Rằm tháng 7 đã cận kề cho nên cúng cô hồn ngày xưa nó vui hay buồn hay đúng nghĩa .. đúng vậy cúng cô hồn ngày xưa nó thật vui chứ không phải như bây giờ.
Cúng cô hồn rằm tháng 7 hồi xưa trước 75 như thế nào, ở một xóm nghèo tại Sài Gòn hồi trước 75, những tấm hình duy nhất tìm thấy được về Rằm Tháng Bảy Cúng Cô Hồn hồi trước 75, hình này có lẽ là ở Bến Mễ Cốc Bình Đông (chỉ nhà nho ở đây mới xây tường có chân, và trên cao có cầu thang nổi trên cao để vận chuyển lúa gạo, ngũ cốc từ thuyền lên nhà kho, mà không phải bốc xếp băng ngang đường lộ xe chạy dọc bờ sông) cách cúng này là của dân nghề sông nước (họ treo giấy áo quới nhơn trên cao, và đồ cúng trên sàn).
Từ nhỏ tôi đã sống trong xóm người Tàu, hẻm “Sùng Chính Lý ” (khu này do hội Sùng Chính cho người Khách trú (người Hẹ mà người Việt gọi là cắc -chú))ở cạnh nhà Chú Hỏa, chỉ có vài gia đình Việt .
Tục cúng cô hồn vào đúng đêm 14 tháng 7 âm lịch (người Tàu chỉ cúng đúng vào ngày này) hầu như người Tàu cúng thôi, người Việt không thấy cúng mà họ chỉ đi chùa. Sau này thì thấy rãi rác người Việt làm ăn buôn bán mới cúng và sau này lại thấy cúng từ đêm 14 cho đến hết tháng 7 âm lịch.
Như…tranh sống!
Trước năm 75 nhà hàng xóm cúng cô hồn tui chỉ thấy thiếu niên chờ gia chủ cúng xong ,họ tung tiền cho bọn trẻ nhặt rồi bọn trẻ mới lấy đồ cúng ,không thấy thanh niên hay người lớn ,dù là cô hồn sống nhưng rất văn hoá …không như thời nay toàn cô hồn già.
Đám nhỏ tụi tôi từ nhỏ đã được dạy là không được ăn đồ cúng,nhất là cúng cô hồn ,do đó chỉ có trẻ con ,thiếu niên chỉ đứng xung quanh nhìn ,và háo hức chờ cho gia chủ cúng gần xong ,họ mới rải muối gạo có lẫn những đồng cắc bằng kim loại đủ cả 1 cắc, 2cắc, 5 cắc, 1 đồng. (không có tiền giấy).
Có nhà chỉ rải muối gạo làm cả bọn hụt hẩng..càu nhàu bỏ đi nhà khác, vui nhất là nhiều nhà cúng 1 lúc , vì đám lớn chạy qua lại để canh nên trống chổ cho đám con nít đứng tại 1 nhà thôi nên nhiều khi có cơ hội lụm (lượm) được nhiều tiền, sau này khi lớn rồi (trước 75) thì thấy có lấy đồ cúng ăn, nhưng đều phải chờ gia chủ cúng xong.
– Cúng cô hồn sau ngày nẩy .. ngày nay
Sau 75 , thì ôi thôi ,giựt cô hồn có cả người lớn tham gia, họ giựt bất kể thứ gì ăn được, nhiều nhà mới bày đồ cúng chưa kịp lên đèn họ đã ùa vô cướp cả mâm, lại có cả băng nhóm đi xe máy, và thế là đụng độ đánh nhau…đúng là thời thổ tả .
Cúng cô hồn là trò chơi của con trẻ chứ cở thanh niên tham gia vào cho người ta cười à? Đồ giựt về cũng chủ yếu để khoe khoang với nhau ít, nhiều, đồ ngon, đồ dở thôi, rồi xúm lại cùng ăn, chơi, đùa với nhau đến khi người lớn ra gọi về đi ngũ.
Bây giờ là không phải giựt đồ cúng mà là cướp đồ cúng mới đúng, ngày xưa tụi nhỏ tui cũng khoái làm cô hồn vì vui có đồ ăn vặt mía ,đậu phộng nấu,ấu,chôm chôm,bánh qui,bánh lá.v.v…
Cô hồn tụi tui không kể nghèo giàu,tham…vui là chính. Thành ra lúc nào cũng đợi lệnh chủ nhà và giành giật nhau khi đồ đã ném…cúng cô hồn. Đồ, tiền cắc nhặt được ráng ăn, xài cho hết,đem về nhà không nên.
Sau này thấy cúng cô hồn mình…sợ hết hồn với cái kiểu giành giật nhau. Thây chán!
- Nhìn lại thời vàng son của Thanh Sang – Thanh Nga
- “Về đâu mái tóc người thương” – Trót lựa chọn yêu thầm không dám nói, để lặng sầu tiễn người sang sông
- Kỳ thú câu chuyện lập nghiệp của ông chủ rạp Xi Nê Hưng Đạo
- Có một Tân Sơn Nhứt – Phi trường nhộn nhịp nhất thế giới trước năm 1975
- “Chuyện Tình Hoa Mười Giờ” (Đài Phường Trang)