Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Hai, Tháng Một 25, 2021
No Result
View All Result
Thời Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Thời Xưa
No Result
View All Result
Home Sài Gòn Xưa

Kể về cơm thố Chợ Cũ năm xưa 

by Mẫn Nhi
2 Tháng Tám, 2020
in Sài Gòn Xưa
1
Kể về cơm thố Chợ Cũ năm xưa 
0
SHARES
6.1k
VIEWS
Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

Cơm là thực phẩm chánh của người Việt mình từ xưa đến nay. Có nhiều loại cơm quen thuộc như cơm trắng, cơm tẻ, cơm nếp, cơm chiên, cơm vắt, cơm nguội, cơm tấm, cơm tay cầm, v.v.. Nhưng cái tên “cơm thố” nghe lạ tai với không ít người Việt mình ở hải ngoại.

Cơm thố là cơm gì? Chợ Cũ ở đâu?

Cơm thố là làm chín gạo trong cái thố nhỏ bằng cách chưng cách thủy. Mỗi thố cơm tương đương độ một chén cơm nhỏ. Đây là cách nấu cơm cầu kỳ theo truyền thống của một số dân tộc người Hoa. Theo như kể lại, cơm thố có mặt ở Sài Gòn-Chợ Lớn vào thập niên 30-40 của thế kỷ trước. Đến thập niên 70, do khăи gói gió đưa từ Gò Công lên Sài Gòn, tôi mới có cơ hội làm quen với vài “món ngon vật lạ” ở đô thành hoa lệ trong đó món cơm thố Chợ Cũ.

Bài viết hay

Tuyển tập 70 bức ảnh đẹp nhất về Chợ Hoa Tết trên đường Nguyễn Huệ

Tuyển tập 70 bức ảnh đẹp nhất về Chợ Hoa Tết trên đường Nguyễn Huệ

18 Tháng Một, 2021
Tết Saigon – Nhớ về chợ Hoa Tết trên con đường Nguyễn Huệ trong ký ức của một đứa trẻ thơ

Tết Saigon – Nhớ về chợ Hoa Tết trên con đường Nguyễn Huệ trong ký ức của một đứa trẻ thơ

9 Tháng Một, 2021
Hồi ức tươi đẹp về dải pháo đỏ giòn giã ngày xuân

Hồi ức tươi đẹp về dải pháo đỏ giòn giã ngày xuân

7 Tháng Một, 2021
Hoài Niệm Tết Saigon xưa – Nhớ mùi vị của tết xưa, tiếng ρнáσ иổ rầm rì….

Hoài Niệm Tết Saigon xưa – Nhớ mùi vị của tết xưa, tiếng ρнáσ иổ rầm rì….

4 Tháng Một, 2021

Chợ Cũ Sài Gòn nguyên là chợ Bến Thành, đã có trước khi Pháp chiếm Gia Định. Chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, gần thành Gia Định, bến nầy dân gian gọi là Bến Thành và chợ có tên là chợ Bến Thành.

Tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định, quân triều đình Huế dùng cнιếɴ thuật hỏa công, thành phố và chợ Bến Thành bị thiêu hủy. Năm 1860, sau khi “bình định” xong Gia Định, Pháp đã cho xây cất lại chợ Bến Thành ở địa điểm cũ, cột bằng gạch, sườn gỗ và lợp lá. Vào năm 1887, Pháp cho lấp con kinh, ѕáт nhập hai con đường lại làm một, thành đại lộ Charner, nay là đại lộ Nguyễn Huệ. Khu chợ càng trở nên đông đúc mà phần nhiều là của người Tàu, người Ấn và người Pháp.

Năm 1912, vì chợ cũ kỹ nên Pháp lựa chọn một địa điểm khác để xây cất một khu chợ mới lớn hơn. Địa điểm được lựa chọn nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho (sau nầy là bến xe Sài Gòn), tức là địa điểm chợ Bến Thành ngày nay.

Khu chợ Bến Thành cũ được gọi là Chợ Cũ tới nay. Nên có câu ca dao:

Chợ Bến Thành dời đổi,

Người sao khỏi hợp tan.

Xa gần giữ nghĩa tào khang,
Chớ ham nơi qườn quới, (mà) phụ phàng bạn xưa!

Chợ Cũ xưa có nhiều tiệm cơm thố.

Ngon mà giá bình dân là những tiệm cơm thố nằm góc đường Tôn Thất Đạm – Hàm Nghi. Đa số người đến tiệm là người Việt gồm đủ thành phần xã hội. Người ra vào tiệm tấp nập chủ yếu vì món cơm thố ngon thơm, dẻo và luôn luôn nóng mà giá cả rất “bèo” như tiếng Sài Gòn bây giờ.

Phần tôi lần đầu tiên được ông bạn vong niên mời ăи cơm thố Chợ Cũ. Vào tiệm thấy người ta kêu những món mà từ nhỏ tôi chưa được ăи bao giờ như cá hấp, gà nướng, bồ câu quay, canh cải bẹ xanh nấu với cá thác lác v.v..

Thấy có người vào ăи một hơi cả chục thố cơm, mà đồ ăи chỉ với một dĩa cá mặn rất ư là khiêm nhường. Cơm thố Chợ Cũ từ đó đã gây cho tôi nhiều ấn tượng về thế giới ẩm thực của người Hoa. Sau này trở thành dân Sài Gòn, có nhiều dịp ăи cơm thố, tôi mới khám ra nhiều điều thú vị và bí mật về thế giới cơm thố từ lối nấu, cách ăи của Tàu đã du nhập vào người Việt.

Như ở tiệm cơm thố Bac-Ca-Ra sau rạp chiếu bóng Nam Quang (?) thực khách hầu như chỉ có người Việt. Tiệm иổi tiếng nhờ chiêu “khách gọi món gì tiệm nấu món nấy,” bất kể món gì, từ món “cá hàm dỉ,” canh cải bẹ xanh nấu gừng, đến món cá chưng, cá hấp v.v.. Thế mà thực khách ai nấy đều vui vẻ chờ đợi!

Nay nói về cái thố hấp cơm.

Thố là dụng cụ để đựng bằng sành sứ, là đồ dùng trong gia đình như chén, dĩa, tô, tộ. Thố có nhiều cỡ kiểu, có loại có quai/ không quai, có loại có nắp/ không nắp. Ngày xưa, nhà giàu ở miền Tây thường hay chưng một cặp thố kiểu loại lớn, trên bàn thờ trông cho sang.

Thố kiểu nhỏ được dùng đựng nước cúng, đơm cơm, đựng cơm rượu xôi vò v.v.. dọn trên bàn thờ trong ngày giỗ, ngày Tết. Thố bằng sành thì được dùng để hấp cơm, tiềm thuốc bắc. Thố kiểu làm bên Trung Hoa, còn thố sành được làm ở Bình Dương.

Nồi và xửng hấp cơm thố cũng rất đặc biệt.

Nồi to, trong nồi đặt cái xửng lớn có hai, ba từng hấp, xửng đan bằng tre có nhiều lỗ thoát hơi lớn bằng ngón tay cái. Phần chứa nước sôi của nồi hấp có chỗ tiếp thêm nước nóng mà không cần dời các từng chứa cơm, tránh không làm cho cơm bị “hót hơi.” Các thố cơm sắp thưa và đều trong mỗi từng hấp để còn chỗ cho hơi nước bốc lên từng trên cùng.

Gạo dùng nấu cơm thố.

Là loại gạo ngon đặc biệt như gạo Sóc Nâu, gạo hột dài, gao nàng hương Chợ Đào.

Cho ít gạo, đã được gúc sạch để ráo nước, vào từng cái thố sành. Tùy theo loại gạo mà gia giảm nước. Nước chỉ được châm vào thố một lần mà thôi, không được châm thêm. Tất cả đều do kinh nghiệm của người bếp làm sao cho cơm vừa ăи, không khô, không nhão. Người bếp phải biết chắc từng cơm nào đã chín để chuyển qua từng khác, bằng cách chồng nhiều từng cơm đã chín lên nhau để chỉ giữ cơm luôn được nóng.

Hấp cơm thố quả là cầu kỳ và công phu! Cơm thố như vậy là “cơm trắng đặc biệt”, không giống như cơm trắng thường nấu bằng nồi đất mà chúng ta ăи hằng ngáy ở nhà. Hột gạo trong thố được làm chín bằng cách hấp nên mùi thơm của gạo len ẩn vào trong ruột hột cơm, làm cho cơm thố thơm hơn cơm nấu. Cơm thố còn có đặc tánh nữa là giữ nóng lâu, để nguội hấp lại mà không bị khô. Đặc tính nầy cơm nấu thường không có.

Vào tiệm cơm thố, “phổ ky” bưng lên, ăи bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu. Bạn không cảm thấy ăи cơm thừa của người khác. Thố cơm bé xíu, trông hấp dẫn, và hai đũa là hết. Bạn thấy ngon hơn ăи cơm bới trong nồi.

Được biết tới nay vẫn còn một tiệm cơm thố kỳ cựu ở số 45, đường Tản Đà, quận 5, Chợ Lớn, mang bảng hiệu tiếng Việt là Giang Nam, иổi tiếng nhờ bán độc nhứt món cơm thố, không bán thêm mì hủ tiếu như tiệm khác. Bảng hiệu cơm thố Giang Nam có mặt vào khoảng 1942, nhờ được đạo diễn phim Người Tình (quay năm 1992) chọn để tái hiện cảnh sanh hoạt hàng ngày của Chợ Lớn thời thập niên 30-40 thế kỷ trước, làm cho cơm thố Giang Nam thêm tiếng tăm.

Cũng nên phân biệt cơm thố với cơm tay cầm.

Cơm tay cầm là loại phục vụ cho nhiều người, dọn chung cho cả bàn cùng ăи. Cơm tay cầm là cơm nấu chung với thức ăи, là cơm tổng hợp, người ăи không phải ăи kèm với thức ăи nào khác. Thức ăи như hải sản, gan heo, gà quay… hấp chung với cơm trắng trong cái nồi nhỏ có một một quai, gọi là tay cầm. Cơm tay cầm cũng được làm chín bằng cách hấp cách thủy, sau khi chín có tiệm còn bắc xoong cơm tay cầm lên bếp lửa cho cơm khét phần dưới.

Tại Little Saigon đó đây còn có tiệm còn bán món cơm tay cầm. Riêng món cơm thố Chợ Cũ của tôi chỉ còn là “vang bóng một thời”. Khoa học tiến bộ, nấu cơm bằng nồi điện, làm cho cơm thố Chợ Cũ đã bị lùi vào trong ký ức! Đúng là đời sống văи minh làm cho “Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” như lời Chân Quê của Nguyễn Bính!
Kể cũng tiếc…

Nguồn: GS Trần Văи Chi

Related Posts

Tuyển tập 70 bức ảnh đẹp nhất về Chợ Hoa Tết trên đường Nguyễn Huệ
Sài Gòn Xưa

Tuyển tập 70 bức ảnh đẹp nhất về Chợ Hoa Tết trên đường Nguyễn Huệ

18 Tháng Một, 2021
Tết Saigon – Nhớ về chợ Hoa Tết trên con đường Nguyễn Huệ trong ký ức của một đứa trẻ thơ
Sài Gòn Xưa

Tết Saigon – Nhớ về chợ Hoa Tết trên con đường Nguyễn Huệ trong ký ức của một đứa trẻ thơ

9 Tháng Một, 2021
Hồi ức tươi đẹp về dải pháo đỏ giòn giã ngày xuân
Sài Gòn Xưa

Hồi ức tươi đẹp về dải pháo đỏ giòn giã ngày xuân

7 Tháng Một, 2021
Hoài Niệm Tết Saigon xưa – Nhớ mùi vị của tết xưa, tiếng ρнáσ иổ rầm rì….
Sài Gòn Xưa

Hoài Niệm Tết Saigon xưa – Nhớ mùi vị của tết xưa, tiếng ρнáσ иổ rầm rì….

4 Tháng Một, 2021
Next Post
Hồi Ức Sài Gòn : Chôm Sách !

Hồi Ức Sài Gòn : Chôm Sách !

Comments 1

  1. Huong Dao says:
    6 tháng ago

    Cảm ơn tác giả. Nhờ những bài viết thế này mà các thế hệ sau này biết về SG xưa..

    Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về cнíɴн trị hay gán ghép tư tưởng không cнíɴн xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Huyền Thoại Mẹ” một tuyệt phẩm sống mãi cùng với thời gian của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Huyền Thoại Mẹ” một tuyệt phẩm sống mãi cùng với thời gian của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

3 tháng ago
Cảm nhận về bài hát “Sắc hoa màu nhớ” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

Cảm nhận về bài hát “Sắc hoa màu nhớ” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

2 tháng ago
“Giọt mưa thu“ là nhạc phẩm cuối cùng của cố nhạc sĩ Đặng Thế Phong

“Giọt mưa thu“ là nhạc phẩm cuối cùng của cố nhạc sĩ Đặng Thế Phong

6 tháng ago
Nhạc khúc “Em Đến Thăm Anh Đêm 30” – Trời sắp TẾT hay Lòng mình đang TẾT

Nhạc khúc “Em Đến Thăm Anh Đêm 30” – Trời sắp TẾT hay Lòng mình đang TẾT

4 tuần ago
Danh ca Hoàng Oanh ở tuổi 74: Trẻ đẹp, hạnh phúc bên người chồng nhạc sĩ.

Danh ca Hoàng Oanh ở tuổi 74: Trẻ đẹp, hạnh phúc bên người chồng nhạc sĩ.

2 tháng ago
3 điều đặc biệt của danh ca Lệ Thu: Nghệ danh định mệnh, cuộc đời dang dở

3 điều đặc biệt của danh ca Lệ Thu: Nghệ danh định mệnh, cuộc đời dang dở

1 tuần ago
Không có chỗ ngồi thôi thì đứng ăn bát bún riêu vậy

Sài Gòn xưa đong đầy nỗi nhớ trong gánh hàng rong

7 tháng ago

Hay nhất

  • Danh ca hải ngoại Ngọc Lan: Lộng lẫy, nổi tiếng khủng khiếp nhưng tình duyên đầy cay đắng, đau khổ

    Danh ca hải ngoại Ngọc Lan: Lộng lẫy, nổi tiếng khủng khiếp nhưng tình duyên đầy cay đắng, đau khổ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Chuyện đời đau khổ của cố ca sĩ Ngọc Lan qua lời kể nhạc sĩ ‘Anh thì không’

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bộ sưu tập những bức ảnh cực hiếm của danh ca Ngọc Lan – Đẹp nghiêng nước, nghiêng thành.

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tình trạng sức khỏe của danh ca Anh Khoa – Đang dần dần bình phục, gửi lời cảm ơn đến quý khán thính giả

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cuộc đời và sự nghiệp của Nhật Ngân – Nguời nhạc sĩ huyền thoại của dòng nhạc vàng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Theo dõi chúng tôi trên

  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status