigon Palace năm 1962, góc Tự Do – Ngô Đức Kế
Bức ảnh được chụp hướng từ vỉa hè – vị trí của Khách sạn Saigon Palace vào tháng 11 năm 1963. Hướng có biển thông báo giao thông màu đỏ trắng là đường Tự Do, hướng còn lại là đường Ngô Đức Kế
Phòng vé TWA nằm gần cuối đường Tự Do nhìn về phía sông Sài Gòn, ngay chỗ xe Taxi là ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế năm 1964
Chỗ xe hơi màu xanh là góc Tự Do-Ngô Đức Kế, phía trước Grand Hotel nằm 1965
Đường Tự Do năm 1966, bên phải là ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế. Người chụp đứng gần ngã ba Tự Do – Hồ Huấn Nghiệp. Gần với Phòng vé TWA – biển đèn chữ CAT gần với khách sạn Grand Saigon
Ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế, nhìn về phía nhà thờ. Bên phải là Khách sạn Saigon Palace năm 1967
Bên phải là Khách sạn Saigon Palace, góc ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế năm 1967. Ngã ba kế tiếp phía trước là ngã ba Tự Do – Hồ Huấn Nghiệp (chỗ xe màu trắng đi về bên phải), rồi tới ngã tư Tự Do – Nguyễn Văn Thinh (nay là Đồng Khởi – Mạc Thị Bưởi)
Đường Tự Do, vị trí chiếc taxi con cóc màu xanh và màu kem là ngã tư Tự Do và Ngô Đức Kế
Ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế, khách sạn Grand Saigon nằm ở bên trái bức ảnh
Sông Sài Gòn vào tháng 10 năm 1967, chóp trắng gần bức ảnh là Khách sạn Sài Gòn Palace, hoặc còn cái tên tiếng Việt là Sài Gòn Đại Lữ Quán
Khách sạn Saigon Palace, góc ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế năm 1968
“Chóp củ hành” của tòa khách sạn Grand Sài Gòn năm 1969 – 1970
Đường Ngô Đức Kế cạnh ngã tư Tự Do-Ngô Đức Kế năm 1969. Ba người lính đang ở trên đường Ngô Đức Kế, sau lưng họ là ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế và xa về phía trái là Công trường Mê Linh.
Ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế năm 1969
Ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế năm 1969 và ngã ba Tự Do – Hồ Huấn Nghiệp ở phía xa. Cậu bé đang ngồi trước cửa khách sạn Saigon Palace.
Đầu đường Tự Do năm 1969. Tòa nhà bên phải hình trên trước kia là Hotel de la Rotonde, hầu như không thay đổi sau hơn một trăm năm. Đằng sau là “chóp củ hành” của khách sạn Grand Saigon nằm trên đường Tự Do (sau này là đường Đồng Khởi).
Đầu đường Tự Do năm 1970 – Majestic Hotel và Grand Hotel (nhà có tháp tròn) nơi ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế
Khách sạn Grand Saigon ở góc đường Tự Do – Ngô Đức Kế
Ngã tư đường Tự Do và đường Ngô Đức Kế năm 1970 – 1971, phía sông Sài Gòn là Khách sạn Majestic. Ảnh chụp từ ban công của khách sạn Saigon Palace.
Ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế năm 1970
Đánh giá post

Viết một bình luận