Chợ trời Sài Gòn trước năm 1975 chính là miền ký ức thật đẹp của rất nhiều người. Những người đã sống tại Sài Gòn trước năm 1975 thì ký ức về chợ trời có lẽ vẫn còn in rất đậm trong tâm trí. Mang tiếng là chợ trời, bày bán những mặt hàng không chính gốc, nhưng những khu chợ vỉa hè này lại mang được văn hóa nhã nhặn, thanh tao.
Chợ trời là những khu chợ mở ngoài trời tự phát, nơi mọi người đến để bán hoặc trao đổi hàng hóa. Chợ trời không có các gian hàng cố định, thường được bày trên bàn, trải dưới đất, treo trên giá ở ngoài trời. Hàng hóa tại chợ trời giá rẻ, thường là đồ cũ, đồ cổ, hoặc hàng mới nhưng rẻ tiền.
Sau năm 1954, người trung niên trở lên chắc hẳn sẽ rất nhớ khu Chợ Cũ quanh đường Tôn Thất Đạm, Huỳnh Thúc Kháng ở trung tâm Sài Gòn. Kiểu chợ trời tự phát trên vỉa hè xuất hiện rất nhiều và thường bày bán thực phẩm đóng hộp từ Mỹ, nhiều loại rượu Tây, thuốc lá và quần áo.
Khoảng thời gian này, người Sài Gòn bắt đầu tiếp cận “hàng hoá Mỹ” rộng rãi hơn nhờ triệu người miền Bắc di cư vào miền Nam sinh sống.
Hàng hóa của chợ trời không được chính thức nhập cảng mà đến từ các nguồn khác nhau. Nhiều món hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, Campuchia, đồ Mỹ viện trợ hay những món đồ mà người ta túng tiền mang đi cầm bán. Quầy bày bán nơi đây có hai loại là gian hàng chính thức và gian hàng không chính thức.
Mọi người có thể tìm mua được nhiều quyển tiểu thuyết, sách báo và đủ loại khác nữa. Từ sách cho trẻ em, đến những cuốn Playboy bắt mắt thu hút người qua lại.
Khu bán sách này ban đầu chỉ là vài gian sách nhỏ, sau đó dẫn lấn ra lề đường cản trở lưu thông nên đô thị đến giải tán. Lâu dần vì không thể dẹp bỏ được nhu cầu mua bán chính đáng nên khu bán sách này được chấp thuận cho tồn tại, có đóng thuế đất hàng năm.
Nền kinh tế trên vỉa hè ở Sài Gòn vốn hình thành từ rất lâu. Khi thành phố này bắt đầu có giao thương sầm uất, đặc biệt là ở khu chợ cũ trên đường Kinh Lấp. Về sau, người Pháp lấp đi dòng kênh Lớn, đổi tên thành đại lộ Charner và xây chợ Bến Thành mới.
Ngày ấy, báo chí mới – cũ hay được bày bán phục vụ nhu cầu của nhiều người mua hàng. Có thể tìm mua trong những nhà sách những quyển sách chính gốc và mới hơn như: nhà sách Khai Trí, hay các tiệm bán sách có sách nhập cảng từ nước ngoài…
Trước năm 1975, vỉa hè trên đại lộ Lê Lợi gần khu vực Thương xá Tax. Hàng hóa được bày bán trên vỉa hè là những món được bán không hề có hóa đơn, không có bảo hành thời hạn sử dụng.
Tuy vậy, có những món đồ ăn hay đồ xài không cần ra ngoại quốc mới mua được mà chỉ cần có tiền thì mua tại đây cũng được.
Thuốc lá nhập cảng không chính thức được bán vào thời đó, người dân vẫn có thể mua nguyên bao, với các loại như: Salem ,Craven A, dài ngắn, cigare…
Về sau, người nghiện thuốc không đủ tiền mua nguyên gói thuốc nữa, mà chỉ mua vài điếu. Thức ăn được đựng trong một hộp lon nho nhỏ, nó còn có vài cái bánh biscuit thơm phức, hay đôi khi là những lon fruit cocktail vừa đủ cho một người làm món dessert.
Có những bạn hàng không bày bán những món hàng chợt có bất thường mà họ kiếm mối quen để mại hàng. Tôi còn nhớ, có khi ba tôi mang về nguyên caisse pomme rất thơm, thời đó pomme nhập cảng rất đắt. Người thường có mua những trái cây đặc biệt này phải ra khu chợ Saigon mới có thứ trái cây nhập cảng được chùi bóng loáng chưng trên kệ, khác với trái cây quê mình thì phải loại thật tốt mới được bày bán nơi đây.
Thỉnh thoảng chúng ta cũng hay gặp có một số món hàng không thể dùng được. Lúc ấy, báo chí đăng bài lên trang nhất khiến tôi nhớ mãi đến tận hôm nay. Cái thời ấy, người dân Sài Thành họ không xem trọng những món hàng giả mà dường như còn thích và mua nhiều hơn nữa. Không như thời bây giờ, mọi thứ đều có công nghệ “nhúng tay” vào cả. Điều này làm suy giảm cả chất lượng và uy tín của người bán hàng.
Một số chợ trời còn là nơi bán phim/đĩa nhạc lậu, hàng nhái đủ loại từ quần áo, giày dép, túi xách, nước hoa, v.v.. Họ tổ chức nhiều cuộc thi ca hát, họp hội huyên náo nhầm thu hút khách hàng đến tham quan. Ở nhiều nước phương Tây, họ chỉ có thể vui chơi chợ trời vào các ngày cuối tuần mà thôi.
Chợ trời Sài Gòn trước năm 1975, hàng hóa không được nhập từ cảng về mà chủ yếu xuất hiện từ hàng Trung Quốc. Hoặc giả có một số người trong lúc túng quẫn đã bán những món hàng giá trị để lấy tiền. Những quầy hàng lúc nào cũng đông đúc khách đến khách đi, cảnh tượng sầm uất thấy rõ. Thật sự là một cảnh hết sức lý thú và rực rỡ sắc màu.
Đồ đạc ở khu chợ trời sử dụng rất tốt, hầu như rất lâu mới có dấu hiệu hư hỏng. Những chiếc chậu bằng sứ của người Miên, hay các loại mỹ phẩm đến từ Pháp, từ Nhật Bản đều vô cùng tốt. Không khí chợ dù đông đúc, nhộn nhịp nhưng không gây hỗn loạn. Với danh xưng là chợ đen nhưng những ngôi chợ trời của Sài Gòn xưa lại rất bình dị và giản đơn. Nó chỉ đơn thuần là sự trao đổi cùng có lợi của người mua và kẻ bán mà thôi. Những con người chân chất mưu sinh, lo toan cho cuộc sống chốn thị thành này.
Với gia đình tôi, chợ trời Sài Gòn trước năm 1975 là ký ức đẹp vô ngần, không ngôn từ nào có thể diễn tả nổi. Giờ đây, khi mà nền kinh tế đã có những phát triển vượt bậc, nhiều người quên dần ký ức ngày xưa. Thời gian vẫn cứ trôi nhanh, ai ai cũng bận ngược bận xuôi vất vả mưu sinh. Cuộc sống của người Sài Gòn xưa và những ký ức về miền đất hứa này dần chìm vào quên lãng. Thế nhưng, vào một ngày trời trong nắng đẹp, bầu trời lộng gió, bạn chợt nghe một câu chuyện cũ về chợ trời Sài Gòn thì bất giác sẽ lại mỉm cười. Nụ cười của sự hoài thương, nhung nhớ.