Cuộc tình tan vỡ và những ký ức về tuổi thơ bơ vơ hiu quạnh được tái hiện lại qua nhạc khúc “Trên Ngọn Tình Sầu”

Nhạc khúc “Trên ngọn tình sầu” là một sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Từ Công Phụng phổ từ thơ “67, Khúc Thêm Cho Huyền Châu” của cố thi sĩ Du Tử Lê.

Sau mối tình dang dở với cô gái mang tên Huyền Châu, những cô đơn, bơ vơ lúc ấy khiến cho nhà thơ Du Tử Lê liên tưởng đến những ký ức thuở ấu thơ và viết nên bài thơ “67, Khúc Thêm Cho Huyền Châu”. “67” là viết tắt của năm sáng tác 1967, “Khúc Thêm Cho Huyền Châu” là vì trước đó Du Tử Lê đã viết rất nhiều “khúc” cho Huyền Châu rồi. Chuyện tình của chàng áo lính Du Tử Lê và cô Huyền Châu không được gia đình cô chấp nhận, cha cô đã đánh cô khi Du Tử Lê và cô gặp nhau. Thương cho Huyền Châu, Du Tử Lê thề với cha cô sẽ không bao giờ gặp lại cô nữa. Cuộc tình họ cũng chấm dứt từ đó, Du Tử Lê cũng lập gia đình và không gặp lại cô thêm lần nào. Nhưng sau này, Du Tử Lê mới biết thì ra Huyền Châu luôn hỏi thăm tin tức của anh, và cô vẫn chưa lập gia đình. Nhớ lại những người xưa, Du Tử Lê viết bài thơ “67, Khúc Thêm Cho Huyền Châu”, cũng là bài thơ cuối cùng ông viết cho cô.

Nhạc sĩ Từ Công Phụng

Nhạc sĩ Từ Công Phụng đã phổ lại một nhạc khúc dựa trên bài thơ ấy, nhưng vì tránh tên khá riêng tư, ông đã nhờ thi sĩ Du tử Lê đặt lại tên cho nhạc khúc. Khi ấy, họ hẹn nhau ở một quán cà phê trên đường lê Thánh Tôn, Du Tử Lê nhìn lên những ngọn cây cổ thụ trên đường mà đặt tên cho nhạc khúc ấy là “Trên Ngọn Tình Sầu”.

Trên ngọn tình sầu được phổ lại từ thơ tám chữ, nhưng trong bài hát Từ Công Phụng đã rút ngắn lại, và giữ lại những từ “đắt giá” nhất của thơ như “bầy chim sẻ cũ hom hem, dòng sông tội lỗi, môi thâm khô xin hôn”. Nhạc khúc kể về những ký ức tuổi thơ, những nỗi niềm bao năm bị chôn lấp trong bụi thời gian, nay được tác giả vẽ lại .

Hạnh phúc tôi hạnh phúc tôi
Từ những ngày con nước về
Ngoài trời mưa mau ngoài trời mưa mau
Tay vuốt mặt không cùng
Bầy sẻ cũ hom hem
Chiều mái xám rêu xanh
Trời êm cao chân nhỏ
Cũng không về trên dòng sông tội lỗi

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Thanh Lan thâu thanh trước 75.

Tuổi thơ và những hạnh phúc ngày tấm bé là những ngày “con nước về”, những lần tắm mưa ngoài trời, cơn mưa hối hả trút xuống mặt “tay vuốt mặt không cùng”. Hạnh phúc là khi ruột đuổi “bầy sẻ cũ hom hem”  trong “trời êm cao chân nhỏ”. Những kỷ niệm tuổi thơ của đứa trẻ quê nghèo là vậy đó. Những niềm vui đơn sơ, giản đơn, những ký ức mà chúng ta khó tìm lại được ở thời hiện đại.

Tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngắt tạnh
Môi thâm khô từ thuở định hôn người
Ngày tháng hạ khi không mà trở rét
Giọt nắng vàng lung linh màu lạnh ngắt
Sao khi không người ngoảnh mặt kiêu sa

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Xuân Sơn thâu thanh trước 75.

Và khi ấy, những tình yêu đầu chớm nở, là khi “môi thâm khô” “định hôn người”. Là tình đầu với người gái có đôi mắt “ngắt lạnh”. Nhưng sao ngày hạ lại “khi không trở rét”, “giọt nắng vàng lung linh màu lạnh ngắt”. lòng tôi cũng lạnh như trời kia khi người “ngoảnh mặt kiêu sa”. Đó là nỗi lòng của chàng trai khi bị cô gái “ngoảnh mặt”, là nỗi rét từ đáy lòng, nỗi cô đơn, bơ vơ tuổi hơn cho cuộc tình không được đền đáp.

Chiều qua đó chân ai còn ríu rít âm thưa
Lời ai ru như mơ cho trời xuống thật gần
Người trông ngóng hương đưa mùi mái tóc đêm mưa
Nhẹ theo lá oan khiên lả tả mái hiên người
Tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngắt tạnh
Con dế buồn tự tử giữa đêm sương
Bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ
Em ở đó bờ sông còn ẩm cát
Con sóng tình vỗ mãi một âm quen

Tuổi thơ nơi quê nghèo, là những chiều nghe “lời ai ru như mơ cho trời xuống thật gần”. Những lời ru nhu cất cánh cho những ước mơ mộng đời, cho trời xuống gần thêm nhân gian. Là hình ảnh chàng trai ấy “trông ngóng hương đưa mùi mái tóc” của người anh thầm yêu trong “đêm mưa”. Mùi hương tóc em như theo gió nhẹ đưa, “nhẹ theo lá oan khiên lả tả mái hiên người”. Chàng trai trẻ đem lòng yêu cô gái cùng quê, “chàng có ý nhưng thiếp lại vô tình”. Chàng trai “hắt hiu” khi nhìn thấy đôi mắt “lạnh ngắt” của em. Và nhạc sĩ Từ Công Phụng đã giữ lại nguyên văn câu “Con dế buồn tự tử giữa đêm sương”. Có thể nói đây là chi tiết “đắt giá” của bài hát, là hình ảnh mang cái hồn của nhạc khúc. Cũng như cố thi sĩ Du Tử Lê, “cha đẻ” của câu thơ ấy từng chia sẻ “Tôi dùng hình ảnh con dế vì nó gắn liền với tuổi thơ, nhất là tuổi thơ của thế hệ chúng tôi, mà thời gian đầu thì tôi ở nhà quê, con trai như chúng tôi thường hay chơi dế, đó là lý do thứ nhất.

Lý do thứ hai là trong hoàn cảnh của tôi, tôi có quá nhiều mặc cảm. Tôi sống rất khép kín, vì tôi dư một ngón tay, tôi bị một bàn tay 6 ngón. Cho nên thế giới của tôi khép kín, chỉ luẩn quẩn với mấy con thú; con dế là một trong những người bạn của tôi, thân thiết với tôi nhất trong suốt tuổi thơ của mình. Khi tôi nói là “con dế buồn тự тử giữa đêm sương” thì ý tôi muốn liên tưởng giữa cái tuổi thơ heo hút, cô độc của tôi, và gần như tôi không có tuổi thơ. Thế nên khi tôi viết là: “con dế buồn” thì tôi chỉ muốn nói là nó chấm dứt một cách tức tưởi, nếu không muốn nói là gần như không có”.

Nhạc sĩ Từ Công Phụng đã giữ lại nguyên bản câu thơ, mang trọn hồn thơ vào bài hát. Ngoài câu hát “Con dế buồn tự tử trong đêm sương”,  ba câu hát tiếp theo nhưng tô thêm nỗi bơ vơ của chàng trai.

Bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ
Em ở đó bờ sông còn ẩm cát
Con sóng tình vỗ mãi một âm quen

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Tuấn Ngọc trình bày.

Bầy sẻ cũ ngày nào cùng chơi nay cũng “qua đời lặng lẽ”. Những con vật nhỏ gắn liền với tuổi thơ nay đều đã chết, nhưng tình cảm của chàng trai cũng chết đi trước sự “lạnh ngắt” của tình người. “Em ở đó bờ sông còn ẩm cát/ Con sóng tình vỗ mãi một âm quen”. Em vẫn sẽ ở đó, vẫn như mọi ngày đứng trên bờ cát ẩm ướt, dưới chân em là những con sống tình mãi vỗ. Chàng trai ấy luôn dành cho cô gái một sự trân trọng, tình yêu ấy tuy không được hồi đáp lại nhưng lòng anh vẫn trân trọng và yêu quý cô.

Và đó cũng là linh hồn trong tất cả các nhạc khúc của Từ Công Phụng, các tác phẩm của ông dù mang màu sắc của những mối tình đổ vỡ, nhưng chưa bao giờ ông mang ý oán trách người phụ nữ trong các tác phẩm của mình, các tác phẩm của ông đều chứa hai thông điệp là: cảm ơn và xin lỗi.

Lời bài hát Trên Ngọc Tình Sầu – Từ Công Phụng:

Hạnh phúc tôi hạnh phúc tôi
Từ những ngày con nước về
Ngoài trời mưa mau ngoài trời mưa mau
Tay vuốt mặt không cùng
Bầy sẻ cũ hom hem
Chiều mái xám rêu xanh
Trời êm cao chân nhỏ
Cũng không về trên dòng sông tội lỗi

Tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngắt tạnh
Môi thâm khô từ thuở định hôn người
Ngày tháng hạ khi không mà trở rét
Giọt nắng vàng lung linh màu lạnh ngắt
Sao khi không người ngoảnh mặt kiêu sa

đk:

Chiều qua đó chân ai còn ríu rít âm thưa
Lời ai ru như mơ cho trời xuống thật gần
Người trông ngóng hương đưa mùi mái tóc đêm mưa
Nhẹ theo lá oan khiên lả tả mái hiên người

Tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngắt tạnh
Còn dế buồn tự tử giữa đêm sương
Bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ
Em ở đó bờ sông còn ẩm cát
Con sóng tình vỗ mãi một âm quen

5/5 - (2 bình chọn)

Viết một bình luận