Cách đại phú hộ Huyện Sỹ dạy con về căn biệt thự “tọa sơn hướng thủy”

Đăng ngày 31/08/2024

Ông Huyện Sỹ nổi tiếng là một trong tứ đại phú hộ giàu nhất Sài Gòn xưa, khối gia tài khổng lồ của ông còn được cho là nhiều hơn cả vua Bảo Đại. Con cái của ông Huyện Sỹ không giống như những công tử hay các vị tiểu thư đài các của các phú hộ thời xưa. Thời đó, nhiều phú hộ vì thương con cái, lại lo làm ăn nên không có thời gian dạy bảo con, chỉ biết cho tiền rồi con cái ăn chơi trác táng, có người khi tại thế rồi để lại gia tài mà không chỉ bảo cách làm ăn, lâu dần núi vàng cũng phải hết, bao nhiêu sản nghiệp tiêu tán, con cháu về già sống một mình không nơi nương tựa. Còn ông Huyện Sỹ không như thế, vốn dĩ tính cách cần cù siêng học, nên sau này có con có cháu, ông vẫn hướng cho con cái chữ, dạy cho con biết cách làm ăn, tiết kiệm. Vậy nên con cháu của ông Huyện Sỹ ai nấy đều học hành thành tài, ai cũng có thể lo cho bản thân từ sớm, lại là người thông minh nên con của ông biết cách phát triển cho kinh tế gia đình ngày càng hưng thịnh. Đặc biệt là ông Huyện Sỹ không hề để lại hết của cải cho con cháu, mà ông chỉ cho mỗi người con một ít để lấy vốn làm ăn. Nhờ vào những lời răn dạy từ thuở bé mà những người con của ông Huyện Sỹ đều tu chí làm ăn để rồi nối tiếp ông trở thành đại phú hộ sở hữu đất đai khắp các tỉnh Nam Kỳ, đất đai của họ trải dài từ Sài Gòn cho đến tận Đồng Tháp Mười.Mức độ giàu có của gia tộc đệ nhất đại phú Đông Dương - Thế giới sách

Đại phú hộ Huyện Sỹ (tên thật là Lê Nhất Sỹ, sau này lấy tên là Lê Phát Đạt) nên duyên vợ chồng với bà Huỳnh Thị Tài. Vợ của ông Phát Đạt nổi tiếng là người phụ nữ xinh đẹp, dịu hiền và nết na. Được cái là sau khi kết hôn với bà thì các công chuyện làm ăn, tài chính gia đình của ông ngày càng phát triển. Nhiều người còn bảo bà Tài có tướng “Vượng Phu Ích Tử” – Ý bảo tướng người phụ nữ sau khi kết hôn giúp chồng ngày càng thăng tiến, thêm nhiều tiền tài. Chẳng thế mà ông Phát Đạt từ một người cán bộ trung lưu bình thường lại phút chốc trở thành phú hộ giàu nứt vách đổ tường mà mọi người gọi ông bằng cái tên “Huyện Sỹ”.

Về phần bà Tài, vốn dĩ được sinh ra trong một gia đình gia giáo và có lễ nghĩa nên bà có đầy đủ phẩm chất của một người vợ hiền là “công, dung, ngôn hạnh”. Vậy nên khi cưới ông Huyện Sỹ, bà Tài ở nhà vô cùng đảm đang, dốc lòng chăm lo tất tần tật công việc trong nhà từ trên xuống dưới, bà còn phụ giúp chồng nuôi dạy và bảo ban con cái học hành. Tóm lại, bà không để bất cứ muộn phiền nào trong gia đình làm phiền đến chồng để ông yên tâm lo việc làm ăn bên ngoài. Hai vợ chồng chung sống với nhau rất hòa thuận và gi đình có khá đông con, đặt tên như sau: Lê Phát An, Lê Thị Bính, Lê Phát Thanh, Lê Phát Vĩnh và Lê Phát Tân. Dù cho được sinh ra trong một gia đình có điều kiện vật chất từ nhỏ nhưng con cái của ông không hề kiêu căng. Ngược lại, những người con của ông bà được nuôi dạy hết sức cẩn thận và chăm chỉ học hành. Bà Tài luôn nhắc nhở con mình phải trau dồi kiến thức và phát triển kỹ năng của mình. Con cái và gia đình của ông thường được mọi người so sánh với gia đình ông đại phú hộ Tứ Trạch. Con của ông Huyện Sỹ thì học hành thành tài còn con của ông Trạch thì lại ăn chơi đến nỗi đổ đốn, gia tài mất hết, nhà cửa lụi bại.

Có sự khác biệt như vậy là do cách dạy con của ông Huyện Sỹ. Về phần nam tử trong nhà, ông Huyện Sỹ không những luôn có định hướng rõ ràng mà còn nhắc nhở ý thức học tập cho con. Về phần nữ tử, ngoài việc học văn hóa, học chữ, bà Tài còn dạy con gái những phép tắc cho hợp đạo. Bà Tài vốn dĩ xuất thân từ gia đình còn mang âm hưởng phong kiến nên khi uốn nắn con gái, bà cũng dạy chúng biết các lễ nghi của thời phong kiến. Còn nữa, ông Huyện Sỹ không bao giờ để con cái mình có tư tưởng dùng tiền để làm thú vui tiêu khiển hay tiêu xài phung phí, ngược lại với tư tưởng “cho đi là còn mãi”, ông thường xuyên dùng tiền của mình để làm từ thiện và cũng hy vọng con cái của mình học được những đức tính tốt đó, bởi vì giúp người cũng chính là giúp ta. Đến khi trưởng thành, ông gửi các con sang nước ngoài để học tập, trau dồi và tích lũy thêm kiến thức. Ông để cả con trai và con gái sang học tại các trường do người Pháp quản lý để các con được tìm hiểu và tiếp thu những văn hóa của họ. Sau nay khi đã học hành thành tài, các con quay trở lại nước, ông Sỹ để lại cho mỗi người một phần cơ ngơi để có vốn làm ăn. Nói là cho một phần nhưng thực chất với khối tài sản kếch xù của ông thì khi chia một phần nhỏ cho con cái thì cơ bản các con của ông cũng đã có thể trở thành “phú hộ” dựa vào khối tài sản đó, chưa kể đến chuyện các con ông ai cũng tu chí làm ăn nên tài sản lại ngày càng nhiều. Ông cho mỗi đứa con một mảnh đất, người thì ở Sài Gòn, người thì ở Long An, có người còn về tận Đồng Tháp Mười để cai quản ruộng đất.

Trong số những người con trai của mình, ông có cậu con trai cả Lê Phát An được xem là tài giỏi nhất. Ông Huyện Sỹ giao cho con mình cai quản vùng đất rộng lớn, nay khu đất ấy thuộc quận Gò Vấp. Vốn thông minh lại có chí hướng làm ăn, còn được đi học bên nước ngoài, chẳng mấy chốc mà cậu con trai trưởng đã giúp sự nghiệp của cha ngày càng lớn mạnh và cậu cũng trở nên giàu có. Học rộng tài cao, cậu cả luôn chủ trương và đi đầu trong những chính sách đổi mới và phát triển có lợi cho dân nên hầu như cậu Phát An nhận được sự ủng hộ của toàn thể người dân. Đặc biệt, cậu còn có quan hệ rất thân thiết với triều đình. Sau này, ông là người duy nhất ở Nam Kỳ tuy thuộc tầng lớp dân dã được vua Bảo Đại sắc phong chức An Định Vương (chức vị cao nhất trong triều đình) mà tưởng chừng như chỉ có người trong hoàng tộc mới được giữ chức vị ấy. Cũng phải nói thêm, vì cha là người theo đạo công giáo nên những người con của ông Huyện Sỹ cũng theo đạo, trong đó có cả cậu Lê Phát An. Nếu như người cha hiến đất và bỏ tiền ra xây hai khu nhà thờ lớn ở Sài Gòn là nhà thờ Chợ Đũi và nhà Thờ Chí Hòa thì cậu cả cùng vợ là Trần Thị Thơ cũng bỏ tiền ra xây nhà thờ Hạnh Thông Tây tại khu Gò Vấp. Giống như cha của ông chôn tại nhà thờ Chợ Đũi nên sau khi mất, ông An cùng vợ cũng chôn trong nhà thờ Hạnh Thông Tây.Gốm sứ Long Loan - Nâng tầm văn hóa Việt

Một điểm mà các con noi theo ông Huyện Sỹ nữa là dù cho có nhiều tiền của thì các con của ông cũng tuyệt đối không tiêu xài phung phí hay tỏ ra giàu có khoe mẽ như Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy – Con trai của đại phú hộ tứ Trạch.

Chuyện về ngôi biệt thự trấn yểm phong thủy

Ở ngã ba sông Tân An và sông Bảo Định có một ngôi biệt thự của ông Huyện Sỹ được xây dựng đồ sộ với lối kiến trúc đẹp đẽ và sang trọng. Không khó để nhìn ra khu đất của căn biệt thự nằm trên thế trận đặc biệt, là điểm giao thoa giữa hai con sông, là thế tọa sơn hướng thủy, theo phong thủy thì đây là hướng tốt, có thể đón vượng khí đem lại vận may cho chủ nhà. Sự hòa hợp giữa núi và sông sẽ đem lại đại cát đại lợi, mọi việc hanh thông. Mặt khác, ông Huyện Sỹ lại là người giàu có, con cái thành tài nên mọi người càng tin vào thế đất phong thủy này.

Mảnh đất xây biệt thự của ông Huyện Sỹ thật ra trước kia chỉ là một mảnh đất hoang vu, cỏ lúa mọc um tùm, Thế nhưng vào một hôm đi xe đồng ruộng đất đai, ông nhận thấy khu đất này có điều đặc biệt nên đã mời thầy phong thủy về xem rồi quyết định xây cất biệt thự tại đây.

Căn biệt thự hào nhoáng này được ông Huyện Sỹ giao lại cho một người con thứ trông coi. Con của ông vừa trông nom nhà cửa, vừa trông coi ruộng vườn ở khu đất Tân An. Đôi lúc cảm thấy ngột ngạt giữa chốn Sài Thành phồn hoa, ông bà Huyện Sỹ cùng vợ sẽ về đây để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để cảm nhận được sự thoải mái của cuộc sống. Ngoài ra còn được hít khí trời mát mẻ, nâng niu đến từng giấc ngủ. Điều đó làm ông cảm thấy trong người khỏe khoắn nên ông rất thích nơi này và về thăm nhà mỗi lúc rảnh rỗi chứ không đơn thuần chỉ là cảm thấy mệt mỏi ở Sài Gòn. Cuộc sống dư dả, tận hưởng không khí trong lành, không cần phải lo nghĩ về bộn bề cuộc sống của Huyện Sỹ còn hơn cả bậc đế vương. Vậy nên mới nói, ông Huyện Sỹ là đại phú hộ còn giàu hơn cả vua Bảo Đại.

Giàu sang là thế nhưng tuyệt nhiên những người con của ông không bao giờ bị mang tiếng là ức hiếp dân lành. Con của ông vẫn cho người dân thuê đất để cày cấy, chăm lo cho đời sống của mọi người. Dù cho người nông dân đóng thuế chậm cũng chưa bao giờ thấy người nhà Huyện Sỹ siết nợ hay chửi mắng họ. Vì thế mà con cái của ông rất được mọi người tin yêu và kính trọng. Không những thế, con cái dưới sự dẫn dắt và chỉ dẫn khéo léo của ông về cách giữ gìn các mối quan hệ, đồng thời với tài trí của mình, các con của ông Huyện Sỹ hầu như đều nắm vị trí trong các chính quyền ở nhiều nơi trong Nam Kỳ.

Ông Huyện Sỹ đương thời giữ chức trong Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ, còn về phần các con của ông thì làm việc ở các cơ quan do Pháp quản lý. Có người còn giữ chức lớn trong triều đình như cậu cả Lê Phát An. Về phần con gái của ông Huyện Sỹ là bà Lê Thị Bính cũng khá giàu có, bà kết hôn với ông Nguyễn Hữu Hào và sinh ra hai đứa con gái, một trong số ấy tên là Nguyễn Hữu Thị Lan, sau này được biết đến là hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt NaMÔn cố tri tân: Đại phú hộ Huyện Sỹ nức tiếng một thời giàu đến cỡ nào?

Gia đình ông Huyện Sỹ với con cái tài giỏi xuất chúng là thế và các con giữ quyền thế ở các cơ quan và triều đình là vậy. Thế nhưng điểm nổi bật của gia đình ông mà nhiều người quan tâm nhất lại chỉ là khối tài sản khổng lồ của gia đình ông, còn các chức quyền quan lại của các con ông thì không mấy ai quan tâm lắm. Nhưng dù có như như thế nào thì từ sự giàu có, tài giỏi cho đến khi ông Huyện Sỹ trở thành ông ngoại vợ của vua Bảo Đại, tất cả đều cho chúng ta thấy thế lực của ông Huyện Sỹ không đơn giản chỉ dừng lại ở các tỉnh Nam Kỳ.