Giác Lâm Tự – Ngôi chùa không cổng cổ hơn 300 tuổi của Sài Gòn xưa

Đăng ngày 21/07/2024

Trong quyển sách “Sài Gòn năm xưa” của học giả  – nhà văn hóa Vương Hồng Sển đã từng cho rằng, ở Sài Gòn hiện nay có 3 ngôi chùa cổ được xếp theo thứ tự như sau: chùa Giác Lâm (tọa lạc trên đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình), chùa Minh Hương Gia Thạnh (nằm trên đường Trần Hưng Đạo, Quận 5) và Thất Phủ Quan Võ miếu (trên đường Triệu Quang Phục, Quận 5).

Nhưng sau đó lại gây ra nhiều tranh cãi trong cách gọi “chùa”, nhiều học giả khác không đồng tình với nhận định đó của Vương Hồng Sển. Bởi, “chùa” là nơi tập trung các sư, tăng (hay ni nếu là chùa nữ) sinh hoạt, tu hành, và thuyết giảng Phật giáo; hay nói chính xác hơn là để thờ cúng các vị Phật. Còn đối với khái niệm “chùa” của học giả Vương Hồng Sển đã liệt kê ở trên thì lại khác, Minh Hương Gia Thạnh giống với một trụ sở hội đồng hương, còn Quan Võ miếu – như tên gọi, đây rõ ràng được gọi là miếu thờ Quan Công chứ chẳng liên quan gì đến tín ngưỡng Phật giáo. Vậy cho nên, nếu chỉ tính ở vùng Sài Gòn thì chùa Giác Lâm trên đường ạc Long Quân xác thực là ngôi chùa lâu đời nhất như lời của cụ Vương Hồng Sển. Tuy nhiên, thời điểm ban đầu, nơi đây được gọi là “Giác Lâm tổ đình”, trước khi được đổi tên thành “Giác Lâm tự” , tức là chùa Giác Lâm. Chùa Giác Lâm quận 11 – Ngôi chùa cổ gần 300 tuổi tại Sài Gòn - ALONGWALKER

Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa nổi tiếng, bởi nó chính là một trong những ngôi chùa có mặt sớm nhất tại Sài Thành từ những ngày xưa. Vượt qua biết bao thăng trầm cùng những biến cố trong lịch sử, ngày nay, chùa Giác Lâm vẫn giữ được nét cổ xưa và cái hồn của Phật giáo chính tông từ thuở ban đầu xây dựng. Chùa cũng được xem là điểm tịnh tâm và khám phá bởi những giá trị văn hóa nghệ thuật của một ngôi chùa cổ.

Chùa Giác Lâm (theo cách gọi tiếng Hán là Giác Lâm tự) còn có các tên khác như: Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm; đây được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất với gần 300 năm tuổi đời của Thành phố Hồ Chí Minh. Được biết, đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam (khái niệm tổ đình là dùng để chỉ chùa Tổ, chùa chính, nơi trụ trì hiên nay hay xưa kia của Tổ sư – Theo “Từ điển Phật giáo Việt Nam” của Thích Minh Châu và Minh Chi ).

Chùa Giác Lâm tọa lạc tại số 565 (số cũ 118) đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, và đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa – Thông tin) công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia của Việt Nam theo quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16 tháng 11 năm 1988.

Vào năm 1744 đời chúa Nguyễn Phúc Khoát (tức là năm Giáp Tý), có một vị cư sĩ người Minh Hương tên là Lý Thụy Long đã bỏ ra một số tiền lớn để quyên góp vào việc xây dựng nên ngôi chùa này và do Tịnh Hải đại sư đứng ra sáng lập. Ban đầu, chùa có tên là Sơn Can (tạm dịch: Sơn là núi, Can là gò nông) do chùa nằm trên vị trí đồi cao, nhưng sau đó thì được đổi lại thành Cẩm Sơn, đơn giản vì chùa đang tọa lạc trên một cái gò tên Cẩm Sơn. Ngoài ra, chùa còn có tên là Cẩm Đệm vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán, người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm.

Bảo tháp Xá Lợi trong khuôn viên của chùa Giác Lâm

Từ năm 1744 đến năm 1774, giai đoạn này không có bất kỳ thông tin hay tư liệu nào làm sáng tỏ việc có bất kỳ vị tăng sĩ nào đến để trụ trì chùa hay không. Chỉ biết vào năm 1774, có một vị Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc (trụ trì chùa Từ Ân) đã cử một đệ tử của mình là Thiền sư Tổ Tông Viên Quang (gọi tắt là Viên Quang) về trụ trì chùa này và đồng thời đổi tên chùa thành Giác Lâm.

Dưới sự trụ trì của thiền sư Viên Quang, chùa Giác Lâm trở thành một trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định và cả Nam Bộ. Đến năm 1873, quyền trụ trì lại được chuyển giao về tay của Thiền sư Minh Khiêm, thời điểm này, chùa còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số sách Phật giáo.Chùa Giác Lâm hơn 300 tuổi: Thế giới tĩnh lặng giữa lòng Sài Gòn

Trong quyển “Gia Định thành thông chí” – Danh sĩ Trịnh Hoài Đức đã dành những lời văn có cánh để miêu tả cảnh chùa lúc bấy giờ như sau:

“….Chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn, cách phía Tây lũy Bán Bích ba dặm…, cây cao như rừng, hoa nở tựa gấm, sáng chiều mây khói nổi bay quanh quất, địa thế tuy nhỏ mà nhã thú!….”

Chùa đã được trùng tu lớn ba lần. Thiền sư Tổ Tông Viên Quang cho xây lại chùa lần thứ nhất vào năm 1798 – 1804. Đến năm 1906 – 1909, Hòa thượng Hồng Hưng với sự giúp sức của Hòa thượng Như Phòng, đã cho tôn tạo lại ngôi chùa một lần nữa. Các sự kiện này được ghi lại trong đôi liễn mừng lạc thành, nay còn treo trong chánh điện. Đầu năm 1999, chùa hoàn thành đợt trùng tu lần thứ ba.

Chùa Giác Lâm được coi là tiêu biểu cho lối kiến trúc của chùa chiền Nam Bộ, hiện nay có lối kiến trúc chữ Tam (Ξ) gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau (không kể các nhà phụ): chính điện, giảng đường và nhà trai (còn gọi là nhà Ông Giám). Tất cả đều được bố trí theo một bố cục hình chữ nhật.

Chùa nguyên thủy không có cổng tam quan (cổng tam quan chỉ mới được xây dựng vào năm 1955), mái chùa gồm 4 vạt và các sống mái đều thẳng. Năm 2007, khởi công xây dựng khu giảng đường và tăng xá (phía bên phải chùa – theo hướng nhìn từ trong ra).

Chính điện với kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ. Bên trong điện khá rộng và sâu, có 56 cột to hơn vòng tay ôm màu nâu sẫm. Cột nào cũng được chạm khắc câu đối, thếp vàng công phu. Giữa các hàng cột là các cửa võng, cũng được thếp vàng, chạm trổ các đề tài trang trí truyền thống như tứ linh, tứ quý, hoa điểu….

Trong chính điện bày trí theo kiểu “tiên bái Phật, hậu bái Tổ”. Phía trước chính điện thờ các tượng A Di Đà, Thích Ca, Di Lặc. Hai bàn thờ hai bên phải trái, có tượng Quán Thế Âm, Đại Thế Chí. Ngoài ra, ở đây còn có tượng cửu long, dọc hai bên tường có bộ tượng Thập Bát La hán, bộ tượng Thập Điện Diêm Vương, tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma và tượng Long Vương.

Đằng sau chính điện là bàn thờ Tổ, thờ các vị Hòa thượng đã trụ trì tại chùa Giác Lâm. Đối diện với bàn thờ Tổ là các bàn thờ: Phật Chuẩn Đề, Phật A Di Đà, và sau cùng là bàn thờ Thập Điện Diêm Vương. Ở gian này, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, được dùng làm cơ sở hậu cần, nuôi cán bộ, làm công tác trinh sát nội thành.

Trước chùa là bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác. Tháp được khởi công xây dựng từ năm 1970 theo bản vẽ của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng, đến năm 1975 thì tạm ngưng cho đến 1993 mới được tiếp tục. Từ năm 1994 tầng 7 của tháp thờ Xá Lợi Phật.

Bên trái của chùa là khu mộ tháp của các vị hòa thượng đã trụ trì ở đây, trong số ấy có tháp Tổ Phật Ý Linh Nhạc, tháp Thiền sư Tổ Tông Viên Quang. Ngoài ra, trước sân chùa có đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát dưới bóng cây bồ đề. Cây này do Đại đức Narada mang từ Sri Lanka (Tích Lan) sang trồng vào ngày 18 tháng 6 năm 1953.Chùa Giác Lâm: Khám phá ngôi chùa cổ trong lòng Sài Gòn

Trong chùa, hiện nay đang có 113 pho tượng cổ với nhiều chất liệu khác nhau, chủ yếu là tượng gỗ, chỉ có 7 tượng đồng. Có nhiều tượng có giá trị như: Tượng Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Di Lặc Bồ Tát; Thế Chí Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, bộ tượng Cửu Long (đúc bằng đồng), tượng Thập Điện Diêm Vương, tượng Tổ Sư Đạt Ma, tượng Long Vương,…..Riêng bộ tượng Thập bát vị La Hán là minh chứng rõ nét nhất trong quá trình phát triển Phật giáo ở Nam Bộ, ban đầu là chịu sự ảnh hưởng nặng nề của phái Lâm Tế Trung Quốc, nhưng dần về sau đã xác lập thành một phái riêng, mang đặc điểm dân tộc của người Việt.

Trên các cột chính của chùa đều có khắc câu đối (gồm 86 câu) thếp vàng công phu. Đáng chú ý có câu đối của Hiệp trấn Trịnh Hoài Đức (treo ở gian thờ Tổ) và câu đối của Mộc Ân đệ tử phụng cúng vào năm Gia Long thứ 3 (1804). Ngoài ra ở đây còn có 9 bao lam, 19 hoành phi, một bàn thờ cổ và đồ thờ cổ. Điểm đặc sắc trong việc trang trí ngôi chùa vào nửa đầu thế kỷ XX là chùa đã dùng 7454 đĩa kiểu để cẩn dọc theo hai mặt tường của Tây đường, tháp Tổ, nóc mái,…và đến hiện tại vẫn còn được giữ nguyên vẹn. Ngày 30/11/2007, chùa Giác Lâm đã được ghi nhân là ngôi chùa có số lượng đĩa kiểu trang trí nhiều nhất Việt Nam, do Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xác lập.

Ở hiện tại, nếu bảo rằng chùa Giác Lâm là ngôi chùa cổ nhất thành phố Hồ Chí Minh thì không chính xác, mà chính xác là chùa Giác Lâm là ngôi chùa cổ nhất của vùng Sài Gòn ngày xưa mà thôi. Bởi Hồ Chí Minh bây giờ đã được sát nhập thêm, và những ngôi chùa phụ cận Sài Gòn xưa, bây giờ cũng thuộc địa phận Thành phố. Do đó, chùa Huê Nghiêm (thuộc đường Đặng Văn Bi, Thủ Đức) mới là ngôi chùa cổ nhất Thành phố Hồ Chí Minh, bởi theo tài liệu ghi nhận, chùa Huê Nghiêm được xây dựng vào năm 1721, trong khi Giác Lâm phải tận năm 1744 mới được hoàn thành.