Henry Solomon Wellcome – Người phát hiện ra Đồng mồ mả tại Sài Gòn cách đây hơn 150 năm

Đăng ngày 21/07/2024

Ngã sáu Công trường Dân Chủ, đường ba tháng hai, Cách Mạng Tháng 8 được biết đến là một trong những nơi nhộn nhịp nhất tại Sài Gòn với nhiều khu trung tâm lớn, những ngôi nhà cao tầng nằm sát cạnh nhau, đường phố lúc nào cũng tấp nập xe cộ. Nhưng ít ai biết được rằng trước đây nơi này từng là nghĩa trang lớn nhất Sài Gòn, được gọi là “đồng mồ mả”.

Henry Solomon Wellcome, chính là người đã phát hiện ra Đồng mồ mả tại Sài Gòn cách đây hơn 150 năm và nơi đây cũng là Mồ Mả Ngụy chôn tập thể chứa hơn 1800 người già, trẻ, gái, trai bị quân triều đình nhà Nguyễn chém chết trong vụ nổi loạn của Lê Văn Khôi năm 1833 – 1835 dưới thời vua Minh Mạng.

Tác giả của bức ảnh Mồ Mả Ngụy này chính là ông John Thomson, được chụp vào năm 1867. Từ bức ảnh Mồ Mả Ngụy, vị trí này vào thời Việt Nam Cộng Hòa là bùng binh Cộng Hòa, trước đó còn được gọi là bùng binh Mả Ngụy mà lúc xa xưa thường được đồn là bồn binh Oan Hồn. Ngày nay những ai đang sinh sống ở khu vực ngã 6 Công trường Dân chủ thì chính là toàn bộ khu vực Mồ Mả Ngụy ngày xưa.
Henry Solomon Wellcome dinner mark | Free Photo - rawpixel

Người Pháp gọi toàn bộ khu vực đất cao của Sài Gòn – Chợ Lớn mà hàng trăm người dân ở đây dùng làm nơi chôn cất những người đã mất là đồng mồ mả hay cánh đồng mả, khu đất này trải dài xuyên suốt từ phía Sài Gòn vào trong Chợ Lớn và hiện tại không còn để lại vết tích gì cả. 

Mả Ngụy hay còn được gọi là Mả Biền Tru nằm trong một vùng đất khá rộng có tên là Đồng Tập Trận, đây là nơi tập trận và diễu binh của nhà Nguyễn ở Gia Định thành thời xưa ( về sau người Pháp đặt tên là Đồng Mồ Mả). Mả Ngụy là nơi xuất hiện rất nhiều câu chuyện bí ẩn , rùng rợn được người xưa đồn đại qua nhiều thế hệ. 

Cái tên Mả Ngụy gắn liền với cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, hay còn được gọi là cuộc binh biến của Lê Văn Khôi. Theo cuốn sách “Việt Nam sử lược” có ghi lại về cuộc bạo loạn này. Năm 1832, khi Lê Văn Duyệt – Tổng trấn thành Gia Định vừa mất, tên tham quan Bạch Xuân Nguyên vốn có tư thù và hiềm khích với ông Duyệt, liền lập âm mưu hãm hại ông và gia đình của ông. Bạch Xuân Nguyên lập ra một bảng báo cáo dày nhiều tập trong đó là danh sách bằng chứng đổ nhiều tội cho Lê Văn Duyệt như tội tham nhũng, lạm dụng quyền lực…, các tội danh trên được xem là một bằng chứng về việc Lê Văn Duyệt chống lại triều đình. Lấy cớ phụng mật chỉ của vua, Bạch Xuân Nguyên đã bắt và tra khảo cả nhà Lê Văn Duyệt. Con trai nuôi của ông Duyệt là Lê Văn Khôi không thể chấp nhận cảnh bị oan, liền tính chuyện vượt ngục và  mưu phản triều đình Huế. Sau khi vượt ngục thành công, ông Lê Văn Khôi tập hợp lực lượng xông vào dinh quan Bố, giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên, gặp quan tổng đốc Nguyễn Văn Quế, một trong những người nhúng tay vào vụ án Lê Văn Duyệt, đem người đến cứu viện cũng bị giết chết.

Henry Solomon Wellcome: A philanthropist and a pioneer sponsor of medical research in the Sudan. - Abstract - Europe PMC

Lê Văn Khôi tiếp đà chiếm luôn thành Bát Quái còn gọi là thành Phiên An với 8 mặt về 8 hướng, do Lê Văn Duyệt khi còn sống đã cho xây dựng để giữ an ninh trật tự. Phó lãnh binh thành đem hơn 400 lính ngăn chặn lại những vẫn thua Lê Văn Khôi. Ông Khôi cho mở cửa tù thả hết phạm nhân ra, phát khí giới cho họ, thu phục về phe mình. Lê Văn Khôi tự xưng là Đại Nguyên soái rồi phong quan tước cho các thuộc hạ như một triều đình riêng, ông cũng cho quân đánh chiếm các tỉnh lân cận. Chỉ trong vòng một tháng quân của Khôi đã chiếm được cả 6 tỉnh Nam Kỳ. Để bắt Khôi, triều đình Huế cho hàng vạn quân thủy, bộ đồng loạt tiến vào Nam. Triều đình chiếm lại hết các tỉnh thành, cho quân bao vây chặt thành Phiên An, Lê Văn Khôi yếu thế, cố thủ tại thành. Do thành được xây bằng đá ong, cao và rộng, hào sâu, nên rất khó để phá. Sau hai năm ròng rã, tìm đủ mọi cách phá thành mà vẫn không vào được, cho đến năm 1834, Lê Văn Khôi bị bệnh mất ở trong thành Phiên An khi thành đang bị vây nghiêm ngặt. Cái chết của ông đã dẫn đến sự kiện tử hình tập thể hơn 1800 người thuộc nghịch đảng, khiến cho khí tử bốc lên từ hàng ngàn xác người bao trùm đất Sài Gòn đến cả tháng vẫn chưa tan.

Năm ấy, khi Lê Văn Khôi chết, con trai của ông là Lê Văn Cù chỉ mới 8 tuổi lên nắm quyền thay cha cầm cự. Tuy nhiên, vất vả mãi đến 2 năm sau khi người của Khôi đều không chống đỡ nổi, quân triều đình mới phá được thành và quân nổi dậy bao gồm 1831 người đều bị bắt giết, đem chôn cùng một chỗ. Triều đình đào một cái hố khổng lồ ở Đồng Tập Trận để chôn xác, bất kể già, trẻ, gái, trai… trong thành Phiên An đều bị xử tử, sau đó vứt xác xuống hố chôn tập thể. Từ đó Đồng Tập Trận còn được gọi với tên khác là Mả Ngụy. Riêng 6 người được coi là đầu đảng thì bị đóng cũi đem về Kinh thành Huế xử lăng trì, trong đó có cả con trai của Lê Văn Khôi. Về sau triều đình cho đập thành Phiên An, xây một thành mới với diện tích nhỏ hơn, ít kiên cố hơn là thành Gia Định.

Trải qua nhiều năm tháng thăng trầm, Mả Ngụy vẫn trường tồn với dòng lịch sử của đất Sài Gòn, là nơi để lại cho mọi người nhiều cảm xúc khó tả mỗi khi nhắc đến. 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *