Cầu sắt hỏa xa Bình Lợi cũ – Nên bảo tồn hay tháo dỡ cây cầu?

Ở ngõ Đông Sài Gòn, đi dọc đoạn đường Phạm Văn Đồng, bạn sẽ nhìn thấy sự nổi bật của một cây cầu với màu chủ đạo là màu đỏ cùng vòm rộng và cao, đó được gọi là cầu Bình Lợi Mới. Gần đó bạn sẽ thấy một cây cầu bằng sắt, dù chỉ còn là tàn tích nhưng vẫn làm nhiều người đi đường ngoái nhìn bởi sự giản dị và ung dung, hệt như một lão già trăm tuổi điềm tĩnh ngắm nhìn cuộc đời. Cây cầu sắt ấy chính là cầu Bình Lợi cũ và nó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Cầu sắt (hay còn gọi là cầu xe lửa) được xem là cây cầu sắt vượt sông xuất hiện đầu tiên ở Sài Gòn khi kết cấu của cây cầu có đường ray xe lửa để nối Sài Gòn đến Biên Hòa. 

Đồng thời cầu Bình Lợi còn lưu giữ trong ký ức của mình biết bao nhiêu đổi thay của xã hội, không những thế nó còn là niềm tự hào của ngành đường sắt Việt Nam.

Vốn dĩ cây cầu được thiết kế dành cho xe lửa lưu thông nên khi xe lửa chạy qua cầu thì các xe cơ giới khác khi tham gia giao thông đều sẽ dừng lại ở hai đầu cầu, khi nào xe lửa qua hẳn thì mới tiếp tục được di chuyển. Bên cạnh đó cầu còn có phần dành cho người đi bộ. 

Cầu sắt hỏa xa Bình Lợi đã có tuổi đời hơn trăm năm. Theo như ghi chép trong hồi ký Xứ Đông Dương, có thông tin cho rằng từ năm 1897 có 3 cây cầu được quyết định xây dựng là cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Tràng Tiền (Huế) và cầu Bình Lợi (Sài Gòn). Vậy ta có thể suy ra được rằng cầu Bình Lợi từ lâu đã bắt đầu được đào móng, xây dựng,… bởi hãng thầu Levallois và được khánh thành vào tháng 1 năm 1902.

Vào những năm 1960, trước cây cầu có một tấm bảng bằng đồng để ghi những thông tin liên quan đến cầu Bình Lợi. Nhưng bây giờ có lẽ nó đã bị phủ một lớp bụi thời gian khó có thể hồi phục lại như trạng thái ban đầu. Nơi đây còn là chỗ để mọi người ghé qua để hóng gió mỗi khi có thời gian, đồng thời cũng là nơi hẹn hò của nhiều bạn trẻ.

Thuở sơ khai, cầu đường sắt Bình Lợi được xây dựng bởi Pháp và được khánh thành vào năm 1902. Thời đó, hãng thầu Levallois Perret (tiền thân của hãng thầu này là công ty Compagnie des Etablissements Eiffel) đã chịu trách nhiệm thi công công trình này với thiết kế ước tính dài khoảng 276m bao gồm 6 nhịp với lớp gỗ dày được lót ở lòng cầu. Sở dĩ ý tưởng xây dựng cây cầu này được hình thành vì tổng thống Pháp Paul Doumer có tham vọng thực hiện dự án thực hiện tuyến đường sắt xuyên Việt, trong đó cầu đường sắt Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn cũng là điểm quan trọng trong dự án đó. Thậm chí, theo như chương trình hoạt động của toàn quyền Đông Dương còn nói rằng việc xây cầu, cảng là công cụ cần thiết để khai thác thuộc địa. 

Cầu được xây dựng với kết cấu vòm thép và đinh tán dùng để cố định và liên kết chúng lại với nhau. Đó là đoạn đường sắt và đường bộ đầu tiên được sinh ra ở Sài Gòn để di chuyển từ Sài Gòn đến miền Tây. Ngoài ra, vì độ tĩnh không thông thuyền chỉ 1.8m nên cầu có một nhịp quay ở phía bờ Thủ Đức để cho tàu thuyền qua lại.

Phía xa là cầu Bình Lợi
Không ảnh cầu Bình Lợi

Khi xây dựng cầu, những người giữ vị trí cấp cao trong việc chỉ huy xây dựng, chẳng hạn như tổng công trình sư, kỹ sư chính,… thì đều là người Pháp. Chỉ có thợ thuyền làm việc là người Việt Nam. Trong khi thực hiện việc thi công, mỗi khâu xây dựng đều đòi hỏi sự tỉ mỉ vô cùng lớn và cũng chứa đựng biết bao sự khổ cực. Trong đó, công việc ngồi trong thùng kín bằng kim loại được gọi là caisson để đào móng trụ là việc nguy hiểm nhất. Bởi vì công việc này đòi hỏi sự can đảm của người làm nghề, bản thân họ khi ngồi trong caisson sẽ được trang bị khí thở khi làm việc, mỗi ca làm sẽ khoảng 4 giờ. Vì thế lượng khí oxy cung cấp cho người ngồi trong caisson phải đảm bảo đủ dùng trong toàn bộ thời gian làm việc, tránh những vấn đề không đáng tiếc xảy ra.

Thời đó, người Pháp đánh giá cao tính thực dụng của cầu sắt Bình Lợi nên nguyên liệu để xây dựng cầu, ví dụ như thép xây dựng, toàn bộ đều được chuyển từ Pháp sang. Ngoài ra, những kỹ sư xây dựng cầu thời đó còn lập hồ sơ và ghi chú kỹ lưỡng công trình này để sau này, mọi người sẽ trùng tu cầu khi cần thiết, đúng quy trình và thời hạn cần trùng tu. 

Nguyên liệu xây cầu toàn bộ đều được chuyển từ Pháp sang
Cầu hỏa xa Bình Lợi cũ
Kỹ sư xây dựng cầu thời đó còn lập hồ sơ và ghi chú kỹ lưỡng để trùng tu khi cần

Theo ghi chép, các tàu ghe muốn đi qua gầm cầu Bình Lợi thì chỉ được hoạt động vào buổi đêm, tầm khoảng từ 2h đến 3h. Như vậy sẽ tránh việc quay nhịp cầu lên ảnh hưởng đến lưu thông xe cộ. 

Như nhiều người kể lại, khoảng năm 1942 – 1943 là thời gian đáng nhớ nhất của họ. Bởi vì lúc đó họ mới chỉ là những đứa trẻ được ba chở xuống cầu Bình Lợi để câu cá, uống nước, còn được ngắm xe lửa. Mà trẻ con thì đứa nào chẳng thích những thứ mới lạ, mỗi lần xe lửa chạy ngang qua là chúng đưa mắt dõi theo cho đến khi đoàn tàu khuất xa thì thôi. Nhiều người còn chứng kiến cảnh tàu ghe qua lại để chở gạo dưới gầm cầu, khi chở gạo qua đó, họ phải tuân thủ đúng giờ giấc của thời biểu đóng mở nhịp cầu.

Cũng phải nói thêm, cầu Bình Lợi đã trải qua biết bao nhiêu sóng gió nhưng vẫn đứng sừng sững giữa trời. Vào khoảng những năm 1945 khi Mỹ ném bom đường sắt để chặn đường đi của quân Nhật, nhiều cây cầu từ Nam chí Bắc đã bị ném bom tan nát nhưng cầu Bình Lợi lại không hề gặp phải vấn đề gì.

Cầu Bình Lợi dù đã trải qua biết bao nhiêu sóng gió nhưng vẫn đứng sừng sững giữa trời
Sự kiên cố của cầu Bình Lợi

Những người lớn tuổi đã từng sinh sống ở Sài Gòn vào những năm 1960 trở về trước còn nói rằng nếu người dân muốn đi từ hướng trung tâm Sài Gòn ra Thủ Đức, Đồng Nai thì sẽ đi qua cây cầu sắt Bình Lợi này. Trước khi cầu Bình Triệu được ra đời thì cầu Bình Lợi có nhiệm vụ kết nối giữa Sài Gòn ra Đồng Nai, từ Sài Gòn đến Bình Dương hoặc Sài Gòn đến Thủ Đức.

Cầu Bình Lợi còn là chứng nhân lịch sử của vụ đảo chính tổng thống Ngô Đình Diệm. Vì cầu Bình Lợi là đường duy nhất từ miền Đông về Sài Gòn nên khi cuộc đảo chính nổ ra, nhằm ngăn chặn quân cứu viện của tổng thống từ Biên Hòa vào, thuốc nổ đã được cài ở nhịp giữa cầu và cho nổ tung. Sau cuộc đảo chính, nhịp cầu giữa hoàn toàn bị hư hại, về sau nó được thay thế bằng thành cầu có hình chữ nhật. 

Chuyện về cầu Bình Lợi hẵng còn nhiều. Chẳng hạn như câu nói: “Đi nhảy cầu Bình Lợi” cũng có một giai thoại liên quan đến cầu Bình Lợi. Đó là sau năm 1937, Casino Grande Monde, còn gọi là sòng bạc Đại Thế Giới ra đời thì đã có biết bao nhiêu “con nợ” trót lao vào bài bạc đến nỗi phải túng quẫn, nhảy cầu Bình Lợi để thoát nợ. Vậy nên cầu Bình Lợi có liên quan đến chuyện nhảy cầu quả thật là một chuyện không mấy vui vẻ.

Cũng phải kể thêm, lý do tại sao ngày xưa Pháp lại chọn khu đất Đồng Ông Cộ để xây dựng cầu Bình Lợi thì không ai biết rõ. Chỉ có điều từ thời Sài Gòn thuở ban sơ, Đồng Ông Cộ là nơi khá rộng lớn, kéo dài từ Hàng Sanh cho đến khu Bình Hòa rồi tới cầu Bình Lợi. Rồi vùng đất đoạn Thủ Dầu Một lúc bấy giờ cũng được đánh giá là nơi phát triển. Chắc có lẽ vì vậy mà người Pháp chọn nơi này để xây cầu Bình Lợi với mục đích phát triển kinh tế cho sau này. Từ năm 1968 đến sau này, vùng đất xung quanh cầu Bình Lợi càng có nhiều người dân đến sinh sống nên nơi này ngày càng sầm uất và phát triển.

Đồng Ông Cộ là nơi khá rộng lớn, kéo dài từ Hàng Sanh cho đến khu Bình Hòa rồi tới cầu Bình Lợi

Theo như tập thơ Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca, Nguyễn Liên Phong cũng cũng đã viết một bài thơ để ca ngợi cầu Bình Lợi như sau:

Bình Lợi cầu sắt mới xây,

Đưa qua kéo lại máy quay nhẹ nhàng.

Một đường xe lửa rõ ràng,

Một đường xe ngựa, một đường người đi.

Bề trường kể hết uy nghi,

Hai trăm bảy chục sáu thì thước Tây

Bề hoành bảy thước hai tây,

So cầu Lục Tỉnh, cầu này lịch hơn.

Tháo dỡ cầu sắt Bình Lợi cũ

Đến năm 2015, cầu Bình Lợi mới được khởi công xây dựng để nối tiếp sứ mệnh phát triển kinh tế của cầu Bình Lợi cũ, kết thúc hơn 100 năm hoạt động không ngừng của nó. 

Theo như thiết kế của cầu Bình Lợi mới, cầu xe lửa mới có quy mô và tiêu chuẩn xây dựng cho phép tàu lửa chạy với tốc độ 100km/h. Chiều dài của cầu là 1.3km và tĩnh không cầu cao 7m. Cầu cũng được xây dựng bằng thép với đường sắt khổ 1.435mm. Nếu như quy mô của cầu Bình Lợi cũ là 6 nhịp thì cầu Bình Lợi mới có số nhịp cầu là 14. Dầm thép chính của cầu có thiết kế hình vòm cao đến 16m và nặng khoảng 400 tấn.

Đã có thông tin nói rằng sau khi cầu Bình Lợi mới được đưa vào hoạt động thì sẽ tháo dỡ cầu cũ. Tuy nhiên cầu đường sắt Bình Lợi có giá trị văn hóa lâu đời, mang trong mình sứ mệnh cao cả và cũng là hình ảnh quen thuộc của nhiều người dân khi xưa nên việc giữ lại một phần cầu đường sắt là điều cần thiết. Phần đầu cầu và một nhịp cầu quay, cùng với một tháp canh ở bờ sông quận Thủ Đức là những gì còn được giữ lại. Dù sao thì đây cũng là công trình được đầu tư kỹ càng bởi Pháp, chúng ta có thể sử dụng công trình này để nghiên cứu về ngành đường sắt nhằm phát triển lĩnh vực này sâu hơn, đó cũng là điều có ích cho kinh tế nước nhà.

Cầu Bình Lợi trước khi xây lại
Cầu Bình Lợi trên sông Saigon do Công ty Levallois-Perret xây dựng và khánh thành bởi ông Doumer năm 1902
Cầu Bình Lợi trên tuyến hóng mát vòng quanh Sài gòn – Chợ Lớn
Cầu Bình Lợi, kế tiếp phía trên là cầu Kinh Thanh Đa và xa thêm là cầu Sài Gòn
Cầu đường sắt Bình Lợi nằm trên tuyến đường sắt xuyên Việt
Mục tiêu số 98 – Cầu Bình Lợi, Sài Gòn

Về việc tháo dỡ hay bảo tồn cầu Bình Lợi cũ cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Có người thì cho rằng độ tĩnh không thông thuyền của cầu khá thấp, việc đó sẽ làm ảnh hưởng đến giao thông đường thủy. Vả lại có cây cầu Bình Lợi mới rồi nên cầu Bình Lợi cũ cũng không cần thiết. 

Cầu Bình Lợi năm 1951
Cầu Bình Lợi năm 1969
Sông Sài Gòn và cầu Bình Lợi

Tuy nhiên cũng có người nói rằng tuy việc phát triển kinh tế hiện đại hơn là điều cần thiết. Nhưng việc giữ lại cầu Bình Lợi cũ sẽ đồng nghĩa với việc giữ lại được một di tích lịch sử cho Sài Gòn để nhắc nhở chúng ta về những năm tháng huy hoàng của dân tộc ta. Vả lại cây cầu này còn có thể trở thành địa điểm tham quan, du lịch của thành phố. Thế thì chúng ta vẫn có thể phát triển kinh tế nhờ vào công trình xưa cũ này.

Đánh giá post

Viết một bình luận