Hình ảnh hoài niệm gợi nhớ về Cảng Sài Gòn khoảng những năm 70 – Port de Commerce de Sai Gon

Cảng Sài Gòn rộng lớn ngày nay nhìn thì có vẻ hiện đại, nhưng mấy ai biết được bề dày lịch sử vĩ đại của nó. Nơi đây như là một chứng nhân lịch sử đứng sừng sững và chứng kiến biết bao nhiêu sự đổi thay của dân tộc, của đất nước, của dòng thời gian trôi qua rồi. Cảng Sài Gòn dường như là một trong những “quý nhân” giúp cho thành phố Hồ Chí Minh có nền kinh tế phát triển bậc nhất như bây giờ, bởi các hình thức giao thương, xuất nhập khẩu đều được thực hiện tại nơi đây.

Vào năm 1859 khi mà Pháp kéo quân vào Nam Kỳ để đánh chiếm, mở rộng thuộc địa.  Pháp đã quyết định xây cảng Sài Gòn vào năm 1860 và giao nhiệm vụ khó khăn này cho hãng  Messageries Imperiales. Cảng được xây dựng vào năm 1862 và một năm sau, cảng chính thức được buôn bán qua lại giữa các nước với tên gọi ban đầu là Port de Commerce de Sai Gon. Người mình gọi là thương cảng Sài Gòn. Thương Cảng này phải đóng thuế cho chính phủ Pháp ở Đông Dương bởi vì toàn quyền Pháp ký sắc lệnh công bố rằng thương cảng Sài Gòn là một cảng công lập.

Mà đặc biệt là chúng ta còn phải xuýt xoa rằng đây là thương Cảng đầu tiên và cũng là thương cảng phát triển nhất không chỉ riêng Sài Gòn mà còn là của toàn các nước Đông Dương thời đó. Nơi đây thực hiện buôn bán, giao thương, xuất nhập khẩu giữa các nước. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu từ Nam Kỳ là gạo, cao su. Lúc đó cảng này được sử dụng để phục vụ cho chiến tranh của thực dân Pháp với lượng tàu ra vào lên đến cả trăm chiếc, cụ thể là năm 1944 với số lượng tàu là 267 chiếc và 420.000 tấn hàng hóa; năm 1975 là 1745 chiếc cùng với khối lượng hàng hóa lên đến 2.855.000 tấn. Trong những năm 1940 – 1955, Pháp bàn giao Cảng Sài Gòn cho đến quốc Mỹ, lượng hàng hóa ra vào lên đến con số 30.000.000 tấn. Pháp cũng mở lớp đào tạo hoa tiêu, hay còn gọi là người dẫn đầu khi đi biển cho người Việt. Vậy nên người Việt học nghề đi biển là từ Pháp.

Cảng Sài Gòn được xem là thương cảng hình thành sớm nhất tại Việt Nam, cách biển khoảng 45km, diện tích xây dựng lúc đầu đạt đến con số bất ngờ là 386 mẫu, có các cảng thành viên khác là khu Hàm Nghi dọc theo sông Sài Gòn có 3 cầu tàu dùng để lưu hành tàu nội địa; khu Nhà Rồng ở kênh Tàu Hủ, kênh Tẻ cũng có 3 bến tàu cho tàu Viễn Dương; khúc Khánh Hội có 1 bến tàu cho tàu Viễn Dương; khu chợ cá có 3 cầu tàu và 2 bến tàu nội địa.

Chứng kiến biết bao sự ác liệt của chiến tranh, sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đến ngày 25/7/1975 thương Cảng Sài Gòn có tên chính thức là Cảng Sài Gòn. Tại đây chính là nơi vị lãnh tụ vĩ đại Nguyễn Ái Quốc của chúng ta ra đi tìm đường cứu nước.

Hãy xem qua những hình ảnh của Cảng Sài Gòn thời năm 1970 để thêm lòng tin yêu và trân trọng nơi đây.

Đánh giá post

Viết một bình luận